Nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phục hồi, phát triển bền vững

Hồng Vinh
Chia sẻ

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, nhiều thảo luận nhằm nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; các giải pháp tháo gỡ để Việt Nam tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển bền vững…

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong phát biểu tổng kết các hội thảo chuyên đề tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong phát biểu tổng kết các hội thảo chuyên đề tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong đánh giá cao rất nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng cao được đưa ra, đặc biệt là về đánh giá những nút thắt trong phát triển, đề xuất các giải pháp tháo gỡ để nền kinh tế Việt Nam tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức để phát triển bền vững trong thời gian tới. 

Trong đó, các diễn giả, nhà khoa học và chuyên gia trong nước, quốc tế cùng thống nhất nhận định chung về tình hình thế giới và khu vực hiện nay đang có những diễn biến rất nhanh chóng và phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro cho phát triển của các quốc gia trong thời gian tới.

Đại dịch Covid-19 mặc dù được kiểm soát nhưng hệ lụy là rất lớn và còn kéo dài; xung đột địa chính trị ở một số khu vực trên thế giới gây nên đứt gãy các chuỗi cung ứng, làm suy giảm tổng cung, tăng mức giá của nhiều loại hàng hóa, vật tư, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia và khu vực...

PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG LAO ĐỘNG SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 

Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19 đã tập trung trao đổi chuyên sâu về những vấn đề để hoàn thiện chính sách quản trị quốc gia về lao động sau đại dịch Covid-19 như hoàn thiện chính sách quản trị quốc gia về lao động sau đại dịch Covid-19, trong đó có xem xét vai trò, vị trí, đóng góp của lao động phi chính thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện pháp luật nhằm giảm tỷ lệ lao động phi chính thức; 

Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quốc tế trong quản trị quốc gia về lao động nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, bài học rút ra đối với Việt Nam; Vai trò, vị trí, đóng góp của lao động phi chính thức trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam; Việc làm thỏa đáng thích ứng điều kiện bình thường mới sau đại dịch Covid-19; Lao động, việc làm trong quá trình thực hiện các FTA thế hệ mới; Phát triển việc làm trong điều kiện nền kinh tế số.

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cũng đưa ra ba kiến nghị.

Một là, coi trọng phát triển thị trường lao động là nền tảng trụ cột của nền kinh tế; đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định vì lợi ích chung của người lao động và người sử dụng lao động.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế điều chỉnh quan hệ cung cầu thị trường lao động, việc làm phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; có chính sách khuyến khích phân bố lao động các ngành sản xuất theo quy luật thị trường và phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với đồng bộ chính sách an sinh xã hội, đào tạo và đạo lại lao động; đảm bảo thống nhất hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước về lao động, việc làm. Tạo tính gắn kết chặt chẽ giữa thị trường lao động với thị trường sản xuất hàng hóa dịch vụ và thị trường đào tạo kỹ năng lao động;

Ba là, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê và chế độ báo cáo liên quan đến quản lý lao động, việc làm; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động gắn với cơ sở dữ liệu dân cư, an sinh xã hội… để giúp quá trình ra quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở hơn và tạo nền móng ứng dụng kỹ thuật số, dữ liệu lớn quản lý lao động. 

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN, BẤT ĐỘNG SẢN

Bên cạnh những ý kiến đánh giá về vai trò quan trọng của thị trường vốn và thị trường bất động sản thì sự tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản thời gian gần đây đã tiềm ẩn một số rủi ro như: hiện tượng thao túng giá trên thị trường cổ phiếu; hiện tượng che dấu thông tin hay công bố thông tin sai lệch của doanh nghiệp phát hành trái phiếu hay những phát sinh rủi ro đến từ những hạn chế trong kiến thức pháp luật của một số nhà đầu tư cá nhân; sự thiếu minh bạch trong thông tin cũng khiến cho thị trường bất động sản bất ổn… 

Trên cơ sở nhìn nhận mặt tích cực và đánh giá những hạn chế của thị trường vốn và bất động sản, đã có nhiều ý kiến sâu sắc xoay quanh các giải pháp để thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động và phân bổ vốn hiệu lực và hiệu quả cho nền kinh tế; Các đề xuất cụ thể giúp khơi thông nguồn vốn bền vững cho thị trường bất động sản, giúp lĩnh vực bất động sản giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; Tọa đàm về thời điểm và lộ trình xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của Thành phố.

Đối với thị trường vốn, Ban Kinh tế Trung ương nêu 5 kiến nghị đáng lưu ý.

