Người nông thôn "online" tăng vọt, tích cực mua sắm trực tuyến

Đỗ Phong
Chia sẻ

Người dùng nông thôn ngày càng mua trực tuyến nhiều hơn. Trong số những người sử dụng Internet, 46% có tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến

Người dùng tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi mua sắm online. Ảnh minh họa
Người dùng tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi mua sắm online. Ảnh minh họa

Số lượng sử dụng internet, điện thoại thông minh của người dùng nông thôn đang tăng mạnh. Đặc biệt, ngày càng có nhiều người tiếp cận và tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến. 

Thực tế này mở ra hướng đầu tư phát triển cho các thương hiệu, nhãn hàng, doanh nghiệp marketing… chăm sóc, khai thác thị trường lớn đầy tiềm năng này.

TỶ LỆ NGƯỜI DÙNG VÙNG NÔNG THÔN "ONLINE" TĂNG VỌT

Nông thôn và ngoại thành là khu vực tiềm năng để doanh nghiệp hướng tới thúc đẩy tăng trưởng. Nông thôn hiện chiếm 63% dân số, và 60% GDP của cả nước. Dự tính từ 2020-2025, chi phí hàng tháng dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh ở nông thôn sẽ tăng trung bình 7% hàng năm, nhanh hơn khu vực đô thị loại 1 (4%). So với đô thị loại 1, trên 70% các ngành hàng vẫn có cơ hội để đẩy mạnh số lượng người tiêu dùng của ngành hàng.

Báo cáo thường niên về hành vi, mức độ tiêu thụ các phương tiện truyền thông, mức độ sử dụng và nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng tại các vùng nông thôn và ngoại thành Việt Nam và được Facebook và GroupM Việt Nam nghiên cứu công bố đã phát hiện nhiều điểm mới thú vị về người tiêu dung khu vực nông thôn.

Khảo sát cho thấy, người tiêu dùng ở nông thôn rất thành thạo việc sử dụng các sản phẩm công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số. Có tới 92% người dân nông thôn đã sử dụng điện thoại thông minh, tăng mạnh so với 2 năm trước (84%).

Theo đó, người tiêu dùng ở các vùng nông thôn đang sử dụng Internet nhiều hơn là các loại hình media truyền thống và tăng nhanh từ 2018 (84%) đến 2021 (91%). Lần đầu tiên số lượng người sử dụng Internet đã cao hơn TV (86%).

Không chỉ số lượng người, thời gian sử dụng Internet hàng ngày tiếp tục tăng cao (149 phút) và gần gấp đôi TV (87 phút). Trong số người tiêu dùng khi xem TV có đến 47% sẽ sử dụng điện thoại song song để chat hoặc truy cập mạng xã hội. Sử dụng mạng xã hội là hoạt động Internet phổ biến nhất với 92% số người. Facebook là mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất với 97% số người.

Những con số này đã phần nào phản ảnh về mức độ tiếp cận với các sản phẩm, và quen với các loại thiết bị, dịch vụ giải trí mới. Khảo sát cho thấy, người tiêu dùng ở nông thôn rất thành thạo việc sử dụng các sản phẩm công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số. Có tới 92% người dân nông thôn đã sử dụng điện thoại thông minh, tăng mạnh so với 2 năm trước (84%). 

Bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội, người tiêu dùng ở nông thôn còn xem video trực tuyến (74%), chơi game trực tuyến  (34%), và mua sắm trực tuyến (14%). Facebook Watch là top 2 kênh video trực tuyến với 47% người sử dụng ở nông thôn chọn FB watch là kênh sử dụng nhiều nhất.

Đặc biệt theo khảo sát này thì người tiêu dùng nông thôn ngày càng mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Trong số những người sử dụng Internet, 46% có tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến. Để tìm hiểu thông tin, người tiêu dùng mong muốn được chat với nhãn hàng, xem demo sản phẩm, xem Live shopping, hoặc đọc review về sản phẩm. Kênh mua sắm số 1 cho người tiêu dùng ở nông thôn (72%) là Facebook; tiếp đó là các sàn thương mại điện tử nổi tiếng hiện nay.

