Lời qua tiếng lại vì khủng hoảng nợ Hy Lạp
Liên minh Châu Âu (EU) đang phải trải qua “bài kiểm tra” khắc nghiệt nhất trong nhiều năm trở lại đây
Giữa lúc Hy Lạp đang bị đẩy dần tới chân tường của khủng hoảng nợ công và cần tới một bàn tay chìa ra từ phía Liên minh châu Âu (EU), các nhà làm luật ở Berlin đã khiến Athens thất vọng khi gợi ý: nếu muốn có tiền, tại sao Hy Lạp không bán bớt đi vài hòn đảo?
Tờ Washington Post cho biết, ý tưởng trên được phía Đức đưa ra vài ngày sau khi các nhà lãnh đạo Athens có những lời lẽ không mấy dễ chịu khi “phản pháo” lại sự chỉ trích của Berlin đối với thói quen chi tiêu bị xem là "hoang phí" của Chính phủ Hy Lạp.
Khi đó, Phó thủ tướng Hy Lạp Theodoros Pangalos tuyên bố, Đức có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp bằng cách trả lại số vàng bạc mà quân đội Đức quốc xã đã chiếm giữ trong thời gian chiến tranh. “Họ đã lấy đi của cải của Hy Lạp mà chẳng thấy đem trả lại. Trong tương lai, sẽ đến lúc chúng tôi phải nói tới chuyện này”, ông Pangalos nói.
TheoWashington Post, lời qua tiếng lại gay gắt giữa Hy Lạp và Đức trong mấy tuần gần đây là bằng chứng cho thấy rõ nét sự chia rẽ đang ngày càng sâu sắc trong nội bộ EU, một liên minh đang phải đối đầu với hàng loạt vấn đề kinh tế và ngoại giao. Có thể nói, liên minh gồm 27 thành viên này hiện đang phải trải qua “bài kiểm tra” khắc nghiệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Vài tuần qua, EU đã tranh cãi gay gắt xung quanh việc lựa chọn các nhà ngoại giao cao cấp làm việc tại nước ngoài, đồng thời chẳng thể đạt được một thỏa thuận nào quanh việc cứu hay không cứu Hy Lạp.
Các nhà chuyên môn cho rằng, những vết rạn trong quan hệ EU có thể gia tăng áp lực đối với thị trường tiền tệ và trái phiếu toàn cầu, cản trở sự mở rộng của khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), và tác động bất lợi tới những nỗ lực của EU trong việc gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Không chỉ có vậy, những mâu thuẫn trên còn đe dọa vô hiệu hóa những nỗ lực của Mỹ nhằm hợp tác với EU để giải quyết những vấn đề đã tồn tại từ lâu, như thâm hụt ngân sách của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato), hay những vấn đề mới hơn như thiết lập những quy tắc chung toàn cầu về quản lý thị trường tài chính sau cuộc khủng hoảng vừa qua
“Sự ra đời và mở rộng của EU là một trong những thành tựu lớn nhất của châu Âu. Nhưng giờ đây, sự bất đồng chính kiến trong nội bộ EU và việc các nước trong liên minh không thể thống nhất được cách giải quyết những thách thức kinh tế và xã hội, đang xói mòn địa vị của EU và có khả năng đưa khối này vào một thời kỳ đi xuống”, ông Simon Tilford, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Trung tâm Cải cách châu Âu có trụ sở tại London, nhận định.
Những rắc rối về nợ công ở Hy Lạp đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 11 năm của đồng Euro. Tuy nhiên, sau nhiều tuần đàm phán, các nước EU vẫn chưa thể đi tới một quyết định cuối cùng về việc giải cứu quốc gia thành viên này. Được xem là “anh cả” của EU, Đức không muốn giúp Hy Lạp vì cho rằng, Athens đã tự gây ra cho họ kết cục ngày hôm nay bằng con đường chi tiêu không tính toán, không kiểm soát nổi nạn trốn thuế, và có tiếng là thường cung cấp những số liệu thống kê kinh tế sai lệch.
Các nước trong EU vẫn tin tưởng rằng Đức là nước đi đầu trong bất kỳ kế hoạch giải cứu nào, nếu có, dành cho Hy Lạp. Tuy nhiên, do phải đối mặt với các áp lực chính trị trong nước, tuần trước, Berlin đã khiến nhiều “láng giềng” phải sửng sốt khi tuyên bố rằng Hy Lạp nên tìm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Không chỉ làm cho các nước trong Eurozone cảm thấy “sốc”, động thái này của Đức còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Pháp, một nước “đàn anh” khác của EU.
