Rối bời Ngân hàng Hồng Việt
Việc Tập đoàn Dầu khí quyết định không thành lập Ngân hàng Hồng Việt đang đặt ra những khó khăn
Việc Tập đoàn Dầu khí quyết định không thành lập Ngân hàng Hồng Việt đang đặt ra những khó khăn.
Kế hoạch dày công chuẩn bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt đứng trước khả năng phải hủy bỏ. Phía sau khả năng này là những xáo trộn liên quan đến cổ đông. Với những cổ đông sáng lập, sẽ là những vấn đề lớn; với nhà đầu tư nhỏ, kết quả đầu tư đang khiến nhiều người rối bời.
Theo một số nguồn tin, Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) đã chính thức có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin phép không thành lập Ngân hàng Hồng Việt. Nguyên do là theo chỉ đạo của Thủ tướng, Petro Vietnam không thể cùng lúc góp vốn tại các ngân hàng khác nhau. Hiện tập đoàn này đang nắm 9,5% vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP Bank).
Đứng trước hai phương án
Như vậy Petro Vietnam chính thức xin rút khỏi dự án, các cổ đông còn lại đang đứng trước hai khả năng: Cùng rút vốn về và hủy dự án, hoặc tiếp tục triển khai không có sự tham gia của cổ đông này. Cả hai phương án đều có những khó khăn riêng.
Nếu ở khả năng thứ nhất, có vẻ đơn giản hơn khi các bên góp vốn chấp nhận bỏ phí công sức và thời gian dài chuẩn bị trước đó (từ năm 2006). Vấn đề còn lại là hoàn vốn cho nhà đầu tư, xử lý một số vấn đề liên quan đến nhân sự, cơ sở hạ tầng… đã chuẩn bị trước đó. Và với khả năng này, nhiều nhà đầu tư nhỏ cũng đang đứng trước những khó khăn và rủi ro nhất định.
Ở khả năng thứ hai, sẽ rất khó khăn khi Ngân hàng Hồng Việt (dưới đây gọi tắt là Hồng Việt) không còn Petro Vietnam. Không phải vì uy tín, thương hiệu hay tiềm lực vốn… của đối tác này trong hoạt động của ngân hàng tương lai, mà là việc xử lý “phần” của PetroVietnam trong quá trình chuẩn bị thành lập ngân hàng này.
Khi người viết liên hệ thông tin, lãnh đạo Petro Vietnam từ chối trao đổi về Hồng Việt, bởi họ đã quá đau đầu trong suốt thời gian qua về dự án này. Tuy nhiên, có thể thấy Petro Vietnam đã mất nhiều thời gian để chuẩn bị về nhiều mặt cho Hồng Việt; và nay, nếu các cổ đông còn lại tiếp tục triển khai, việc “định giá” công sức, đóng góp của đối tác dấu khí này là một vấn đề khó khăn, có thể nói là khá nhạy cảm, để giải quyết nhanh gọn và ổn thỏa.
Mặt khác, trong các cổ đông còn lại, có trường hợp đã lên tiếng xin rút vốn về; tính thống nhất để tiếp tục theo đuổi kế hoạch hiện chưa được khẳng định. Trường hợp có được sự thống nhất, một điều có thể khẳng định là Hồng Việt sẽ mất thêm nhiều thời gian hơn để ra đời, điều mà nhiều cổ đông lớn nhỏ đã sốt ruột chờ đợi hai năm qua. Mấu chốt vẫn là thời gian để xử lý các vấn đề liên quan đến Petro Vietnam và tiếp tục chờ giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước.
Được biết, các cổ đông còn lại cũng đã có cuộc họp bàn về hai khả năng trên. Tuy nhiên, đại diện các bên đều từ chối đưa ra thông tin cũng như quan điểm giải quyết của dự án. Điều này càng khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ rối bời.
Rủi ro và… chấp nhận
Ngay khi có thông tin Petro Vietnam xin rút khỏi dự án, nhiều nhà đầu tư nhỏ hoang mang bởi không biết kết quả cuối cùng của Hồng Việt sẽ đến đâu. Thông tin chính thống và cụ thể hạn chế càng đè nặng tâm lý nhiều người.