CƠ HỘI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

Có thể  thấy, thói quen, hành vi người tiêu dùng online ở nông thôn đã có những thay đổi mạnh mẽ. Một báo cáo lần đầu tiên của Google về vấn đề này cuối năm 2020 cũng đã chỉ rõ sự gia tăng của người tiêu dùng kỹ thuật số vùng nông thôn.

Google cho rằng, mặc dù các khu vực thành thị tiếp tục thống trị trên "bản đồ trực tuyến" về chi tiêu, nhưng nông thôn Việt Nam là một thị trường chủ chốt cho tăng trưởng, sẵn sàng cho mức tăng trưởng nhanh gấp đôi các thành phố lớn. Đây là nơi cư trú của hơn một nửa dân số cả nước, một thị trường chưa được khai thác với mức độ thâm nhập của mạng Internet ngày càng tăng.

Người dân nông thôn đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng Internet để liên lạc, học tập, phát triển bản thân và giải trí. Theo đó, các nhà tiếp thị có thể đưa thông điệp của mình gắn liền với các lĩnh vực này, tận dụng các nguyện vọng của những người dùng này bằng nội dung hữu ích và phù hợp để tạo ra một mạch kết nối cảm xúc.

Nội dung phù hợp và dễ tiếp cận của YouTube thu hút người dân nông thôn, với 97% sử dụng nền tảng này hàng tuần và 62% xem nội dung trên đó hàng ngày. Nhưng khi đưa ra quyết định mua hàng, rõ ràng Google Tìm kiếm là lựa chọn hàng đầu với 45% người tiêu dùng nông thôn sử dụng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm so với các phương tiện truyền thống (24%) và mạng xã hội (27%).

Nếu như doanh nghiệp có thể thu hút được người dùng tại những khu vực mới này thì tiềm năng trưởng trong tương lai là rất lớn.
Ông Khôi Lê Giám đốc kinh doanh Facebook tại Việt Nam

Với những thay đổi này, các chuyên gia thị trường cho rằng, các nhà tiếp thị có thể đưa thông điệp của mình gắn liền với các lĩnh vực, tận dụng các nguyện vọng của những người dùng bằng nội dung hữu ích và phù hợp với xu hướng, hành vi, sở thích để khai thác tiềm năng. Việc đi đến được điều này, am hiểu về hành vi tiêu dùng trong từng ngành hàng ở khu vực này là điều cần thiết.

Trước xu hướng thay đổi này, các nhà quảng cáo nên kết hợp các kênh truyền thông trực tuyến bên cạnh kênh truyền thông truyền thống để đảm bảo việc tiếp cận được tối đa người tiêu dùng tiềm năng, và đạt được hiệu quả chi phí.

Để kết nối với người tiêu dùng sâu sắc hơn, các nhãn hàng có thể sử dụng đa dạng các hoạt động hoạt náo trên kênh truyền thông trực tuyến từ mạng xã hội, video trực tuyến, đến nội dung quảng cáo từ người nổi tiếng, gaming...

Các chuyên gia khẳng định, kênh bán hàng trực tuyến sẽ là cơ hội để tăng sự hiện diện sản phẩm đối với nhiều khu vực nông thôn, đặc biệt khi kênh phân phối truyền thông chưa vươn tới được, hoăc đáp ứng nhu cầu tiện lợi của người tiêu dùng bận rộn ngày nay.

Ông Khôi Lê, Giám đốc kinh doanh của Facebook tại thị trường Việt Nam nhấn mạnh, hút thêm nhiều người tiêu dùng mới luôn là bài toán rất nhiều nhà quản lý đang cần tìm lời giải đáp. Khi lượng người dùng mới tại các thành phố lớn đang cạn, sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng đang trở nên bão hoà, thì việc thu hút người dùng ở khu vực thành phố vệ tinh loại 2, 3, khu vực nông thôn trở nên ngày càng tiềm năng, quan trọng.

Minh chứng cho nhận định này, ông Khôi dẫn báo cáo mới nhất của Kantar Worldpanel, lượng người tiêu dùng tại các khu vực này hiện chiếm tới 63% dân số và hơn 60% GDP của Việt Nam. Điều này cho thấy lượng người tiêu dùng tiềm năng tại đây không chỉ nhiều về số lượng mà cả về chất lượng với sức mua đã tăng lên rất nhiều so với trước.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con