Miền Trung Nhật Bản thực hiện các sáng kiến để thu hút các startup quốc tế và các tập đoàn hàng đầu
Miền Trung Nhật Bản nổi lên như một vùng kinh tế màu mỡ, nhiều cơ hội cho các công ty khởi nghiệp quốc tế, đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực di động…
Tỉnh Aichi, nơi đặt trụ sở chính của tập đoàn ô tô Toyota, đang nỗ lực hướng tới tương lai của phương tiện di chuyển cả trên không và trên mặt đất. Được biết đến là nơi đặt trụ sở chính của các tập đoàn như Toyota, Denso và Yamaha, tỉnh Aichi, song song với khu vực Nagoya và Hamamatsu (gọi chung là miền Trung Nhật Bản), đang đang tích cực thúc đẩy các công ty khởi nghiệp trong nước và quốc tế thành lập và đóng góp cho một hệ sinh thái đổi mới.
Hiệp hội Hệ sinh thái khởi nghiệp miền Trung Nhật Bản được thành lập thông qua hợp tác của các tổ chức bao gồm Liên đoàn kinh tế miền Trung Nhật Bản, Đại học Nagoya, Chính quyền tỉnh Aichi, Chính quyền thành phố Nagoya và Chính quyền thành phố Hamamatsu. Mục tiêu của các công ty này là phát triển một hệ sinh thái đổi mới với phạm vi toàn cầu.
Tuyến tàu Shinkansen miền Trung Nhật Bản dự kiến khai trương vào năm 2027, sẽ kết nối Tokyo với Nagoya, rút ngắn thời gian di chuyển giữa cả hai thành phố xuống còn 40 phút, khu vực này được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm kinh tế lớn với GDP tương đương Pháp. Bên cạnh triển khai các dự án đổi mới trong lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp, Nhật Bản cũng đang tập trung vào các ngành công nghiệp mới nổi như trong lĩnh vực di chuyển.
CHÍNH PHỦ TÍCH CỰC HỖ TRỢ
Tuyên bố Aichi 2030 về Giao thông bền vững với môi trường là một dự án hợp tác giữa chính phủ, các tập đoàn lớn và các công ty khởi nghiệp nhằm tích hợp vận tải hàng không và mặt đất. Dự án này nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình thương mại hóa các công nghệ di chuyển trên không như máy bay không người lái và ô tô bay, đồng thời kết hợp chúng với hoạt động của các phương tiện tự hành trên mặt đất. Để thực hiện hóa mục tiêu này, Aichi và thành phố Nagoya đang tích cực hợp tác với chính phủ Nhật Bản để thiết lập các quy định đồng thời làm việc với khu vực tư nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ của dự án.
Ngoài ra, một loạt dự án mới, xuất phát từ đề xuất của các công ty khởi nghiệp Nhật Bản gửi chính phủ, chuẩn bị được khởi động. Nếu được chấp nhận, những dự án này có thể đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh doanh và xây dựng thương hiệu của các công ty khởi nghiệp. Shuichi Hirano, Tổng giám đốc của Chubu và giám đốc của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại Nagoya, và Toshio Sumi, Giám đốc bộ phận đổi mới của Cục Kinh tế, Văn phòng Hỗ trợ Khởi nghiệp của Cục Kinh tế Thành phố Nagoya, nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực, cam kết thu hút các công ty nước ngoài và doanh nhân nước ngoài tham gia vào các sáng kiến của họ.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MÀ CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP CÓ THỂ GẶP TẠI AICHI VÀ MIỀN TRUNG NHẬT BẢN
Vitaly Pentegov là Giám đốc điều hành tập đoàn của UrbanChain, một công ty quản lý bãi đậu xe thông minh tích hợp đến từ Hồng Kông đã triển khai các giải pháp của mình tại Nagoya, Nhật Bản. Công ty này hiện đang nhận hỗ trợ từ Tỉnh Aichi và JETRO, công ty hiện đang thử nghiệm các giải pháp của mình với Đường sắt Nagoya.
Crystal, một công ty chuyên phát triển hệ thống trên xe cho các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp cấp một của Nhật Bản. Năm nay, Crystal đã triển khai dịch vụ chia sẻ xe máy điện “Su_i” với sự hỗ trợ của Chính quyền tỉnh Aichi và Dịch vụ tài chính Toyota.
Ngoài ra, Tỉnh Aichi còn là quê hương của những công ty lớn như Denso, nhà sản xuất linh kiện ô tô toàn cầu, khiến tỉnh này trở thành nơi thu hút nhân tài. Các cơ quan hành chính của khu vực cũng sẵn sàng theo dõi những phát triển di chuyển gần đây, đưa ra hỗ trợ chính sách và tài chính cho các dự án thí điểm và thử nghiệm đổi mới. Ví dụ: một số dự án xe tự lái cao cấp đang được triển khai ở các thành phố miền Trung Nhật Bản, củng cố kiến thức về kỹ thuật số của người dân Nhật Bản.
Hơn nữa, Nhật Bản đang dần bắt kịp những phát triển công nghệ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Theo Kr Asia, với việc các gã khổng lồ Nhật Bản có nguồn vốn dồi dào đang tích cực đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở nước ngoài để kết hợp năng lực công nghệ của họ với khả năng sản xuất của Nhật Bản, các công ty khởi nghiệp quốc tế hoàn toàn có thể tự tin sẽ bước vào con đường tăng trưởng mới.
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI NHẬT BẢN LÀ MỘT BÀI TOÁN KHÓ, NHƯNG TẠI TỈNH AICHI THÌ KHÔNG
Theo Souza Fabio, Giám đốc điều hành của Crystal, Chính quyền tỉnh Aichi đã đề nghị hỗ trợ đáng kể cho Crystal, giúp họ hợp tác với các nhà máy lớn trực thuộc Toyota. Sản phẩm mới nhất của công ty, “Su_i,” đã mở rộng cơ sở người dùng nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Aichi.
Đối với các doanh nhân nước ngoài, việc xây dựng mạng lưới ở Nhật Bản đôi khi có thể là một quá trình rườm rà. Nhưng khu vực miền Trung của quốc gia này đang hướng tới mục tiêu toàn cầu hóa, bằng cách cung cấp nhiều hỗ trợ hơn và cởi mở hơn trong các quy định.
Dự án Station Ai của tỉnh Aichi nổi bật như một sáng kiến quan trọng nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp. Dự án này có mục tiêu tạo ra một trung tâm đổi mới quốc tế bằng cách kết hợp các mạng lưới khởi nghiệp trong nước và quốc tế. Dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 10/2024 tại Showa, Nagoya, Station Ai sẽ thu hút các nhà đầu tư và các công ty lớn tại nước ngoài.
Theo Pentegov, việc tìm kiếm đối tác kinh doanh phù hợp ở Hồng Kông không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng khi công ty quyết định bước chân vào Nhật Bản, họ đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể và hoạt động kinh doanh tại thị trường Nhật Bản diễn ra suôn sẻ hơn dự kiến. Pentegov nhấn mạnh rào cản ngôn ngữ là một thách thức, nhưng với việc Station Ai cung cấp hỗ trợ về vấn đề này, UrbanChain đã cố gắng “vượt qua các cuộc đàm phán kinh doanh”.