“Ngừng tham gia Ngân hàng Hồng Việt là cần thiết”
Ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam)
Gần đây, đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc Tập đoàn Dầu khí ngừng tham gia thành lập Ngân hàng Hồng Việt.
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).
Xin ông khẳng định thông tin về việc Petro Vietnam không tiếp tục tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hồng Việt - trước đây là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí?
Như thông cáo báo chí mà Petro Vietnam đã cung cấp cho các phương tiện thông tin ngày 28/7, việc Petro Vietnam thôi không tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hồng Việt đã được quyết định chính thức.
Vậy, tại sao Petro Vietnam lại không tiếp tục theo đuổi việc này nữa, thưa ông?
Việc này xuất phát từ 3 lý do.
Thứ nhất, quá trình thành lập Ngân hàng Hồng Việt đã điễn ra trong một thời gian rất dài (từ năm 2006), theo mô hình tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc tại văn bản số 12801/NHNN-CNH ngày 3/12/2007.
Ban trù bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt đã hoàn thiện và trình hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho ngân hàng, đồng thời Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Hồng Việt đã quyết nghị cho phép Ban trù bị chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất thiết bị, nhân sự, công nghệ… đảm bảo để ngân hàng có thể đi vào hoạt động được ngay khi nhận được giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn hiện nay thì việc Ngân hàng Nhà nước cấp phép chính thức cho Ngân hàng Hồng Việt cũng cần có thêm thời gian, điều này là trở ngại cho các cổ đông tham gia góp vốn. Do đó, việc Petro Vietnam không theo đuổi thành lập Ngân hàng Hồng Việt cũng là vì lợi ích của chính các cổ đông.
Thứ hai, Petro Vietnam là một trong những tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, nên phải gương mẫu chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát và cắt giảm chỉ tiêu đầu tư công, đồng thời phải tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính và hạn chế đầu tư ra ngoài.
Vì vậy, việc Petro Vietnam không tiếp tục cùng tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Hồng Việt là cần thiết và đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về kiềm chế lạm phát.
Thứ ba, theo báo cáo của Ban trù bị, thời gian qua đã có nhiều cổ đông, tổ chức đề nghị được rút phần vốn đã góp với những lý do gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là một trong số 18 cổ đông pháp nhân tham gia thành lập Ngân hàng Hồng Việt, Petro Vietnam cũng không phải ngoại lệ.
Do đó, ngày 24/7 vừa qua, Ngân hàng Hồng Việt đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để bàn về các vấn đề liên quan và quyết nghị: đồng ý để các cổ đông có đề nghị rút vốn được rút vốn đã góp thành lập ngân hàng này với số phiếu biểu quyết nhất trí 100%.
Nếu Petro Vietnam không tiếp tục thành lập Ngân hàng Hồng Việt nữa thì lợi ích của các cổ đông đã góp vốn sẽ được giải quyết như thế nào?
Như đã nói ở trên, Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Hồng Việt ngày 24/7 vừa qua đã quyết nghị rằng: cho phép các cổ đông có nhu cầu rút vốn được rút phần vốn đã góp.
Như vậy, việc tiếp tục các thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hồng Việt hay chấm dứt là phụ thuộc vào nguyện vọng, quyết định của các cổ đông còn lại trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí, quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Các vấn đề khác liên quan đến các quyền lợi vật chất và nghĩa vụ của các cổ đông cũng đã được Đại hội thống nhất giao cho Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát ngân hàng phối hợp với Ban trù bị giải quyết và báo cáo trong cuộc họp các cổ đông sẽ sớm được tổ chức thời gian tới.
Có thông tin cho rằng khi thoái vốn ở Ngân hàng Hồng Việt, Petro Vietnam sẽ góp vốn ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải?
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Petro Vietnam chỉ tham gia góp vốn tại một ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động. Trên thực tế, Petro Vietnam đã tiến hành trao đổi, thỏa thuận với một số ngân hàng trong nước như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải, Thái Bình Dương, Sài Gòn – Hà Nội...
Trên cơ sở xem xét, đánh giá các thỏa thuận đạt được, Petro Vietnam đã lựa chọn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu - ngân hàng mà tập đoàn đang nắm 9,5% vốn điều lệ, làm đối tác để tiếp tục góp vốn mua cổ phần.
Điều này phù hợp với các cam kết giữa hai bên tại hợp đồng góp vốn mua cổ phần và hợp tác chiến lược đã ký năm 2006 và phù hợp với nguyện vọng của cả hai bên cũng như chỉ đạo của Chính phủ.
Có nhiều ý kiến phản ánh về việc có những cổ đông đã mua bán, giao dịch quyền được mua cổ phần của Hồng Việt?
Trong thời gian qua, Ban trù bị cũng đã được biết thông tin có một số cổ đông giao dịch mua bán trao tay quyền được mua cổ phần của Ngân hàng Hồng Việt.
Do đó, Hội đồng Quản trị, Ban trù bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt đã thông báo rộng rãi tới các cổ đông về quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc không được chuyển nhượng cổ phần trong khoảng thời gian từ 3-5 năm kể từ ngày ngân hàng được cấp giấy phép thành lập, hoạt động.
Bên cạnh đó, Petro Vietnam cũng đã có văn bản thông báo cho cán bộ, công nhân viên của các đơn vị trong ngành, yêu cầu lãnh đạo các đơn vị phối hợp với công đoàn cơ sở thông báo rộng rãi và quán triệt không được mua bán cổ phần, và Petro Vietnam sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật đối với cá nhân nào vi phạm.
