Những lo ngại xung quanh trái phiếu kho bạc Mỹ

Kiều Oanh
Chia sẻ

Nước Mỹ đang vay nợ với tốc độ nhanh tới mức hiếm gặp, khiến giới đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ tỏ thái độ lo ngại

Ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ. Bộ này đang gia tăng mật độ các đợt đấu giá trái phiếu, bằng cách tổ chức thường xuyên hơn các phiên đấu giá và bán nợ với lô lớn hơn.
Ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ. Bộ này đang gia tăng mật độ các đợt đấu giá trái phiếu, bằng cách tổ chức thường xuyên hơn các phiên đấu giá và bán nợ với lô lớn hơn.
Để cứu nền kinh tế, nước Mỹ đang vay nợ với tốc độ nhanh tới mức hiếm gặp. Giới đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ đang tỏ thái độ lo ngại trước thực tế này.

Từ ngày cầm quyền, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã có những vạch ra những khoản chi lớn chưa từng có để giải cứu ngành ngân hàng và các hãng xe hơi, cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân và kích thích tăng trưởng kinh tế. Để có tiền cho hoạt động chi tiêu này, Chính phủ Mỹ phải vay nợ qua con đường phát hành trái phiếu kho bạc.

Việc trái phiếu được phát hành ồ ạt khiến thị trường “lên mặt”, đòi hỏi mức lợi nhuận cao hơn khi mua vào loại tài sản này.

Nguy cơ vỡ trần nợ

Lợi suất trái phiếu tức được tính bằng cách lấy tổng trái tức năm chia cho mệnh giá trái phiếu. Mặc dù lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ hiện vẫn ở mức thấp nếu so sánh với những mức lợi suất trái phiếu này trong lịch sử (vào cuối những năm 1990, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức bình quân 5,7%, nước này bắt đầu chuyển từ thâm hụt ngân sách sang thặng dư ngân sách dưới thời Tổng thống Bill Clinton), các nhà đầu tư đang băn khoăn liệu nước Mỹ sắp sửa bước vào một kỷ nguyên gia tăng lãi suất trên thị trường, khi mà Chính phủ vay nợ quá nhiều.

Theo hãng nghiên cứu Wrightson ICAP, trong 6 tháng đầu năm tài khóa hiện tại, thâm hụt ngân sách liên bang đã lên tới 956,8 tỷ USD, gần bằng 1/7 GDP Mỹ - mức thâm hụt chưa từng gặp kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay.

Theo dự kiến của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), nợ trái phiếu của Mỹ sẽ gia tăng từ mức 41% GDP trong năm 2008 lên mức 51% trong năm 2009, và đạt đỉnh 54% vào năm 2010 trước khi giảm trở lại trong những năm sau đó. Trong cả năm 2009, chính quyền Obama cần vay nợ số tiền có thể lên tới 2.000 tỷ USD.

Tốc độ vay nợ gia tăng này đã khiến Bộ Tài chính Mỹ đưa ra cảnh báo rằng, trần nợ quốc gia mà Quốc hội nước này phê chuẩn ở mức 12,1 nghìn tỷ USD rất có thể sẽ bị phá vỡ ngay trong nửa sau của năm nay.

Tuần trước, Ủy ban Cố vấn vay nợ của Bộ Tài chính Mỹ (một nhóm các quan chức trong ngành tài chính Mỹ chuyên cố vấn cho Bộ Tài chính nước này về nhu cầu vốn) đã cảnh báo hậu quả của mức thâm hụt ngân sách cao ở thời điểm mà tiền thuế thu về từ dân đã sụt giảm tới 14% trong nửa đầu của năm tài khóa này.

“Với viễn cảnh của nền kinh tế Mỹ hiện nay, với cái giá để phục hồi chức năng cho hệ thống tài chính và những nghĩa vụ lương hưu đeo đẳng, triển vọng tài khóa của nước Mỹ sẽ là tình trạng vay nợ gia tăng nhanh chóng trong những năm tới”, các nhà cố vấn này nhận xét. Họ kết luận, mặc dù lãi suất thực tế dài hạn sẽ không tăng lên ngay lập tức, nhưng “lối đi tài khóa như vậy có thể đẩy lãi suất thực tế lên những mức cao hơn nhiều ở một thời điểm nào đó trong tương lai”.

Ở một vài góc độ, thâm hụt ngân sách cao lẽ ra chẳng gây lo lắng gì. Thâm hụt ngân sách là một con đường hữu hiệu để các chính phủ sử dụng chi tiêu công nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế khi nhu cầu của khu vực tư nhân suy yếu. Biện pháp này phát huy tác dụng miễn là quốc gia đó ngừng tình trạng thâm hụt ngân sách và trả lại số tiền đã vay nợ sau khi kinh tế bắt đầu phục hồi.

Rắc rối ở đây là hoạt động vay nợ của Chính phủ Mỹ có nguy cơ vượt xa mức độ đầu tư của thị trường vào trái phiếu kho bạc nước này, khiến lãi suất trên thị trường bị đẩy cao và có nguy cơ kéo chậm sự phục hồi tăng trưởng khi sự phục hồi này xuất hiện.

Đó là lý do tại sao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) năm nay đã công bố một chính sách kỳ lạ là mua lại những khoản nợ dài hạn do Bộ Tài chính phát hành nhằm hạ mức lợi suất trái phiếu trên thị trường xuống. Theo kế hoạch, FED sẽ mua vào lượng trái phiếu kho bạc trị giá 300 tỷ USD trong thời gian 6 tháng. Chiến lược này có tác dụng trong chốc lát, nhưng hiện tại, ảnh hưởng của của quyết định mà FED đưa ra đã giảm đi nhiều và lãi suất dài hạn trên thị trường đã lại nhích lên.

