Mếu dở với các “suất ngoại giao” địa ốc
Khi thị trường bất động sản vẫn chưa hết khó khăn thì những "suất ngoại giao" càng làm đau đầu các chủ nhân của nó
“Vừa rồi chánh văn phòng một tập đoàn xây dựng có gọi điện cho tôi báo rằng, anh có tên trong danh sách mua nhà “ngoại giao” đợt này đấy. Vài năm trước, chắc chắn tôi đã có được dăm bảy trăm triệu tiền chênh nếu bán trao tay cho một người khác”.
Đó là chia sẻ của anh T., một cán bộ đang công tác trong ngành thanh tra tại Hà Nội khi vị này được diện ưu ái mua nhà dự án của tập đoàn nói trên. Tuy nhiên, thay vì đón nhận hồ hởi, một tiếng thở dài kèm theo lời cảm ơn đầy miễn cưỡng rằng “các anh có thể nhường suất đó cho người khác”.
Trường hợp kể trên là một trong số hàng nghìn cán bộ, công chức trên khắp cả nước thuộc diện được ưu ái mua nhà dự án của các chủ đầu tư mà dư luận vẫn quen gọi là “suất ngoại giao”. Phần lớn những người được mua nhà kiểu này đều là những người có địa vị trong xã hội, có quan hệ ít nhiều với chủ đầu tư, song phần lớn trong số đó đều là những người đã có nhà cửa đàng hoàng. Chính vì thế, vào thời điểm thị trường bất động sản đang sốt nóng như vài ba năm trước, một “suất ngoại giao” như vậy có thể đem lại cho chủ nhân của nó một khoản tiền chênh kha khá, từ một hai trăm triệu cho đến tiền tỷ, tùy giá trị của “suất” cũng như cả dự án đó.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản trên đường Trần Thái Tông (Hà Nội) cho biết, tại sàn của ông hiện vẫn còn đến gần 20 trường hợp gửi bán tại sàn từ cuối năm 2011 dưới dạng các suất ngoại giao, chưa vào tên khách hàng.
Toàn bộ số căn hộ nói trên đều thuộc dự án khu đô thị Dương Nội do tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư. Ngoài ra còn có một số "suất ngoại giao là biệt thự, đất phân lô tại Vân Canh cũng đang được chào bán tại sàn này với giá giảm từ 1 - 2 triệu đồng/m2.
Do quen biết với chủ đầu tư, họ đã được ưu tiên đăng ký mua nhà với giá gốc do chủ đầu tư đưa ra tại thời điểm đầu năm 2011 là 24 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, gần một năm nay, thị trường lao dốc, giá căn hộ giảm liên tục đã khiến họ không còn “đoái hoài” gì đến suất ngoại giao đó nữa, dù tiền đã đóng được khá nhiều. Cho nên, trường hợp anh T. nói trên vẫn còn được xem là… may mắn nhiều.
Cùng với một số nhà đầu tư, lướt sóng khác, các suất ngoại giao nói trên hiện được rao bán với giá từ 18 - 20 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không nhiều người hỏi mua.
“Không ai ngờ thị trường xuống nhanh như vậy. Còn nhớ vào thời điểm cuối năm 2010, khi được mua nhà từ chủ đầu tư đã có người trả chênh lên tới 80 triệu đồng nhưng tôi bán. Rốt cuộc là giờ bán lỗ gần 300 triệu đồng cũng khó”, chủ nhân một “suất ngoại giao” than vãn.
Còn ở góc độ chủ đầu tư, việc lên danh sách các “suất ngoại giao” dường như là “một phần tất yếu’ đối với bất kỳ một dự án nào, và được họ thực hiện từ nhiều năm trước. Cho dù ngày càng nhiều chủ nhân từ chối nhận phần quà này, song họ cũng không thể giảm giá nhiều đối với các suất thuộc diện trên.
“Nếu họ đồng ý mua nhà, chúng tôi chỉ có thể đưa họ vào danh sách khách hàng mua nhà trúng xe ôtô, chứ không thể giảm giá được vì nếu biết các khách hàng khác sẽ kiện, dự án coi như phá sản, đổ bể ngay”, chủ một dự án trên đường Xuân Thủy (Hà Nội) cho hay.
Nhưng, trong bối cảnh thường bất động sản khó khăn như hiện nay, nguồn tài chính ngày càng bị thít chặt, thì ngay cả phần quà là một chiếc xe hơi cũng khó có thể khiến nhiều chủ nhân của các “suất ngoại giao” nổi lòng tham.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của VnEconomy, trường hợp từ chối các suất ngoại giao hay việc “mắc cạn” của các chủ nhân hiện chiếm tỷ lệ không nhỏ tại hầu hết các dự án trên địa bàn Hà Nội. Thay vì hớn hở đón nhận như trước đây, nhiều chủ nhân của các “suất ngoại giao” đang khóc dở, mếu dở với chính những món quà đã từng là niềm mơ ước của không ít người phải chạy đôn chạy đáo tìm mua nhà giá gốc như trước đây.