Câu hỏi chung trong các cuộc gọi tới phóng viên là số phận của những khoản đầu tư của họ trên thị trường tự do (OTC) sẽ như thế nào?
Trước câu hỏi trên, thông tin từ ông Lê Xuân Sơn, Trưởng ban trù bị Hồng Việt, cho biết: Với những trường hợp cán bộ nhân viên đã tham gia góp vốn, có thể họ lựa chọn tiếp tục tham gia đầu tư tái cấu trúc một ngân hàng mới với Petro Vietnam (hiện có thông tin tập đoàn này sẽ đầu tư vào Ngân hàng Hàng hải), hoặc rút lại vốn.
Còn với nhà đầu tư mua “qua tay” bên ngoài những suất đầu tư trên, tự thỏa thuận, Petro Vietnam không chứng nhận cho những chuyển nhượng đó, nên không có trách nhiệm giải quyết.
Theo một nhân viên tham gia góp vốn theo hệ thống của Petro Vietnam, việc hoàn vốn cũng khá đơn giản. Khó khăn hiện nay tập trung ở những giao dịch trên thị trường OTC; nhưng với trường hợp cổ phần của Hồng Việt, là ngân hàng chưa thành lập nên chủ yếu là giao dịch giữa những người thân quen và có thể thỏa thuận lại dễ dàng hơn.
“Mà trong tình thế của Hồng Việt hiện nay, cũng như giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường, nhận tiền có khi còn tốt hơn nhận cổ phiếu”, ông này bình luận thêm.
Trên thị trường OTC, hiện vẫn có nhiều thông tin rao bán cổ phần Hồng Việt với mức giá từ 13.000 – 15.000 đồng. Nhà đầu tư Đặng Thùy D. (0977288…) đang rao bán 5.000 quyền mua cổ phiếu cho biết những giao dịch này là bình thường, bởi chị được mua ưu đãi theo tiêu chuẩn công ty tham gia góp vốn vào ngân hàng này.
“Trường hợp không thành lập, công ty sẽ trả lại vốn góp với lãi suất ngân hàng. Như thế cũng là bình thường”, chị D. nói.
Tuy nhiên, với những nhà đầu tư đã mua qua tay nhiều người, với mức giá cao hơn mệnh giá, rủi ro đang hiện hữu. Trên thị trường OTC ngày 24/7 vẫn có giá rao bán tới 21.500 đồng, nhưng đây cũng là thời điểm “chốt” thông tin bán ra tại nhiều đầu mối giao dịch OTC.
Một nhà đầu tư khác cho rằng đã tính trước khả năng ngân hàng này không thành lập, nhưng đó là rủi ro thường thấy trên thị trường OTC và phải chấp nhận. “Khi giao dịch đã có giấy tờ chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư, người bán sẽ đứng ra hoàn vốn và chắc chắn công ty sẽ hoàn trả lại giá gốc. Còn mất phần giá chênh lệch, đó là rủi ro”, nhà đầu tư này nói.
Rủi ro đó, từ cuối năm 2006 Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những khuyến cáo, liên quan đến việc mua – bán quyền mua cổ phiếu các ngân hàng chưa thành lập. Bản thân nhà đầu tư cũng đã lường trước. Điều mà họ chờ đợi hiện nay là sự thuận lợi trong hoàn trả lại vốn, tránh được những tranh chấp pháp lý, hoặc có thể theo khả năng cùng PetroVietnam đầu tư vào một ngân hàng khác (đồng nghĩa với yêu cầu thoái vốn tại GP Bank) cũng như cần thông tin cụ thể về hướng xử lý dự án.
Trên thị trường tự do, giá quyền mua cổ phiếu Hồng Việt có thời điểm lên tới 18.000 đồng, hiện phổ biến từ 13.500 – 16.000 đồng, nhưng giao dịch thời gian gần đây gần như “đóng băng”.
* Ngân hàng Hồng Việt, tên trước đây là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí, có 6 cổ đông sáng lập là Petro Vietnam, Ngân hàng Quốc tế, Tổng công ty Hàng không; Tập đoàn Hoà Phát, Công ty TNHH Đầu tư tài chính I.P.A và Tổng công ty Nước giải khát - Rượu - Bia Hà Nội. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc thành lập, Hồng Việt đã tiến hành Đại hội cổ đông lần thứ nhất, thông qua vốn điều lệ lên tới 5.000 tỷ đồng.
