Nhật Bản, Hàn Quốc có thể được giảm thuế quan bằng cách mua thêm LNG Mỹ

Ngọc Trang
Chia sẻ

Tổng thống Mỹ Donald Trump Trump sẽ trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán để xem xét lại thuế quan cho từng đối tác thương mại...

Các bồn chứa LNG của  Tokyo Gas ở tỉnh Chiba. Nhật Bản được cho là đang cân nhắc tham gia vào một dự án LNG ở bang Alaska, Mỹ - Ảnh: Reuters
Các bồn chứa LNG của Tokyo Gas ở tỉnh Chiba. Nhật Bản được cho là đang cân nhắc tham gia vào một dự án LNG ở bang Alaska, Mỹ - Ảnh: Reuters

Chia sẻ với hãng tin CNBC ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang làm việc với các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan về các thỏa thuận năng lượng lớn. Theo ông, các thỏa thuận này có thể giúp các nền kinh tế này được giảm thuế đối ứng mà ông Trump công bố hôm 2/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của ông Trump, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thuộc đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Các mức thuế quan với hàng hóa từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan vào Mỹ lần lượt là 24%, 25% và 32%.

“Tổng thống Trump sẽ trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán để xem xét lại thuế quan cho từng đối tác thương mại”, ông Bessent cho biết.

Vị Bộ trưởng cho rằng các bên có thể phải trao đổi qua lại nhiều và kết quả đàm phán sẽ tùy thuộc vào đề xuất của các đối tác thương mại với Washington.

"Ví dụ, thảo luận về một thỏa thuận năng lượng lớn ở Alaska đang diễn ra. Nhật Bản và có thể cả Hàn Quốc và Đài Loan, có thể sẽ nhập khẩu một phần lớn năng lượng từ đây cũng như đầu tư vào dự án này”, ông Bessent cho biết.

Chia sẻ chi tiết hơn, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết các nền kinh tế châu Á sẽ đầu tư một phần hoặc phần lớn chi phí để xây dựng đường ống từ các mỏ khí đốt ở vùng Bắc Cực ở phía Bắc bang Alaska đến các cảng ở miền Nam nước Mỹ. Các nền kinh tế này cũng cam kết mua khí đốt được khai thác tại đây - hành động không chỉ tạo ra nhiều việc làm cho người Mỹ mà còn giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.

Dự án đường ống khí đốt này sẽ trải dài 1.300 km và có chi phí đầu tư ước tính là 44 tỷ USD. Thống đốc bang Alaska, ông Mike Dunleavy, gần đây cho biết đường ống này có thể bắt đầu xuất khẩu khí đốt vào năm 2030 và đạt công suất khoảng 100 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày.

Chia sẻ trên mạng xã hội Truth Social ngày 8/4, ông Trump cho biết vừa có “cuộc điện đàm tuyệt vời” với Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo.

“Chúng tôi đã thảo luận về thặng dư thương mại lớn và không bền vững của Hàn Quốc, thuế quan, ngành đóng tàu và việc mua một lượng lớn LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) của Mỹ, liên doanh của họ tại dự án đường ống ở Alaska và việc thanh toán cho sự bảo về quân sự mà Mỹ cung cấp cho Seoul”, ông Trump viết trong bài đăng.

Ông Trump cũng cho biết một nhóm đàm phán hàng đầu của Hàn Quốc đang trên máy bay tới Mỹ và “mọi việc có vẻ rất tốt đẹp”.

Trước đó, ngày 7/4, sau cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, ông Trump đã chỉ định ông Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson Greer đại diện Washington đàm phán thương mại với Tokyo.

Dự kiến, cuộc đàm phán đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 9/4 - thời điểm thuế đối ứng ở mức cao hơn của ông Trump có hiệu lực. Chia sẻ trên mạng xã hội X, ông Bessent cho biết trong số các đối tác thương mại hành động nhanh chóng để xúc tiến đàm phán với Mỹ, Nhật Bản sẽ được ưu tiên.

Tháng trước, trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Mỹ kể từ khi nhậm chức, ông Trump cũng từng đề cập tới Nhật Bản và Hàn Quốc, cho biết hai nước này sẽ “đầu tư hàng nghìn tỷ USD” vào dự án xây dựng đường ống ở Alaska.

“Chính quyền của tôi cũng đang làm việc về một dự án đường ống khí đốt tự nhiên khổng lồ ở Alaska, thuộc hàng lớn nhất thế giới. Trong đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác muốn làm đối tác và họ sẽ đầu tư hàng nghìn tỷ USD”, ông Trump cho biết.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con