Thái độ của Đức xung quanh vấn đề Hy Lạp thực chất còn phản ánh sự phải đối gay gắt của dư luận Đức đối với việc giúp đỡ các nước thành viên “ốm yếu” trong Eurozone. Đồng thời, điều này còn cho thấy, trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra trong tuần này, các nhà lãnh đạo EU khó mà đạt được thỏa thuận việc cứu Hy Lạp. Đồng Euro đang giảm giá mạnh so với USD vì dự báo này.
Tờ Washington Post cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã làm lộ diện những mâu thuẫn lớn khác đã tồn tại bấy lâu trong EU. Tuần trước, Đức và Pháp đã có cuộc tranh cãi xung quanh khoản thặng dư thương mại khổng lồ của Đức với phần còn lại của EU. Theo giới phân tích, tranh cãi này cần phải được giải quyết, nếu không sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự ổn định dài hạn của đồng Euro. Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde đầu tuần trước gợi ý rằng, người tiêu dùng Đức cần phải mở ví nhiều hơn đối với hàng hóa đến từ các nước EU khác.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Rainer Bruederle ngay lập tức “phản pháo”: “Đối với những quốc gia trước đây sống nhờ vào các chương trình phúc lợi mà chẳng chú ý tới năng lực cạnh tranh của mình, việc đổ lỗi cho nước khác là điều dễ hiểu về phương diện chính trị, nhưng vẫn là không hợp lý”, ông Bruederle phát biểu.
Việc gia nhập Eurozone đã giúp thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra một “tấm đệm giảm xóc” cho các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Hy Lạp trước cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế hàng đầu cho rằng, việc các nước này giờ không thể phá giá đồng tiền để tăng sức cạnh tranh chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm tăng trưởng kinh tế kéo dài. Tình trạng này có thể khiến các nước trên phải gánh chịu mức thất nghiệp cao, tiền lương đình trệ và tỷ lệ đói nghèo gia tăng trong nhiều năm tới, và khiến họ phải cân nhắc xem liệu có nên tiếp tục ở trong Eurozone hay không.
Cùng lúc, Đức cũng tìm cách loại bỏ một số quốc gia khỏi “câu lạc bộ” Euro nếu các quốc gia đó không chịu tuân thủ các quy định ngặt nghèo của khối dành cho lĩnh vực tài chính công.
Vì thế, sự nghi ngờ về một châu Âu với độ nhất thể hóa cao hơn đang gia tăng. Ở Anh - quốc gia thay vì gia nhập Eurozone vẫn sử dụng đồng tiền riêng của mình là đồng Bảng - các chính trị gia đã lấy cuộc khủng hoảng Hy Lạp để làm bằng chứng nhằm chứng minh vì sao họ không nên “dính dáng” gì tới đồng Euro.
Căng thẳng giữa Anh và Eurozone do vậy cũng leo thang. Pháp hiện đang dẫn đầu những nỗ lực nhằm áp đặt những quy định mới đối với các quỹ đầu cơ ở London, và đây được xem là một trận chiến nhằm vào ngành dịch vụ tài chính khổng lồ của xứ sở sương mù. Đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử sắp diễn ra, đảng Bảo thủ của Anh đã cam kết với cử tri rằng, họ sẽ trưng cầu dân ý trước khi bỏ phiếu thông qua bất kỳ một quy định nào cho phép gia tăng quyền lực của EU.
Những mâu thuẫn của EU không chỉ nằm ở lĩnh vực kinh tế. Vài tháng trước, EU phê chuẩn Hiệp ước Lisbon, một văn kiện nhằm mục tiêu thắt chặt sự nhất thể hóa khu vực. Trong đó, EU sẽ lựa chọn một đại diện cao cấp về đối ngoại và chính sách an ninh - vị trí được coi là bộ trưởng bộ ngoại giao, và người được chọn là bà Catherine Margaret Ashton. Tuy nhiên, việc thành lập lại ngoại giao đoàn gồm 5.000 thành viên của EU hiện nay vẫn bế tắc do những cuộc tranh cãi nảy lửa xung quanh vấn đề lựa chọn các nhà ngoại giao cấp cao để đại diện cho lợi ích của khối.
