Lính Triều Tiên vượt sông sang Trung Quốc tìm thức ăn
Tình trạng này đang đặt ra một “bài kiểm tra” đối với khả năng của Bắc Kinh trong mối quan hệ với Bình Nhưỡng
Một loạt vụ giết người do lính Triều Tiên gây ra bên kia biên giới giữa nước này với Trung Quốc đã khiến nhiều người dân Trung Quốc trong vùng phải rời bỏ nhà cửa. Theo hãng tin Bloomberg, tình trạng này đang đặt ra một “bài kiểm tra” đối với khả năng của Bắc Kinh trong việc quản lý đường biên giới dài 1.400 km với Triều Tiên, cũng như mối quan hệ với Bình Nhưỡng.
Thủ phạm gây ra tình trạng bạo lực gia tăng ở khu vực biên giới Trung Quốc-Triều Tiên chủ yếu là binh sỹ Triều Tiên, trong đó có lính bảo vệ vùng biên. Những vụ việc liên tiếp xảy ra trong mấy năm gần đây cho thấy sự tuyệt vọng gia tăng của những binh sỹ này dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Sau khi vượt biên sang Trung Quốc, những binh sỹ này ngoài tìm kiếm đồ ăn còn đánh cắp tiền.
“Trước đây, tiền hối lộ là một trong những nguồn thu nhập chính của các binh sỹ này. Nhưng sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền và siết chặt kiểm soát, họ khó nhận hối lộ hơn. Chính vì thế mà họ gia tăng phạm tội”, giáo sư Kang Dong Wan thuộc Đại học Dong-a ở Busan, Hàn Quốc, nhận định.
Tháng trước đã xảy ra một vụ 4 cư dân tại một ngôi làng vùng biên của Trung Quốc bị sát hại. Vụ việc đã khiến Trung Quốc lên tiếng phản đối với Triều Tiên, đe dọa căng thẳng giữa hai nước đồng minh lâu năm.
Kể từ khi lên nắm quyền, Kim Jong Un đã tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Năm 2013, Triều Tiên đã “qua mặt” Trung Quốc khi tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba. Cũng trong năm đó, Kim Jong Un thanh trừng Jang Song Thaek, người chú dượng quyền lực thân Trung Quốc.
Tháng 12 vừa rồi, một binh sỹ Triều Tiên đã bắn chết 4 cư dân ở làng Nanping của Trung Quốc thuộc khu vực biên giới giữa hai nước. Một quan chức địa phương nói rằng, mấy năm gần đây, đã có khoảng 20 người ở ngôi làng này bị người Triều Tiên sát hại.
Cũng theo vị quan chức trên, vì lo sợ, nhiều người ở Nanping đã phải rời bỏ ngôi làng nằm cách không xa một căn cứ quân sự của Triều Tiên này.
Vào mùa đông, con sông Tumen gần làng Nanping đóng băng, cho phép người Triều Tiên có thể đi bộ qua sông để vào làng. Chuyện lính Triều Tiên vượt sông vào làng Nanping xin thức ăn đã không còn là chuyện hiếm.
Vụ tấn công tháng 12 xảy ra sau khi 3 người trong cùng một gia đình bị sát hại trong một vụ tấn công tương tự khác vào tháng 9. Khi đó, một người dân thường Triều Tiên tới làng Nanping, giết 3 người làng để cướp số tiền 500 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 81 USD.
Triều Tiên từ lâu đã ở trong tình trạng thiếu lương thực-thực phẩm. Trong nạn đói xảy ra hồi thập niên 1990, đã có tới 1,1 triệu người nước này chết vì không có đủ cái ăn - theo ước tính của Hàn Quốc. Giới quan chức và quân đội nước này được cung cấp thực phẩm đầy đủ hơn dân thường, nhưng việc tiếp tế tới những khu vực xa xôi như ở biên giới gặp nhiều khó khăn.
“Những đơn vị quân đội ở xa hoặc ít có ảnh hưởng được nhận ít đồ ăn hơn. Tình trạng này sẽ ngày càng tệ. Ước tính có khoảng 2 triệu người Triều Tiên hiện vẫn không có đủ lương thực, cho dù nguy cơ chết vì đói đã không còn”, nhà nghiên cứu Kwon Tae Jin thuộc viện nghiên cứu GS&J ở Seoul phát biểu.