Kế hoạch dày công chuẩn bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt đứng trước khả năng phải hủy bỏ. Phía sau khả năng này là những xáo trộn liên quan đến cổ đông. Với những cổ đông sáng lập, sẽ là những vấn đề lớn; với nhà đầu tư nhỏ, kết quả đầu tư đang khiến nhiều người rối bời.
Theo một số nguồn tin, Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) đã chính thức có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin phép không thành lập Ngân hàng Hồng Việt. Nguyên do là theo chỉ đạo của Thủ tướng, Petro Vietnam không thể cùng lúc góp vốn tại các ngân hàng khác nhau. Hiện tập đoàn này đang nắm 9,5% vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP Bank).
Đứng trước hai phương án
Như vậy Petro Vietnam chính thức xin rút khỏi dự án, các cổ đông còn lại đang đứng trước hai khả năng: Cùng rút vốn về và hủy dự án, hoặc tiếp tục triển khai không có sự tham gia của cổ đông này. Cả hai phương án đều có những khó khăn riêng.
Nếu ở khả năng thứ nhất, có vẻ đơn giản hơn khi các bên góp vốn chấp nhận bỏ phí công sức và thời gian dài chuẩn bị trước đó (từ năm 2006). Vấn đề còn lại là hoàn vốn cho nhà đầu tư, xử lý một số vấn đề liên quan đến nhân sự, cơ sở hạ tầng… đã chuẩn bị trước đó. Và với khả năng này, nhiều nhà đầu tư nhỏ cũng đang đứng trước những khó khăn và rủi ro nhất định.
Ở khả năng thứ hai, sẽ rất khó khăn khi Ngân hàng Hồng Việt (dưới đây gọi tắt là Hồng Việt) không còn Petro Vietnam. Không phải vì uy tín, thương hiệu hay tiềm lực vốn… của đối tác này trong hoạt động của ngân hàng tương lai, mà là việc xử lý “phần” của PetroVietnam trong quá trình chuẩn bị thành lập ngân hàng này.
Khi người viết liên hệ thông tin, lãnh đạo Petro Vietnam từ chối trao đổi về Hồng Việt, bởi họ đã quá đau đầu trong suốt thời gian qua về dự án này. Tuy nhiên, có thể thấy Petro Vietnam đã mất nhiều thời gian để chuẩn bị về nhiều mặt cho Hồng Việt; và nay, nếu các cổ đông còn lại tiếp tục triển khai, việc “định giá” công sức, đóng góp của đối tác dấu khí này là một vấn đề khó khăn, có thể nói là khá nhạy cảm, để giải quyết nhanh gọn và ổn thỏa.
Mặt khác, trong các cổ đông còn lại, có trường hợp đã lên tiếng xin rút vốn về; tính thống nhất để tiếp tục theo đuổi kế hoạch hiện chưa được khẳng định. Trường hợp có được sự thống nhất, một điều có thể khẳng định là Hồng Việt sẽ mất thêm nhiều thời gian hơn để ra đời, điều mà nhiều cổ đông lớn nhỏ đã sốt ruột chờ đợi hai năm qua. Mấu chốt vẫn là thời gian để xử lý các vấn đề liên quan đến Petro Vietnam và tiếp tục chờ giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước.
Được biết, các cổ đông còn lại cũng đã có cuộc họp bàn về hai khả năng trên. Tuy nhiên, đại diện các bên đều từ chối đưa ra thông tin cũng như quan điểm giải quyết của dự án. Điều này càng khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ rối bời.
Rủi ro và… chấp nhận
Ngay khi có thông tin Petro Vietnam xin rút khỏi dự án, nhiều nhà đầu tư nhỏ hoang mang bởi không biết kết quả cuối cùng của Hồng Việt sẽ đến đâu. Thông tin chính thống và cụ thể hạn chế càng đè nặng tâm lý nhiều người.
Câu hỏi chung trong các cuộc gọi tới phóng viên là số phận của những khoản đầu tư của họ trên thị trường tự do (OTC) sẽ như thế nào?