Một là, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường vốn bao gồm cả thị trường ngân hàng, theo hướng tăng cường minh bạch, phát triển ổn định và bền vững tạo điều kiện đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi số trên thị trường vốn và ngân hàng; nâng cao sức canh tranh và chất lượng của các định chế trung gian thị trường;

Hai là, đẩy mạnh vai trò nhà nước trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để hướng đầu tư tư nhân vào các mục tiêu phát triển phục hồi kinh tế, phát triển xanh... đáp ứng các cam kết về giảm phát thải;

Ba là, tích cực triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó chú trọng các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm thông qua thúc đẩy cổ phần hóa và tăng cường tính minh bạch trong quản lý, quản trị doanh nghiệp;

Bốn là, tích cực triển khai lộ trình xây dựng và phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế, hình thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế;

Năm là, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tăng cường kênh dẫn vốn từ hệ thống ngân hàng thương mại trong đó xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm cho ngân hàng, tạo môi trường thử nghiệm có điều kiện Sanbox; Xây dựng Trung tâm Quản lý và khai thác dữ liệu tập trung của hệ thống Ngân hàng; Đầu tư phát triển nguồn nhân lực số phục vụ quá trình chuyển đổi số.

Đối với thị trường bất động sản, có bốn lưu ý.

Một là, cần đẩy mạnh các chính sách thúc đẩy tính minh bạch trên thị trường bất động sản. Loại bỏ những quy định mâu thuẫn chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bất động sản như đất đai, xây dựng, nhà ở…; Tạo điều kiện và đảm bảo quyền tiếp cận nguồn lực đất đai công bằng giữa các nhà phát triển bất động sản; Phát huy vai trò của “Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh”, nhất là ở các thành phố lớn, tập trung đông dân cư thành một công cụ điều tiết hữu hiệu theo cơ chế thị trường.

Hai là, nguồn vốn cho thị trường bất động sản cần đa dạng hóa thông qua các kênh như phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng góp vốn, cân nhắc mở rộng các hình thức mới như phát triển quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tín thác, quỹ hưu trí, hoạt động M&A…

Ba là, có cơ chế chính sách điều tiết đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản về nhà ở của người dân như chương trình phát triển nhà ở xã hội; Hỗ trợ xây dựng nhà ở giá rẻ; Có chính sách hỗ trợ người có thu nhập trung bình có thể tiếp cận cơ hội sở hữu nhà ở.

Bốn là, đẩy mạnh quá trình hình thành và từng bước hiện đại hóa, số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đến từng thửa đất; Xây dựng hệ thống thông tin đăng ký đất đai đầy đủ, khoa học, đảm bảo công khai, minh bạch và dễ dàng tiếp cận đối với mọi đối tượng.

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, CHUYỂN ĐỔI SỐ, ĐA DẠNG HÓA CHUỖI CUNG ỨNG

Phiên thảo luận đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng diễn ra rất sôi nổi với các vấn đề: Sự điều chỉnh của chuỗi cung ứng toàn cầu và những thách thức, yêu cầu mới đặt ra về khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng Việt Nam;

Bên cạnh đó, phiên thảo luận cũng dẫn ra các xu hướng đổi mới khoa học công nghệ và chuyển đổi số trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, mô hình chuỗi cung ứng toàn cầu đang tái cân bằng lại từ mô hình dựa trên chi phí thấp, rủi ro cao hiện nay sang mô hình đảm bảo an ninh, khả năng chống chịu, vì thịnh vượng và an sinh xã hội của mỗi quốc gia;

Ngoài ra, còn có kinh nghiệm quốc tế về đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng; Đề xuất chủ trương, cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng chuỗi cung ứng đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế và nâng cao vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình này. 

Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội lớn để đẩy mạnh hơn nữa đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức, Hội thảo đã kiến nghị bốn giải pháp.

Một là, thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa các thành phần kinh tế;

Hai là, có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án đầu tư có công nghệ cao, khuyến khích chuyển giao công nghệ và thúc đẩy lan toả rộng rãi công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại;

Ba là, các chính sách nhà nước về khuyến khích và hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển công nghệ số cần trung tính không phân biệt thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều tiếp cận như nhau với các chính sách của nhà nước; phát triển ưu tiên hạ tầng số, dữ liệu chủ trong các cơ sở dữ liệu có độ chính xác cao làm dữ liệu gốc.

Bốn là, phân bổ hợp lý nguồn lực cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh; Nâng cao năng lực và tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng; Hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp công nghiệp hướng đến mô hình nhà máy thông minh; tăng cường liên kết khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu.

Bên cạnh đó, để nâng cao sức chống chịu và phục hồi của chuỗi cung ứng quốc gia, các ý kiến tham gia kiến nghị Chính phủ cần: Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Gia tăng tỷ lệ nguồn cung trong nước nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, quan trọng; Nâng cao năng lực dự báo và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với sự đứt gãy, gián đoạn của chuỗi cung ứng; Tái cân bằng lại chuỗi cung ứng để đề phòng rủi ro có thể xảy ra.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con