Thuế quan ô tô thử thách trụ cột kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc

Hoài Thu
Chia sẻ

Các tập đoàn ô tô có vai trò quan trọng và sức ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản...

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Với Hàn Quốc và Nhật Bản, thuế quan ô tô của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gây khó khăn lớn cho ngành công nghiệp ô tô trong nước - lĩnh vực vừa là trụ cột của nền kinh tế vừa là niềm tự hào quốc gia.

Sau tuyên bố áp thuế quan bổ sung 25% với ô tô nhập khẩu vào Mỹ của ông Trump ngày 26/3, giá cổ phiếu của các công ty ô tô lớn như Toyota và Honda của Nhật, Hyundai Motor và Kia Corp của Hàn Quốc, đồng loạt giảm trong phiên ngày 27/3. Phiên giảm này khiến 4 hãng xe mất tổng cộng khoảng 16,5 tỷ USD vốn hóa thị trường.

VAI TRÒ ĐẶC BIỆT CỦA NGÀNH Ô TÔ

Trên đường phố thủ đô Seoul, “thành phố ô tô" Gwangju của Hàn Quốc, cũng như thủ đô Tokyo của Nhật, nhiều người quan ngại rằng thuế quan của Mỹ sẽ gây tác động lớn bởi ngành ô tô có vai trò đặc biệt quan trọng với nền kinh tế sau chiến tranh của hai quốc gia này.

Sau Thế chiến thứ hai, ngành sản xuất ô tô đã giúp nền kinh tế Đức, Italy và Pháp chuyển mình, nhưng với châu Á, sự ảnh hưởng thậm chí lớn hơn nhiều. Các tập đoàn ô tô có vai trò quan trọng và có sức ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tại Nhật, nơi ngành ô tô đóng góp gần 3% vào tổng sản phẩm trong nước (GDP), chuỗi cung ứng ô tô có khoảng 60.000 công ty - theo số liệu của công ty nghiên cứu Teikoku Databank tính tới tháng 5 năm ngoái. Số liệu Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho thấy ngành này hiện sử dụng hơn 5 triệu lao động, tương đương 8% toàn bộ lực lượng lao động Nhật Bản.  

Tại Hàn Quốc, ngành sản xuất ô tô là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất. Xuất khẩu ô tô và linh kiện ô tô chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này, trong đó khoảng một nửa là xuất khẩu sang Mỹ.

“Khi nói về lĩnh vực sản xuất, hầu hết mọi người nghĩ ngay tới ngành công nghiệp ô tô”, ông Hiroshi Kojima, doanh nhân 56 tuổi đang kinh doanh vật liệu tại Tokyo, chia sẻ với hãng tin Reuters. “Tôi lo rằng thuế quan của ông Trump có thể gây tác động lớn tới nền kinh tế Nhật Bản".

Tại Gwangju, Hàn Quốc, nơi có nhiều nhà máy xuất khẩu ô tô của Kia sang Mỹ, nhân viên tại một nhà cung cấp của Kia lo ngại về số lượng đơn hàng và việc làm giảm sau khi thuế quan của ông Trump có hiệu lực.

“Nhà máy của chúng tôi có kế hoạch duy trì ca làm việc vào thứ Bảy trong tháng 4, nhưng không có gì chắc chắn”, người này cho biết.

"SẼ CÓ NHIỀU NGƯỜI MẤT VIỆC LÀM"

“Chúng tôi đang rất căng thẳng”, một nhân viên công đoàn tại một công ty ô tô Hàn Quốc chia sẻ. “Chúng tôi lo lắng khi đất nước thiếu vắng tổng thống, người có thể giải quyết vấn đề thuế quan. Đây không phải là điều chúng tôi có thể kiểm soát được”.

Khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol - người đã bị bắt và đang bị luận tội.

Ngày 27/3, Bộ trưởng Công nghiệp Hàn Quốc Ahn Duk-geun đã có cuộc gặp với các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp phụ tùng ô tô trong nước. Tại cuộc gặp, ông bày tỏ quan ngại về tác động của thuế quan, đặc biệt là với các nhà sản xuất phụ tùng ô tô. Ông cam kết sẽ có biện pháp giảm thiểu tác động của thuế quan Mỹ, bao gồm tăng đầu tư trong nước và thúc đẩy nhu cầu nội địa.

Tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cũng cho biết sẽ cân nhắc tất cả các lựa chọn và cho biết Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Mỹ - điều mà chính phủ của ông đã nhấn mạnh với Washington.

Năm 2023, Nhật Bản xuất khẩu 4,4 triệu ô tô, bao gồm xe tải và xe buýt, trong đó hơn 30% sang Mỹ.

Ngành công nghiệp ô tô đang ngày càng trở nên quan trọng với Nhật Bản trong bối cảnh sức ảnh hưởng của nước này trong các ngành như điện tử tiêu dùng và con chip suy giảm những năm gần đây. Các sản xuất ô tô luôn được xem là lựa chọn hàng đầu của sinh viên mới tốt nghiệp tại Nhật.

Chia sẻ với Reuters, Mayu Morikawa, một sinh viên Nhật vừa tốt nghiệp đại học đang tìm việc, cho biết cô cảm thấy lo lắng về tương lai của mình cũng như của người bạn vừa bắt đầu làm việc tại một công ty ô tô.

Trong khi đó, Hyun Sang-jin, một cư dân tại Seoul, cho rằng thuế quan của Mỹ có thể đe dọa chất lượng của nhiều người dân Hàn Quốc bởi các công ty ô tô như Hyundai có vai trò quan trọng với nền kinh tế đất nước.

“Tôi cho rằng sẽ có rất nhiều người mất việc làm”, Hyun nhận định.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con