Mặc dù vậy, các nhà lãnh đạo EU tỏ ra không xem nặng những mâu thuẫn nội bộ gần đây của họ. Một số người cho rằng, những vết rạn xuất hiện khi Đại diện cao cấp về đối ngoại và chính sách an ninh Catherine Margaret Ashton và tân Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy chẳng qua cũng không khác gì những tranh cãi ở nước Mỹ khi thay đổi chính quyền tổng thống.
Tờ Washington Post cho biết, ý tưởng trên được phía Đức đưa ra vài ngày sau khi các nhà lãnh đạo Athens có những lời lẽ không mấy dễ chịu khi “phản pháo” lại sự chỉ trích của Berlin đối với thói quen chi tiêu bị xem là "hoang phí" của Chính phủ Hy Lạp.
Khi đó, Phó thủ tướng Hy Lạp Theodoros Pangalos tuyên bố, Đức có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp bằng cách trả lại số vàng bạc mà quân đội Đức quốc xã đã chiếm giữ trong thời gian chiến tranh. “Họ đã lấy đi của cải của Hy Lạp mà chẳng thấy đem trả lại. Trong tương lai, sẽ đến lúc chúng tôi phải nói tới chuyện này”, ông Pangalos nói.
TheoWashington Post, lời qua tiếng lại gay gắt giữa Hy Lạp và Đức trong mấy tuần gần đây là bằng chứng cho thấy rõ nét sự chia rẽ đang ngày càng sâu sắc trong nội bộ EU, một liên minh đang phải đối đầu với hàng loạt vấn đề kinh tế và ngoại giao. Có thể nói, liên minh gồm 27 thành viên này hiện đang phải trải qua “bài kiểm tra” khắc nghiệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Vài tuần qua, EU đã tranh cãi gay gắt xung quanh việc lựa chọn các nhà ngoại giao cao cấp làm việc tại nước ngoài, đồng thời chẳng thể đạt được một thỏa thuận nào quanh việc cứu hay không cứu Hy Lạp.
Các nhà chuyên môn cho rằng, những vết rạn trong quan hệ EU có thể gia tăng áp lực đối với thị trường tiền tệ và trái phiếu toàn cầu, cản trở sự mở rộng của khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), và tác động bất lợi tới những nỗ lực của EU trong việc gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Không chỉ có vậy, những mâu thuẫn trên còn đe dọa vô hiệu hóa những nỗ lực của Mỹ nhằm hợp tác với EU để giải quyết những vấn đề đã tồn tại từ lâu, như thâm hụt ngân sách của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato), hay những vấn đề mới hơn như thiết lập những quy tắc chung toàn cầu về quản lý thị trường tài chính sau cuộc khủng hoảng vừa qua
“Sự ra đời và mở rộng của EU là một trong những thành tựu lớn nhất của châu Âu. Nhưng giờ đây, sự bất đồng chính kiến trong nội bộ EU và việc các nước trong liên minh không thể thống nhất được cách giải quyết những thách thức kinh tế và xã hội, đang xói mòn địa vị của EU và có khả năng đưa khối này vào một thời kỳ đi xuống”, ông Simon Tilford, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Trung tâm Cải cách châu Âu có trụ sở tại London, nhận định.
Những rắc rối về nợ công ở Hy Lạp đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 11 năm của đồng Euro. Tuy nhiên, sau nhiều tuần đàm phán, các nước EU vẫn chưa thể đi tới một quyết định cuối cùng về việc giải cứu quốc gia thành viên này. Được xem là “anh cả” của EU, Đức không muốn giúp Hy Lạp vì cho rằng, Athens đã tự gây ra cho họ kết cục ngày hôm nay bằng con đường chi tiêu không tính toán, không kiểm soát nổi nạn trốn thuế, và có tiếng là thường cung cấp những số liệu thống kê kinh tế sai lệch.
Các nước trong EU vẫn tin tưởng rằng Đức là nước đi đầu trong bất kỳ kế hoạch giải cứu nào, nếu có, dành cho Hy Lạp. Tuy nhiên, do phải đối mặt với các áp lực chính trị trong nước, tuần trước, Berlin đã khiến nhiều “láng giềng” phải sửng sốt khi tuyên bố rằng Hy Lạp nên tìm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Không chỉ làm cho các nước trong Eurozone cảm thấy “sốc”, động thái này của Đức còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Pháp, một nước “đàn anh” khác của EU.