Trước câu hỏi trên, thông tin từ ông Lê Xuân Sơn, Trưởng ban trù bị Hồng Việt, cho biết: Với những trường hợp cán bộ nhân viên đã tham gia góp vốn, có thể họ lựa chọn tiếp tục tham gia đầu tư tái cấu trúc một ngân hàng mới với Petro Vietnam (hiện có thông tin tập đoàn này sẽ đầu tư vào Ngân hàng Hàng hải), hoặc rút lại vốn.
Còn với nhà đầu tư mua “qua tay” bên ngoài những suất đầu tư trên, tự thỏa thuận, Petro Vietnam không chứng nhận cho những chuyển nhượng đó, nên không có trách nhiệm giải quyết.
Theo một nhân viên tham gia góp vốn theo hệ thống của Petro Vietnam, việc hoàn vốn cũng khá đơn giản. Khó khăn hiện nay tập trung ở những giao dịch trên thị trường OTC; nhưng với trường hợp cổ phần của Hồng Việt, là ngân hàng chưa thành lập nên chủ yếu là giao dịch giữa những người thân quen và có thể thỏa thuận lại dễ dàng hơn.
“Mà trong tình thế của Hồng Việt hiện nay, cũng như giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường, nhận tiền có khi còn tốt hơn nhận cổ phiếu”, ông này bình luận thêm.
Trên thị trường OTC, hiện vẫn có nhiều thông tin rao bán cổ phần Hồng Việt với mức giá từ 13.000 – 15.000 đồng. Nhà đầu tư Đặng Thùy D. (0977288…) đang rao bán 5.000 quyền mua cổ phiếu cho biết những giao dịch này là bình thường, bởi chị được mua ưu đãi theo tiêu chuẩn công ty tham gia góp vốn vào ngân hàng này.
“Trường hợp không thành lập, công ty sẽ trả lại vốn góp với lãi suất ngân hàng. Như thế cũng là bình thường”, chị D. nói.
Tuy nhiên, với những nhà đầu tư đã mua qua tay nhiều người, với mức giá cao hơn mệnh giá, rủi ro đang hiện hữu. Trên thị trường OTC ngày 24/7 vẫn có giá rao bán tới 21.500 đồng, nhưng đây cũng là thời điểm “chốt” thông tin bán ra tại nhiều đầu mối giao dịch OTC.
Một nhà đầu tư khác cho rằng đã tính trước khả năng ngân hàng này không thành lập, nhưng đó là rủi ro thường thấy trên thị trường OTC và phải chấp nhận. “Khi giao dịch đã có giấy tờ chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư, người bán sẽ đứng ra hoàn vốn và chắc chắn công ty sẽ hoàn trả lại giá gốc. Còn mất phần giá chênh lệch, đó là rủi ro”, nhà đầu tư này nói.
Rủi ro đó, từ cuối năm 2006 Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những khuyến cáo, liên quan đến việc mua – bán quyền mua cổ phiếu các ngân hàng chưa thành lập. Bản thân nhà đầu tư cũng đã lường trước. Điều mà họ chờ đợi hiện nay là sự thuận lợi trong hoàn trả lại vốn, tránh được những tranh chấp pháp lý, hoặc có thể theo khả năng cùng PetroVietnam đầu tư vào một ngân hàng khác (đồng nghĩa với yêu cầu thoái vốn tại GP Bank) cũng như cần thông tin cụ thể về hướng xử lý dự án.
Trên thị trường tự do, giá quyền mua cổ phiếu Hồng Việt có thời điểm lên tới 18.000 đồng, hiện phổ biến từ 13.500 – 16.000 đồng, nhưng giao dịch thời gian gần đây gần như “đóng băng”.
* Ngân hàng Hồng Việt, tên trước đây là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí, có 6 cổ đông sáng lập là Petro Vietnam, Ngân hàng Quốc tế, Tổng công ty Hàng không; Tập đoàn Hoà Phát, Công ty TNHH Đầu tư tài chính I.P.A và Tổng công ty Nước giải khát - Rượu - Bia Hà Nội. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc thành lập, Hồng Việt đã tiến hành Đại hội cổ đông lần thứ nhất, thông qua vốn điều lệ lên tới 5.000 tỷ đồng.