Nhà ở xã hội chỉ được bán ra thị trường sau 10 năm
Cá nhân, hộ gia đình mua, thuê mùa nhà ở xã hội chỉ được phép bán, cho thuê nhà ở đó sau thời gian tối thiểu là 10 năm.
Cá nhân, hộ gia đình mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán, cho thuê ra thị trường sau thời gian tối thiểu là 10 năm.
Đó là nội dung đáng chú ý trong Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở vừa được Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 8/8 tới.
Ngoài điều kiện về thời gian nêu trên, người mua, thuê mua nhà ở còn phải đảm bảo các điều kiện như phải trả hết tiền cho chủ đầu tư và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Quy định trên cũng đồng nghĩa với việc, người thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào trong thời gian thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, trong trường hợp mua nhà mà chưa đủ thời gian 10 năm, kể từ thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhưng bên mua có nhu cầu bán thì chỉ được bán cho Nhà nước hoặc chủ đầu tư hoặc cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của địa phương nhưng giá bán được không cao hơn mức giá nhà ở xã hội cùng loại tại thời điểm bán.
Đối với chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội được xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách Nhà nước được hưởng các ưu đãi như được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội đã được phê duyệt; được miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; được hỗ trợ tín dụng đầu tư…
Ngoài nội dung về nhà ở xã hội, Nghị định cũng quy định chi tiết các điều kiện về khảo sát, thiết kế và xây dựng nhà riêng lẻ của cá nhân, hộ gia đình tại các đô thị. Đặc biệt, đối với các nhà ở có diện tích sàn từ 250 m2 trở lên tại các đô thị, chủ nhà nhất thiết phải thuê nhà thầu có đủ năng lực để thi công.
Hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị có tổng diện tích sàn xây dựng từ 1.000 m2 trở lên hoặc có chiều cao từ 6 tầng trở lên (tính cả tầng hầm) thì bắt buộc phải có chứng nhận bảo đảm an toàn chịu lực do đơn vị có chức năng cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở tại đô thị có 2 tầng trở lên mà tại mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín (tức là có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng) thì diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ tối thiểu là 30 m2 và phải đáp ứng các quy định về nhà ở chung cư.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 5/2010, cả nước hiện có khoảng 130 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp được đăng ký, trong đó có 33 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng đã được khởi công.
Cũng theo Bộ Xây dựng, tại khu vực đô thị hiện vẫn còn khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội với tổng diện tích nhà ở lên tới 150 triệu m2.
Để đáp ứng cơ bản nhu cầu trên, theo Bộ Xây dựng cần một lượng vốn đầu tư khoảng 300 - 400 nghìn tỷ đồng. Riêng Thủ đô Hà Nội cần 5,5 triệu m2, tương đương 110 nghìn căn hộ và 11 nghìn chỗ ở cho công nhân trong các khu công nghiệp nghiệp. Tại Tp.HCM cần khoảng 5 triệu m2 và trên 50 nghìn chỗ ở cho công nhân thuê.
Ngoài ra, cả nước hiện có hơn 3 triệu m2 sàn nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100 nghìn hộ dân cần xây dựng lại (hơn 200 nhà chung cư là chỗ ở của 10 nghìn hộ đã bị xuống cấp nghiêm trọng). Trong đó, Hà Nội có khoảng 23 khu chung cư cũ có tổng diện tích sàn khoảng 1 triệu m2 với trên 30 nghìn hộ và 10 khu nhà ở tập thể thấp tầng.
Đó là nội dung đáng chú ý trong Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở vừa được Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 8/8 tới.
Ngoài điều kiện về thời gian nêu trên, người mua, thuê mua nhà ở còn phải đảm bảo các điều kiện như phải trả hết tiền cho chủ đầu tư và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Quy định trên cũng đồng nghĩa với việc, người thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào trong thời gian thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, trong trường hợp mua nhà mà chưa đủ thời gian 10 năm, kể từ thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhưng bên mua có nhu cầu bán thì chỉ được bán cho Nhà nước hoặc chủ đầu tư hoặc cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của địa phương nhưng giá bán được không cao hơn mức giá nhà ở xã hội cùng loại tại thời điểm bán.
Đối với chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội được xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách Nhà nước được hưởng các ưu đãi như được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội đã được phê duyệt; được miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; được hỗ trợ tín dụng đầu tư…
Ngoài nội dung về nhà ở xã hội, Nghị định cũng quy định chi tiết các điều kiện về khảo sát, thiết kế và xây dựng nhà riêng lẻ của cá nhân, hộ gia đình tại các đô thị. Đặc biệt, đối với các nhà ở có diện tích sàn từ 250 m2 trở lên tại các đô thị, chủ nhà nhất thiết phải thuê nhà thầu có đủ năng lực để thi công.
Hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị có tổng diện tích sàn xây dựng từ 1.000 m2 trở lên hoặc có chiều cao từ 6 tầng trở lên (tính cả tầng hầm) thì bắt buộc phải có chứng nhận bảo đảm an toàn chịu lực do đơn vị có chức năng cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở tại đô thị có 2 tầng trở lên mà tại mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín (tức là có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng) thì diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ tối thiểu là 30 m2 và phải đáp ứng các quy định về nhà ở chung cư.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 5/2010, cả nước hiện có khoảng 130 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp được đăng ký, trong đó có 33 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng đã được khởi công.
Cũng theo Bộ Xây dựng, tại khu vực đô thị hiện vẫn còn khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội với tổng diện tích nhà ở lên tới 150 triệu m2.
Để đáp ứng cơ bản nhu cầu trên, theo Bộ Xây dựng cần một lượng vốn đầu tư khoảng 300 - 400 nghìn tỷ đồng. Riêng Thủ đô Hà Nội cần 5,5 triệu m2, tương đương 110 nghìn căn hộ và 11 nghìn chỗ ở cho công nhân trong các khu công nghiệp nghiệp. Tại Tp.HCM cần khoảng 5 triệu m2 và trên 50 nghìn chỗ ở cho công nhân thuê.
Ngoài ra, cả nước hiện có hơn 3 triệu m2 sàn nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100 nghìn hộ dân cần xây dựng lại (hơn 200 nhà chung cư là chỗ ở của 10 nghìn hộ đã bị xuống cấp nghiêm trọng). Trong đó, Hà Nội có khoảng 23 khu chung cư cũ có tổng diện tích sàn khoảng 1 triệu m2 với trên 30 nghìn hộ và 10 khu nhà ở tập thể thấp tầng.