Đó là chia sẻ của anh T., một cán bộ đang công tác trong ngành thanh tra tại Hà Nội khi vị này được diện ưu ái mua nhà dự án của tập đoàn nói trên. Tuy nhiên, thay vì đón nhận hồ hởi, một tiếng thở dài kèm theo lời cảm ơn đầy miễn cưỡng rằng “các anh có thể nhường suất đó cho người khác”.
Trường hợp kể trên là một trong số hàng nghìn cán bộ, công chức trên khắp cả nước thuộc diện được ưu ái mua nhà dự án của các chủ đầu tư mà dư luận vẫn quen gọi là “suất ngoại giao”. Phần lớn những người được mua nhà kiểu này đều là những người có địa vị trong xã hội, có quan hệ ít nhiều với chủ đầu tư, song phần lớn trong số đó đều là những người đã có nhà cửa đàng hoàng. Chính vì thế, vào thời điểm thị trường bất động sản đang sốt nóng như vài ba năm trước, một “suất ngoại giao” như vậy có thể đem lại cho chủ nhân của nó một khoản tiền chênh kha khá, từ một hai trăm triệu cho đến tiền tỷ, tùy giá trị của “suất” cũng như cả dự án đó.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản trên đường Trần Thái Tông (Hà Nội) cho biết, tại sàn của ông hiện vẫn còn đến gần 20 trường hợp gửi bán tại sàn từ cuối năm 2011 dưới dạng các suất ngoại giao, chưa vào tên khách hàng.
Toàn bộ số căn hộ nói trên đều thuộc dự án khu đô thị Dương Nội do tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư. Ngoài ra còn có một số "suất ngoại giao là biệt thự, đất phân lô tại Vân Canh cũng đang được chào bán tại sàn này với giá giảm từ 1 - 2 triệu đồng/m2.
Do quen biết với chủ đầu tư, họ đã được ưu tiên đăng ký mua nhà với giá gốc do chủ đầu tư đưa ra tại thời điểm đầu năm 2011 là 24 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, gần một năm nay, thị trường lao dốc, giá căn hộ giảm liên tục đã khiến họ không còn “đoái hoài” gì đến suất ngoại giao đó nữa, dù tiền đã đóng được khá nhiều. Cho nên, trường hợp anh T. nói trên vẫn còn được xem là… may mắn nhiều.
Cùng với một số nhà đầu tư, lướt sóng khác, các suất ngoại giao nói trên hiện được rao bán với giá từ 18 - 20 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không nhiều người hỏi mua.
“Không ai ngờ thị trường xuống nhanh như vậy. Còn nhớ vào thời điểm cuối năm 2010, khi được mua nhà từ chủ đầu tư đã có người trả chênh lên tới 80 triệu đồng nhưng tôi bán. Rốt cuộc là giờ bán lỗ gần 300 triệu đồng cũng khó”, chủ nhân một “suất ngoại giao” than vãn.
Còn ở góc độ chủ đầu tư, việc lên danh sách các “suất ngoại giao” dường như là “một phần tất yếu’ đối với bất kỳ một dự án nào, và được họ thực hiện từ nhiều năm trước. Cho dù ngày càng nhiều chủ nhân từ chối nhận phần quà này, song họ cũng không thể giảm giá nhiều đối với các suất thuộc diện trên.
“Nếu họ đồng ý mua nhà, chúng tôi chỉ có thể đưa họ vào danh sách khách hàng mua nhà trúng xe ôtô, chứ không thể giảm giá được vì nếu biết các khách hàng khác sẽ kiện, dự án coi như phá sản, đổ bể ngay”, chủ một dự án trên đường Xuân Thủy (Hà Nội) cho hay.
Nhưng, trong bối cảnh thường bất động sản khó khăn như hiện nay, nguồn tài chính ngày càng bị thít chặt, thì ngay cả phần quà là một chiếc xe hơi cũng khó có thể khiến nhiều chủ nhân của các “suất ngoại giao” nổi lòng tham.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của VnEconomy, trường hợp từ chối các suất ngoại giao hay việc “mắc cạn” của các chủ nhân hiện chiếm tỷ lệ không nhỏ tại hầu hết các dự án trên địa bàn Hà Nội. Thay vì hớn hở đón nhận như trước đây, nhiều chủ nhân của các “suất ngoại giao” đang khóc dở, mếu dở với chính những món quà đã từng là niềm mơ ước của không ít người phải chạy đôn chạy đáo tìm mua nhà giá gốc như trước đây.