Ngừng sóng 2G: Doanh số điện thoại thông minh giá rẻ của Việt Nam cao kỷ lục trong 2 năm

Bạch Dương
Chia sẻ

Phân khúc điện thoại thông minh có mức giá dưới 200 USD (5 triệu đồng) chiếm khoảng 51% tổng doanh thu ngành trong quý 3/2024, cao nhất kể từ quý 1/2022. Kết quả này được tác động đáng kể từ kế hoạch tắt sóng 2G thời gian qua… 

Cắt sóng 2G giúp các cửa hàng bán lẻ di động và các nhà mạng tăng trưởng doanh thu trong quý 3 năm nay
Cắt sóng 2G giúp các cửa hàng bán lẻ di động và các nhà mạng tăng trưởng doanh thu trong quý 3 năm nay

Trong giai đoạn chuẩn bị cho lộ trình tắt sóng 2G, Chính phủ cùng các nhà mạng Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để khuyến khích người dùng chuyển đổi lên các thiết bị hỗ trợ 4G. Trong đó, một số nhà mạng hỗ trợ phí chuyển đổi thiết bị chính thống cho những thuê bao cam kết sử dụng gói cước 4G dài hạn, thậm chí tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng không có điều kiện nâng cấp điện thoại. 

Chẳng hạn, nhà mạng Viettel trong thời gian qua đã hỗ trợ nhiều khách hàng mua điện thoại thông minh 4G với mức giảm giá 50%, chiết khấu tối đa 1,1 triệu đồng. Viettel Telecom đã thành lập 10.000 điểm giao dịch trên toàn quốc để hỗ trợ chuyển đổi thiết bị và hợp tác với các nhà bán lẻ điện thoại di động để ngừoi dùng có thể chuyển đổi điện thoại với mức giá phải chăng. Được biết, nhà mạng thậm chí đã chi khoảng 300 tỷ đồng để tặng điện thoại 4G cho 700.000 thuê bao 2G. 

Một trong những nhà bán lẻ lớn nhất, Thế giới di động cũng đã khuyến khích khách hàng mang theo điện thoại 2G cũ và đổi lấy phiếu mua hàng SIM 4G trị giá 480.000 đồng (19 USD). Hay FPT Shop cũng giới thiệu chương trình hỗ trợ thu thiết bị 2G cũ để đổi lấy thiết bị 4G mới với phiếu quà tặng lên đến 600.000 đồng (24 USD). 

Theo các chuyên gia, về mặt thương mại, chương trình chuyển đổi thiết bị là cơ hội để thị trường điện thoại thông minh tăng trưởng doanh số, đồng thời giúp các hãng bán lẻ di động thanh toán hàng tồn kho điện thoại thông minh 4G và dòng điện thoại 4G cũ hơn. 

Thị phần điện thoại mạng 4G và 5G (quý 3/2023 - quý 3/2024), nguồn Vietnam Handset Market Tracker, 2024. 
Thị phần điện thoại mạng 4G và 5G (quý 3/2023 - quý 3/2024), nguồn Vietnam Handset Market Tracker, 2024. 

Bên cạnh đó, việc cắt sóng 2G cũng mang lại lợi ích đáng kể cho các nhà viễn thông Việt Nam, số lượng người dùng chuyển từ đăng ký 2G sang 4G giúp cải thiện doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) của các nhà mạng. Theo đó, trong quý 3/2024, Tập đoàn Viettel đã báo cáo lợi nhuận trước thuế hơn 6.037 tỷ đồng (khoảng 250 triệu USD), tăng 162% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà bán lẻ điện thoại thông minh hàng đầu như Thế giới di động và CellphoneS cũng báo cáo mức tăng trưởng doanh thu điện thoại thông minh giá rẻ hàng quý 30%-40% tại một số cửa hàng.

Thị phần phân khúc giá điện thoại thông minh (quý 3/2023 - quý 3/2024), nguồn Vietnam Handset Market Tracker, 2024. 
Thị phần phân khúc giá điện thoại thông minh (quý 3/2023 - quý 3/2024), nguồn Vietnam Handset Market Tracker, 2024. 

Trong thị trường điện thoại thông minh, phân khúc điện thoại thông minh có giá dưới 200 USD đã chứng kiến mức tăng trưởng 38% trong quý 3 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên 66% điện thoại thông minh Android phục vụ nâng cấp internet 4G trong quý 3 không phải điện thoại 5G. 

Trong phạm vi giá dưới 5 triệu đồng, Xiaomi chiếm thị phần cao nhất 27% với hai sản phẩm đắt khách nhất là Redmi 13 và Redmi 14C. OPPO cũng là công ty ghi nhận doanh thu tăng trưởng lớn trong phân khúc giá này trong quý vừa qua với mức tăng 96% so với cùng kỳ năm ngoái, lực đẩy đến từ OPPO A3x.

Việc cắt sóng 2G là một cột mốc quan trọng đối với hệ sinh thái kỹ thuật số của Việt Nam, đóng vai trò như một bước đệm để người dân và doanh nghiệp tham gia hệ sinh thái mạng 5G. Thị phần của điện thoại thông minh 4G tại Việt Nam được CounterPoint dự đoán sẽ vẫn ở mức cao trong những tháng tới.  

 

Tháng 12/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo có kế hoạch bắt đầu cắt sóng 2G từ tháng 9/2024. Tuy nhiên, sau đó, Chính phủ đã hoãn thời hạn tắt 2G thêm một tháng để tránh gián đoạn các hoạt động liên lạc, sau cơn bão Yagi, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất nước trong 70 năm qua. Tính đến giữa tháng 10/2024, theo dữ liệu do các nhà viễn thông cung cấp, Việt Nam còn khoảng 700.000 thuê bao 2G only. 

Để thực hiện mục tiêu dừng sóng 2G, Việt Nam đã dừng nhập khẩu các thiết bị 2G từ giữa năm 2021. Việc loại bỏ dần các công nghệ cũ như mạng 2G là phù hợp với xu thế chung của thế giới, góp phần thúc đẩy người dân chuyển sang dùng dịch vụ viễn thông tốc độ nhanh, chất lượng cao hơn, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con