Ngoài ra, cũng đã xuất hiện những lo ngại rằng mức lãi suất mà Chính phủ Mỹ phải trả cho những nghĩa vụ nợ mà họ đang mang có thể gây ra những gánh nặng cho các thế hệ tương lai. CBO dự báo, tiền lãi mà Chính phủ Mỹ phải trả trong thập kỷ tới sẽ tăng gấp hơn 4 lần, từ mức 172 tỷ USD trong năm ngoái lên mức 806 tỷ USD vào năm 2019.

“Chính phủ sẽ phải trả ngày càng nhiều tiền lãi và phải vay mượn thêm nữa để trả lãi. Điều này dẫn tới sự lãng phí lớn tài nguyên và tiền thuế của dân”, ông Charles S. Konigsberg, tư vấn ngân sách trưởng của Concord Coaliation, một tổ chức ủng hộ thâm hụt ngân sách ở mức thấp, nhận xét.

Tính sáng tạo của Chính phủ Mỹ

Dĩ nhiên, không ai cho rằng nước Mỹ sẽ gặp khó trong vấn đề trả lãi suất cho người nắm giữ trái phiếu kho bạc nước này. Thứ Tư tuần trước, ngay khi Washington công bố nhu cầu vốn khổng lồ cho quý 1, Bộ Tài chính cho rằng, thị trường tài chính có thể “thẩm thấu” hết lượng trái phiếu khổng lồ sắp phát hành. “Chúng tôi tin tưởng có thể giải quyết những nhu cầu vốn lớn này”, quyền Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách thị trường tài chính Karthik Ramanathan tuyên bố.

Tuy nhiên, có một mối lo ngại nữa là số những nhà đầu tư hứng thú với việc mua nợ Mỹ đang giảm bớt. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đang ở trong tình trạng giảm sút tăng trưởng, thậm chí là suy thoái. Ngoài ra, nhiều quốc gia khác ngoài Mỹ cũng đang tăng nhu cầu vay nợ. Khi ngân sách của các quốc gia khác cũng rơi vào tình trạng thâm hụt, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường tài chính toàn cầu khi bán nợ.

Ở thời điểm hiện tại, Mỹ đang thực sự hưởng lợi từ việc các nhà đầu tư toàn cầu đẩy mạnh mua vào trái phiếu kho bạc của nước này để chống khủng hoảng tài chính. Cuối năm ngoái, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục do xu hướng này. Tuy nhiên, dòng tiền đổ vào trái phiếu Chính phủ Mỹ sẽ không ồ ạt chảy mãi.

Trung Quốc đã cho nước Mỹ vay một lượng tiền khổng lồ qua việc tích trữ trái phiếu kho bạc Mỹ. Khoảng 2/3 trong dự trữ ngoại hối 1,95 nghìn tỷ USD của Trung Quốc được cho là các loại chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, chính Trung Quốc đã bắt đầu lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về sức khỏe tài chính của quốc gia “con nợ” này.

Để trấn an thị trường và bù đắp cho lổ hổng ngân sách, Chính phủ Mỹ trở nên rất “sáng tạo”. Bộ Tài chính nước này đang gia tăng mật độ các đợt đấu giá trái phiếu, bằng cách tổ chức thường xuyên hơn các phiên đấu giá và bán nợ với lô lớn hơn. Hiện Bộ Tài chính Mỹ đang tiến hành đấu giá trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm mỗi tháng một lần, thay vì mỗi năm 4 lần như trước đây.

Ngoài ra, bộ này còn phát hành trở lại những loại trái phiếu mà trước đây đã ngừng phát hành, như trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 7 năm, nhằm thu hút bất kỳ số vốn nào đang chờ đợi trên đường cong của đồ thị lợi suất. Các nhà chức trách Mỹ thậm chí còn tính tới chuyện phát hành lượng trái phiếu kỳ hạn mới 50 năm nhiều tỷ USD, nhưng ý tưởng này chưa nhận được sự phê chuẩn chính thức.

Ở mặt trận thứ hai, Bộ Tài chính Mỹ và FED ra sức đảm bảo sự vận hành trơn tru của mỗi phiên đấu giá trái phiếu. Do lượng trái phiếu đấu giá có giá trị khổng lồ, cứ mỗi điểm phần trăm lãi suất mà Chính phủ Mỹ phải trả thêm cho các nhà đầu tư có thể khiến hàng tỷ USD tiền thuế của dân “bốc hơi” thêm. Đầu năm nay, khi nhu cầu chững lại tại một buổi bán đấu giá trái phiếu kho bạc (khi đó một phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Anh cũng không đem lại kết quả như mong muốn), giới đầu tư trở nên lo ngại rằng, Chính phủ Mỹ có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bán hết cả “núi” nợ được lên lịch phát hành.

Để tránh một kết cục như vậy và duy trì lãi suất vay vốn ở mức thấp, Chính phủ Mỹ đang ra sức mở rộng nhóm doanh nghiệp tham gia chào mua tại các phiên đấu giá trái phiếu.

Sau sự ra đi của những cái tên như Lehman Brothers, số những doanh nghiệp gọi là các nhà kinh doanh trái phiếu cấp 1 (primary dealer) này đã giảm xuống còn 16 doanh nghiệp, mức thấp nhất kể từ khi nhóm này được thành lập cách đây nhiều thập kỷ. Hiện Chính phủ Mỹ đang trong quá trình thảo luận với những doanh nghiệp nhỏ hơn như Nomura và MF Global để thuyết phục họ tham gia nhóm trên.

(Theo New York Times)

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con