Thái độ của Đức xung quanh vấn đề Hy Lạp thực chất còn phản ánh sự phải đối gay gắt của dư luận Đức đối với việc giúp đỡ các nước thành viên “ốm yếu” trong Eurozone. Đồng thời, điều này còn cho thấy, trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra trong tuần này, các nhà lãnh đạo EU khó mà đạt được thỏa thuận việc cứu Hy Lạp. Đồng Euro đang giảm giá mạnh so với USD vì dự báo này.
Tờ Washington Post cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã làm lộ diện những mâu thuẫn lớn khác đã tồn tại bấy lâu trong EU. Tuần trước, Đức và Pháp đã có cuộc tranh cãi xung quanh khoản thặng dư thương mại khổng lồ của Đức với phần còn lại của EU. Theo giới phân tích, tranh cãi này cần phải được giải quyết, nếu không sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự ổn định dài hạn của đồng Euro. Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde đầu tuần trước gợi ý rằng, người tiêu dùng Đức cần phải mở ví nhiều hơn đối với hàng hóa đến từ các nước EU khác.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Rainer Bruederle ngay lập tức “phản pháo”: “Đối với những quốc gia trước đây sống nhờ vào các chương trình phúc lợi mà chẳng chú ý tới năng lực cạnh tranh của mình, việc đổ lỗi cho nước khác là điều dễ hiểu về phương diện chính trị, nhưng vẫn là không hợp lý”, ông Bruederle phát biểu.
Việc gia nhập Eurozone đã giúp thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra một “tấm đệm giảm xóc” cho các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Hy Lạp trước cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế hàng đầu cho rằng, việc các nước này giờ không thể phá giá đồng tiền để tăng sức cạnh tranh chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm tăng trưởng kinh tế kéo dài. Tình trạng này có thể khiến các nước trên phải gánh chịu mức thất nghiệp cao, tiền lương đình trệ và tỷ lệ đói nghèo gia tăng trong nhiều năm tới, và khiến họ phải cân nhắc xem liệu có nên tiếp tục ở trong Eurozone hay không.
Cùng lúc, Đức cũng tìm cách loại bỏ một số quốc gia khỏi “câu lạc bộ” Euro nếu các quốc gia đó không chịu tuân thủ các quy định ngặt nghèo của khối dành cho lĩnh vực tài chính công.
Vì thế, sự nghi ngờ về một châu Âu với độ nhất thể hóa cao hơn đang gia tăng. Ở Anh - quốc gia thay vì gia nhập Eurozone vẫn sử dụng đồng tiền riêng của mình là đồng Bảng - các chính trị gia đã lấy cuộc khủng hoảng Hy Lạp để làm bằng chứng nhằm chứng minh vì sao họ không nên “dính dáng” gì tới đồng Euro.
Căng thẳng giữa Anh và Eurozone do vậy cũng leo thang. Pháp hiện đang dẫn đầu những nỗ lực nhằm áp đặt những quy định mới đối với các quỹ đầu cơ ở London, và đây được xem là một trận chiến nhằm vào ngành dịch vụ tài chính khổng lồ của xứ sở sương mù. Đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử sắp diễn ra, đảng Bảo thủ của Anh đã cam kết với cử tri rằng, họ sẽ trưng cầu dân ý trước khi bỏ phiếu thông qua bất kỳ một quy định nào cho phép gia tăng quyền lực của EU.
Những mâu thuẫn của EU không chỉ nằm ở lĩnh vực kinh tế. Vài tháng trước, EU phê chuẩn Hiệp ước Lisbon, một văn kiện nhằm mục tiêu thắt chặt sự nhất thể hóa khu vực. Trong đó, EU sẽ lựa chọn một đại diện cao cấp về đối ngoại và chính sách an ninh - vị trí được coi là bộ trưởng bộ ngoại giao, và người được chọn là bà Catherine Margaret Ashton. Tuy nhiên, việc thành lập lại ngoại giao đoàn gồm 5.000 thành viên của EU hiện nay vẫn bế tắc do những cuộc tranh cãi nảy lửa xung quanh vấn đề lựa chọn các nhà ngoại giao cấp cao để đại diện cho lợi ích của khối.
Mặc dù vậy, các nhà lãnh đạo EU tỏ ra không xem nặng những mâu thuẫn nội bộ gần đây của họ. Một số người cho rằng, những vết rạn xuất hiện khi Đại diện cao cấp về đối ngoại và chính sách an ninh Catherine Margaret Ashton và tân Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy chẳng qua cũng không khác gì những tranh cãi ở nước Mỹ khi thay đổi chính quyền tổng thống.