Trong một báo cáo hồi tháng 6 năm ngoái, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nói, hiện có khoảng 70% người Triều Tiên không có đủ lương thực, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 40% vào năm 2024 do tỷ lệ tăng dân số thấp. Theo USDA, Triều Tiên hiện là nước có an ninh lương thực bấp bênh thứ nhì châu Á, sau Afghanistan.
Thủ phạm gây ra tình trạng bạo lực gia tăng ở khu vực biên giới Trung Quốc-Triều Tiên chủ yếu là binh sỹ Triều Tiên, trong đó có lính bảo vệ vùng biên. Những vụ việc liên tiếp xảy ra trong mấy năm gần đây cho thấy sự tuyệt vọng gia tăng của những binh sỹ này dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Sau khi vượt biên sang Trung Quốc, những binh sỹ này ngoài tìm kiếm đồ ăn còn đánh cắp tiền.
“Trước đây, tiền hối lộ là một trong những nguồn thu nhập chính của các binh sỹ này. Nhưng sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền và siết chặt kiểm soát, họ khó nhận hối lộ hơn. Chính vì thế mà họ gia tăng phạm tội”, giáo sư Kang Dong Wan thuộc Đại học Dong-a ở Busan, Hàn Quốc, nhận định.
Tháng trước đã xảy ra một vụ 4 cư dân tại một ngôi làng vùng biên của Trung Quốc bị sát hại. Vụ việc đã khiến Trung Quốc lên tiếng phản đối với Triều Tiên, đe dọa căng thẳng giữa hai nước đồng minh lâu năm.
Kể từ khi lên nắm quyền, Kim Jong Un đã tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Năm 2013, Triều Tiên đã “qua mặt” Trung Quốc khi tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba. Cũng trong năm đó, Kim Jong Un thanh trừng Jang Song Thaek, người chú dượng quyền lực thân Trung Quốc.
Tháng 12 vừa rồi, một binh sỹ Triều Tiên đã bắn chết 4 cư dân ở làng Nanping của Trung Quốc thuộc khu vực biên giới giữa hai nước. Một quan chức địa phương nói rằng, mấy năm gần đây, đã có khoảng 20 người ở ngôi làng này bị người Triều Tiên sát hại.
Cũng theo vị quan chức trên, vì lo sợ, nhiều người ở Nanping đã phải rời bỏ ngôi làng nằm cách không xa một căn cứ quân sự của Triều Tiên này.
Vào mùa đông, con sông Tumen gần làng Nanping đóng băng, cho phép người Triều Tiên có thể đi bộ qua sông để vào làng. Chuyện lính Triều Tiên vượt sông vào làng Nanping xin thức ăn đã không còn là chuyện hiếm.
Vụ tấn công tháng 12 xảy ra sau khi 3 người trong cùng một gia đình bị sát hại trong một vụ tấn công tương tự khác vào tháng 9. Khi đó, một người dân thường Triều Tiên tới làng Nanping, giết 3 người làng để cướp số tiền 500 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 81 USD.
Triều Tiên từ lâu đã ở trong tình trạng thiếu lương thực-thực phẩm. Trong nạn đói xảy ra hồi thập niên 1990, đã có tới 1,1 triệu người nước này chết vì không có đủ cái ăn - theo ước tính của Hàn Quốc. Giới quan chức và quân đội nước này được cung cấp thực phẩm đầy đủ hơn dân thường, nhưng việc tiếp tế tới những khu vực xa xôi như ở biên giới gặp nhiều khó khăn.
“Những đơn vị quân đội ở xa hoặc ít có ảnh hưởng được nhận ít đồ ăn hơn. Tình trạng này sẽ ngày càng tệ. Ước tính có khoảng 2 triệu người Triều Tiên hiện vẫn không có đủ lương thực, cho dù nguy cơ chết vì đói đã không còn”, nhà nghiên cứu Kwon Tae Jin thuộc viện nghiên cứu GS&J ở Seoul phát biểu.
Trong một báo cáo hồi tháng 6 năm ngoái, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nói, hiện có khoảng 70% người Triều Tiên không có đủ lương thực, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 40% vào năm 2024 do tỷ lệ tăng dân số thấp. Theo USDA, Triều Tiên hiện là nước có an ninh lương thực bấp bênh thứ nhì châu Á, sau Afghanistan.