Nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt đầu tư sang đất nước “mặt trời mọc”

Anh Nhi
Chia sẻ

Chiếm chưa tới 1% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, song hiệu quả dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Nhật Bản được đánh giá khá tốt và dư địa để các doanh nghiệp tiếp tục “mở cõi” ở thị trường này vẫn rất tiềm năng...

FPT Japan là một trong những doanh nghiệp Việt thành công trong đầu tư vào Nhật Bản.
FPT Japan là một trong những doanh nghiệp Việt thành công trong đầu tư vào Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/7/2023, Việt Nam có 124 dự án đầu tư tại Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư đạt 19,56 triệu USD, đứng vị trí 36/80 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, có 107 lượt dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư 14,12 triệu USD và 17 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng mức đầu tư 5,44 triệu USD.

Về lĩnh vực đầu tư, các dự án thông tin - truyền thông, khoa học và công nghệ chiếm tỷ lệ nhiều nhất; tiếp đến là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô; du lịch; dịch vụ lưu trú, nhà hàng; cơ sở chế biến và chế tạo.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, mặc dù số lượng dự án đầu tư chưa nhiều, quy mô đầu tư còn nhỏ, nhưng các dự án hoạt động mang lại hiệu quả khá tốt, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm… đem lại giá trị gia tăng cao và góp phần nâng cao năng lực cho các kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin của Việt Nam.

NHIỀU DOANH NGHIỆP “MỞ CÕI” THÀNH CÔNG 

“Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư sang Nhật Bản ở lĩnh vực công nghệ thông tin do lĩnh vực này Việt Nam có thế mạnh và Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn. Vốn đầu tư cho công nghệ thông tin ít nhưng mang lại hiệu quả, giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp và kỹ sư tiếp cận, học hỏi công nghệ, kỹ thuật hiện đại của Nhật Bản”, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng nhận định như vậy trong cuộc họp thúc đẩy Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản.

Trong số các doanh nghiệp đầu tư vào Nhật Bản, FPT Japan được xem là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thành công nhất tại thị trường này.

Sau 18 năm kể từ khi “đem chuông đi đánh xứ người”, FPT Japan đã trở thành công ty Việt Nam lớn nhất tại Nhật Bản. Nếu năm 2021, FPT Software đạt mức doanh thu 632 triệu USD thì mức đóng góp của FPT Japan chiếm khoảng 38% doanh thu của toàn FPT Software.

Nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt đầu tư sang đất nước “mặt trời mọc” - Ảnh 2

Đặc biệt, cuối tháng 10/2022, tiếp nối chuỗi thành công tại “xứ sở Mặt Trời mọc”, Tập đoàn FPT đã ký thỏa thuận đầu tư không chi phối, trở thành cổ đông chiến lược của LTS,Inc., công ty trong top 20 công ty tư vấn, quản trị kinh doanh và chuyển đổi số tại Nhật với hơn 20 năm kinh nghiệm.

Dù không tiết lộ về giá trị thương vụ đầu tư này, song giới đầu tư cho rằng khoản tiền đầu tư có thể lên tới hàng chục triệu USD bởi tham vọng của FPT và LTS,Inc là khai thác các hợp đồng giá trị “khủng” tại thị trường Nhật Bản cũng như quốc tế trong lĩnh vực tư vấn và dịch vụ công nghệ.

Hay NTQ Solution, một doanh nghiệp về phần mềm và tư vấn công nghệ thông tin khác của Việt Nam, cũng được xem là điển hình đầu tư thành công tại Nhật Bản. Thành lập chi nhánh đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 2016, NTQ Japan nhanh chóng phát triển và trở thành đối tác tin cậy của gần 300 doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhật Bản và quốc tế.

Sau 7 năm hoạt động tại thị trường này, NTQ Solution đã có 4 chi nhánh quốc tế tại Tokyo và Osaka (NTQ Japan), Seoul (NTQ Korea) và Hồng Công (NTQ Hongkong),  đặt mục tiêu duy trì mức tăng trưởng 40%/năm và tới năm 2026 sẽ đạt doanh thu 100 triệu USD.

Không “đình đám” như FPT và NTQ, song HSC Japan cũng ghi dấu ấn thành công bước đầu khi thâm nhập thị trường bán lẻ của Nhật Bản. Từ chỗ mở cửa hàng tạp hóa dành riêng cho người Việt “HSC Station – Vietnam no eki” tại Fukuoka vào năm 2017, đến nay, sau hơn 5 năm nỗ lực, HSC Station đã có thêm hai điểm bán lẻ, một cửa hàng online, hai tổng kho bán buôn với diện tích hơn 500 m2, cung cấp hàng hóa cho gần 1.000 đối tác là cửa hàng, tiệm tạp hóa của người Việt, người Trung Quốc và người bản địa trên khắp nước Nhật.

Đặc biệt, từ cuối năm 2021, HSC Station đã mạnh dạn đầu tư vào thương hiệu Asia no eki, mở siêu thị đồ châu Á quy mô lớn nhất Nhật Bản để thâm nhập vào mảng khách hàng quốc tế và người bản địa…

Nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt đầu tư sang đất nước “mặt trời mọc” - Ảnh 3

Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp như Tinhvan, Lotus, VietIS, CMC, Vietjet… đã mở văn phòng tại Nhật Bản. Đây là tín hiệu tốt để các nhà đầu tư Việt Nam có thể mạnh dạn đầu tư thu lợi nhuận tại cường quốc kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới.

Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), mặc dù vốn đầu tư của Việt Nam vào Nhật Bản tăng mạnh trong những năm gần đây (tăng hơn 25 lần so với năm 2017) song vẫn còn khiêm tốn so với dư địa để các doanh nghiệp “mở cõi” ở thị trường “khó tính” như Nhật Bản.

Tại Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư ngược, thay vì xu hướng đầu tư truyền thống từ các nước giàu sang các nước nghèo, các nước công nghệ cao sang các nước công nghệ thấp, nơi chi phí nhân công đắt sang chi phí nhân công rẻ,… trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư kiểu cũ, Nhật Bản đã và đang có nhiều giải pháp cải cách để đưa quốc gia này trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm xoay chuyển dòng vốn quay trở lại đầu tư tại Nhật Bản, đặc biệt trong một số lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin.

CƠ HỘI LỚN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Việt Nam và Nhật Bản đã ký hiệp định khuyến khích đầu tư và tránh đánh thuế 2 lần cùng nhiều hiệp định hợp tác thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa hai bên, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hai nước.

“Đặc biệt, Hiệp định khuyến khích đầu tư và tránh đánh thuế hai lần được coi là cơ chế hỗ trợ, bảo trợ hiệu quả cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp hai nước”, Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 32-2023 phát hành ngày 07-08-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt đầu tư sang đất nước “mặt trời mọc” - Ảnh 4

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con