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).
Xin ông khẳng định thông tin về việc Petro Vietnam không tiếp tục tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hồng Việt - trước đây là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí?
Như thông cáo báo chí mà Petro Vietnam đã cung cấp cho các phương tiện thông tin ngày 28/7, việc Petro Vietnam thôi không tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hồng Việt đã được quyết định chính thức.
Vậy, tại sao Petro Vietnam lại không tiếp tục theo đuổi việc này nữa, thưa ông?
Việc này xuất phát từ 3 lý do.
Thứ nhất, quá trình thành lập Ngân hàng Hồng Việt đã điễn ra trong một thời gian rất dài (từ năm 2006), theo mô hình tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc tại văn bản số 12801/NHNN-CNH ngày 3/12/2007.
Ban trù bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt đã hoàn thiện và trình hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho ngân hàng, đồng thời Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Hồng Việt đã quyết nghị cho phép Ban trù bị chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất thiết bị, nhân sự, công nghệ… đảm bảo để ngân hàng có thể đi vào hoạt động được ngay khi nhận được giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn hiện nay thì việc Ngân hàng Nhà nước cấp phép chính thức cho Ngân hàng Hồng Việt cũng cần có thêm thời gian, điều này là trở ngại cho các cổ đông tham gia góp vốn. Do đó, việc Petro Vietnam không theo đuổi thành lập Ngân hàng Hồng Việt cũng là vì lợi ích của chính các cổ đông.
Thứ hai, Petro Vietnam là một trong những tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, nên phải gương mẫu chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát và cắt giảm chỉ tiêu đầu tư công, đồng thời phải tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính và hạn chế đầu tư ra ngoài.
Vì vậy, việc Petro Vietnam không tiếp tục cùng tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Hồng Việt là cần thiết và đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về kiềm chế lạm phát.
Thứ ba, theo báo cáo của Ban trù bị, thời gian qua đã có nhiều cổ đông, tổ chức đề nghị được rút phần vốn đã góp với những lý do gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là một trong số 18 cổ đông pháp nhân tham gia thành lập Ngân hàng Hồng Việt, Petro Vietnam cũng không phải ngoại lệ.
Do đó, ngày 24/7 vừa qua, Ngân hàng Hồng Việt đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để bàn về các vấn đề liên quan và quyết nghị: đồng ý để các cổ đông có đề nghị rút vốn được rút vốn đã góp thành lập ngân hàng này với số phiếu biểu quyết nhất trí 100%.
Nếu Petro Vietnam không tiếp tục thành lập Ngân hàng Hồng Việt nữa thì lợi ích của các cổ đông đã góp vốn sẽ được giải quyết như thế nào?
Như đã nói ở trên, Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Hồng Việt ngày 24/7 vừa qua đã quyết nghị rằng: cho phép các cổ đông có nhu cầu rút vốn được rút phần vốn đã góp.
Như vậy, việc tiếp tục các thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hồng Việt hay chấm dứt là phụ thuộc vào nguyện vọng, quyết định của các cổ đông còn lại trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí, quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Các vấn đề khác liên quan đến các quyền lợi vật chất và nghĩa vụ của các cổ đông cũng đã được Đại hội thống nhất giao cho Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát ngân hàng phối hợp với Ban trù bị giải quyết và báo cáo trong cuộc họp các cổ đông sẽ sớm được tổ chức thời gian tới.
Có thông tin cho rằng khi thoái vốn ở Ngân hàng Hồng Việt, Petro Vietnam sẽ góp vốn ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải?
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Petro Vietnam chỉ tham gia góp vốn tại một ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động. Trên thực tế, Petro Vietnam đã tiến hành trao đổi, thỏa thuận với một số ngân hàng trong nước như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải, Thái Bình Dương, Sài Gòn – Hà Nội...
Trên cơ sở xem xét, đánh giá các thỏa thuận đạt được, Petro Vietnam đã lựa chọn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu - ngân hàng mà tập đoàn đang nắm 9,5% vốn điều lệ, làm đối tác để tiếp tục góp vốn mua cổ phần.
Điều này phù hợp với các cam kết giữa hai bên tại hợp đồng góp vốn mua cổ phần và hợp tác chiến lược đã ký năm 2006 và phù hợp với nguyện vọng của cả hai bên cũng như chỉ đạo của Chính phủ.
Có nhiều ý kiến phản ánh về việc có những cổ đông đã mua bán, giao dịch quyền được mua cổ phần của Hồng Việt?
Trong thời gian qua, Ban trù bị cũng đã được biết thông tin có một số cổ đông giao dịch mua bán trao tay quyền được mua cổ phần của Ngân hàng Hồng Việt.
Do đó, Hội đồng Quản trị, Ban trù bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt đã thông báo rộng rãi tới các cổ đông về quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc không được chuyển nhượng cổ phần trong khoảng thời gian từ 3-5 năm kể từ ngày ngân hàng được cấp giấy phép thành lập, hoạt động.
Bên cạnh đó, Petro Vietnam cũng đã có văn bản thông báo cho cán bộ, công nhân viên của các đơn vị trong ngành, yêu cầu lãnh đạo các đơn vị phối hợp với công đoàn cơ sở thông báo rộng rãi và quán triệt không được mua bán cổ phần, và Petro Vietnam sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật đối với cá nhân nào vi phạm.