Mạng xã hội vào “tầm ngắm” Luật Báo chí
Quy định về trang tin điện tử tổng hợp và thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội đã được đưa vào dự thảo
Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) mới nhất đã có quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp và thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội.
Đây là thông tin được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết tại dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) vừa được gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Đã có thay đổi
Trước đó, tại phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc có đưa trang thông tin điện tử và mạng xã hội vào phạm vi điều chỉnh của luật hay không đã được tranh luận rất sôi nổi.
Khi đó, quan điểm tại dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật là trang thông tin điện tử và trang mạng xã hội tiếp tục để văn bản về quản lý mạng Internet điều chỉnh.
Đó là Nghị định số 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và nghị định số 174 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Lý do không đưa trang thông tin điện tử và mạng xã hội vào phạm vi điều chỉnh được lý giải là khác với những sản phẩm trên, trang mạng xã hội hoạt động trong môi trường ảo, thường không có người chịu trách nhiệm, đồng thời người viết và tham gia bình luận thường cũng chỉ sử dụng biệt danh, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và truyền thông không cấp phép, cũng không quản lý các trang mạng xã hội này, mà chỉ quản lý đơn vị cung cấp dịch vụ mạng.
Còn trang thông tin điện tử tổng hợp không phải do cơ quan, tổ chức sáng tạo nội dung tin, bài mà lấy thông tin từ các báo, biên tập lại và phát hành trên mạng.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội và một số vị uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, không thể lấy lý do trang thông tin điện tử và truyền thông xã hội không phải là báo chí để không điều chỉnh tại dự thảo luật.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son khi đó rất kiên trì quan điểm, Luật Báo chí chỉ quản các loại hình báo chí, còn các loại hình khác thì có Nghị định 72 quản. Nếu đưa trang thông tin điện tử vào đây thì vô hình chung thừa nhận truyền thông xã hội là báo chí.
Nhưng sau phiên họp này, dự thảo báo cáo tiếp thu giải trình dự án luật mới đã có thay đổi.
Bổ sung quy định
Tại đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lập luận, ở Việt Nam, báo chí là sản phẩm thông tin do cơ quan báo chí thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh báo chí còn có một số sản phẩm thông tin có tính chất báo chí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện như đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.
Những hình thức thông tin này hiện đang được sử dụng phổ biến, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và là kênh quan trọng để người dân thể hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của mình, báo cáo nêu rõ.
Theo Uỷ ban Thường vụ, trang thông tin điện tử tổng hợp không được tự sản xuất nội dung tin, bài mà lấy tin từ các báo và truyền dẫn trên môi trường mạng, còn mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin, trong đó có một số thông tin có tính chất báo chí. Mạng xã hội hoạt động trong môi trường ảo, thường không có người chịu trách nhiệm, đồng thời người viết và tham gia bình luận thường cũng chỉ sử dụng biệt danh, báo cáo nêu sự khác biệt.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ rõ, hiện tại cơ quan quản lý nhà nước về báo chí mới chỉ cấp giấy phép hoạt động đối với mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
Để đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các sản phẩm thông tin trên, tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung một số quy định tương ứng phù hợp với đặc điểm của trang thông tin điện tử tổng hợp và thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội vào dự thảo luật.
Theo dự thảo luật, trang thông tin điện tử tổng hợp phải trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan báo chí; thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
Cơ quan, tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải gỡ bỏ ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thông tin được trích dẫn gỡ bỏ nội dung thông tin đó
Dự thảo luật cũng quy định người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam khi đăng thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp phải tuân thủ các quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan của Việt Nam.
Đây là thông tin được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết tại dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) vừa được gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Đã có thay đổi
Trước đó, tại phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc có đưa trang thông tin điện tử và mạng xã hội vào phạm vi điều chỉnh của luật hay không đã được tranh luận rất sôi nổi.
Khi đó, quan điểm tại dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật là trang thông tin điện tử và trang mạng xã hội tiếp tục để văn bản về quản lý mạng Internet điều chỉnh.
Đó là Nghị định số 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và nghị định số 174 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Lý do không đưa trang thông tin điện tử và mạng xã hội vào phạm vi điều chỉnh được lý giải là khác với những sản phẩm trên, trang mạng xã hội hoạt động trong môi trường ảo, thường không có người chịu trách nhiệm, đồng thời người viết và tham gia bình luận thường cũng chỉ sử dụng biệt danh, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và truyền thông không cấp phép, cũng không quản lý các trang mạng xã hội này, mà chỉ quản lý đơn vị cung cấp dịch vụ mạng.
Còn trang thông tin điện tử tổng hợp không phải do cơ quan, tổ chức sáng tạo nội dung tin, bài mà lấy thông tin từ các báo, biên tập lại và phát hành trên mạng.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội và một số vị uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, không thể lấy lý do trang thông tin điện tử và truyền thông xã hội không phải là báo chí để không điều chỉnh tại dự thảo luật.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son khi đó rất kiên trì quan điểm, Luật Báo chí chỉ quản các loại hình báo chí, còn các loại hình khác thì có Nghị định 72 quản. Nếu đưa trang thông tin điện tử vào đây thì vô hình chung thừa nhận truyền thông xã hội là báo chí.
Nhưng sau phiên họp này, dự thảo báo cáo tiếp thu giải trình dự án luật mới đã có thay đổi.
Bổ sung quy định
Tại đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lập luận, ở Việt Nam, báo chí là sản phẩm thông tin do cơ quan báo chí thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh báo chí còn có một số sản phẩm thông tin có tính chất báo chí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện như đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.
Những hình thức thông tin này hiện đang được sử dụng phổ biến, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và là kênh quan trọng để người dân thể hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của mình, báo cáo nêu rõ.
Theo Uỷ ban Thường vụ, trang thông tin điện tử tổng hợp không được tự sản xuất nội dung tin, bài mà lấy tin từ các báo và truyền dẫn trên môi trường mạng, còn mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin, trong đó có một số thông tin có tính chất báo chí. Mạng xã hội hoạt động trong môi trường ảo, thường không có người chịu trách nhiệm, đồng thời người viết và tham gia bình luận thường cũng chỉ sử dụng biệt danh, báo cáo nêu sự khác biệt.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ rõ, hiện tại cơ quan quản lý nhà nước về báo chí mới chỉ cấp giấy phép hoạt động đối với mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
Để đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các sản phẩm thông tin trên, tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung một số quy định tương ứng phù hợp với đặc điểm của trang thông tin điện tử tổng hợp và thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội vào dự thảo luật.
Theo dự thảo luật, trang thông tin điện tử tổng hợp phải trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan báo chí; thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
Cơ quan, tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải gỡ bỏ ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thông tin được trích dẫn gỡ bỏ nội dung thông tin đó
Dự thảo luật cũng quy định người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam khi đăng thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp phải tuân thủ các quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan của Việt Nam.