“Nợ xấu đang được tập trung giải quyết”
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói, nếu gỡ được tín dụng cho bất động sản thì giải quyết được cả vấn đề tồn kho
"Nợ xấu đang được tập trung giải quyết để tăng thanh khoản cho ngân hàng,
cho cả nền kinh tế, cái đó giải quyết được tương đối mới xử lý được các
vấn đề khác", Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh trao đổi với VnEconomy bên hành lang Quốc hội, sáng 23/10.
Thưa ông, không có nhiều thuận lợi cho dự báo về kinh tế năm 2013, Thủ tướng cũng nói trước Quốc hội là khó khăn của nền kinh tế vẫn còn lớn, hạn chế, yếu kém còn nhiều, như vậy việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn cho năm sau có hơi duy ý chí không?
Đúng là theo dự báo khó khăn rất nhiều nhưng mình cũng phải phân tích cả quá trình, tất nhiên tăng trưởng 5,5% (năm 2012 dự kiến đạt 5,2% - PV) cũng phải phấn đấu nhưng cuối năm nay tăng trưởng đã khá hơn.
Năm nay khó thế nhưng nông nghiệp vẫn triển tốt, xuất khẩu cũng vượt chỉ tiêu, chứ nếu chỉ nhìn vào đầu tư và tăng trưởng tín dụng thì rất vô lý. Rất nhiều người thắc mắc tại sao đầu tư thấp, tăng trưởng tín dụng thấp mà sản xuất lại được như thế. Nhưng cơ cấu của tín dụng là ưu tiên cho xuất khẩu và nông nghiệp.
Nông nghiệp nhiều năm nay phát triển tương đối ổn định. Còn xuất khẩu thì năm nay khó như thế, thế giới suy giảm như thế, tiêu thụ hàng hóa của thế giới nhìn chung đều thấp, nhưng chúng ta chủ yếu xuất hàng thiết yếu cần thiết cho xã hội nên người ta vẫn dùng, cái đó mình có lợi thế. Vì thế mình đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 10% nhưng có khả năng đạt trên 16%.
Với các phân tích đó và nếu phân tích sâu hơn số liệu khác thì mình hy vọng sang năm đạt chỉ tiêu tăng trưởng như thế. Thực tế thì tăng trưởng cuối năm nay cũng đã khá hơn, quý 3 đã tăng hơn quý 2 xấp xỉ 1%, nếu quý này tăng hơn 1% nữa thì cuối quý 4 được trên 6% rồi, và sẽ bù cho các quý đầu năm để đạt 5,2% cả năm.
Bên cạnh các yếu tố để có thể hy vọng thì xử lý tồn kho và nợ xấu như đánh giá của nhiều chuyên gia và Ủy ban Kinh tế vẫn đang là nút thắt của nền kinh tế lại rất đáng quan ngại, thưa Phó thủ tướng?
Hàng hóa tồn kho thì đã giảm dần, biểu hiện là đang tốt lên, theo từng quý, mỗi quý giảm một ít (chỉ số hàng tồn kho tháng 3 là 34,9%, đến tháng 9 còn 20,4% - PV) để giải quyết tiếp thì phải phân tích cơ cấu, các mặt hàng phục vụ sản xuất thì phải tập trung tháo gỡ cho sản xuất phát triển.
Nợ xấu đang được tập trung giải quyết để tăng thanh khoản cho ngân hàng, cho cả nền kinh tế, cái đó giải quyết được tương đối mới xử lý được các vấn đề khác. Như ban nãy mình nói tín dụng cho nông nghiệp và xuất khẩu vẫn tăng khá, hiện nay tín dụng cho bất động sản khó khăn nhất, nếu gỡ được cái đó thì giải quyết được cả vấn đề tồn kho. Nói chung bài toán cũng khá là phức tạp nên mình phải phân tích và phải có lựa chọn.
Ông có thể cho biết rõ hơn về lời giải cho "bài toán phức tạp" này?
Phải phân tích cụ thể từng khoản chứ không thể nói chung được. Chính phủ đang yêu cầu phân tích từng khoản nợ xấu, bởi cũng có khoản đang từ tốt chuyển thành xấu nên phải xem xu hướng phát triển để gỡ, không thể nói chung được.
Vâng, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua thì Chủ tịch Quốc hội có nói nơi “chôn tiền lớn nhất là bất động sản” nhưng chưa được Chính phủ nhìn nhận, phân tích kỹ, cùng với phương án để giải quyết nợ xấu ở lĩnh vực này. Và con số hàng tồn kho bất động sản vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời?
Có thể là tại thời điểm này chưa đưa ra con số cụ thể chứ không phải là không có. Hiện đang phân loại, phân tích để xử lý, ngân hàng đang làm đề án. Trên thực tế thì Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng và đã xử lý rồi, nhưng vấn đề là cần phải giải quyết tổng thể và căn bản.
Có nhiều ví dụ cụ thể, có những anh kể cả làm hạ tầng chứ không phải xây nhà xây cửa đâu, nếu mình gỡ được cho họ thì công trình đưa vào sử dụng, vốn quay vòng, họ trả được nợ, lại được vay mới lại làm ăn, cách thức như thế, nhưng nếu nói chung thì không nói được.
Vậy có thể dự báo được thời điểm phục hồi của thị trường bất động sản được không, thưa ông?
Cái đó chỉ dự báo được thôi, vì việc đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ nói riêng trong nước được mà phụ thuộc cả bên ngoài nữa. Hiện nay độ mở nền kinh tế khá sâu rồi nên khi đưa ra giải pháp để xử lý thì nói vài câu không hết được.
Thưa ông, không có nhiều thuận lợi cho dự báo về kinh tế năm 2013, Thủ tướng cũng nói trước Quốc hội là khó khăn của nền kinh tế vẫn còn lớn, hạn chế, yếu kém còn nhiều, như vậy việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn cho năm sau có hơi duy ý chí không?
Đúng là theo dự báo khó khăn rất nhiều nhưng mình cũng phải phân tích cả quá trình, tất nhiên tăng trưởng 5,5% (năm 2012 dự kiến đạt 5,2% - PV) cũng phải phấn đấu nhưng cuối năm nay tăng trưởng đã khá hơn.
Năm nay khó thế nhưng nông nghiệp vẫn triển tốt, xuất khẩu cũng vượt chỉ tiêu, chứ nếu chỉ nhìn vào đầu tư và tăng trưởng tín dụng thì rất vô lý. Rất nhiều người thắc mắc tại sao đầu tư thấp, tăng trưởng tín dụng thấp mà sản xuất lại được như thế. Nhưng cơ cấu của tín dụng là ưu tiên cho xuất khẩu và nông nghiệp.
Nông nghiệp nhiều năm nay phát triển tương đối ổn định. Còn xuất khẩu thì năm nay khó như thế, thế giới suy giảm như thế, tiêu thụ hàng hóa của thế giới nhìn chung đều thấp, nhưng chúng ta chủ yếu xuất hàng thiết yếu cần thiết cho xã hội nên người ta vẫn dùng, cái đó mình có lợi thế. Vì thế mình đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 10% nhưng có khả năng đạt trên 16%.
Với các phân tích đó và nếu phân tích sâu hơn số liệu khác thì mình hy vọng sang năm đạt chỉ tiêu tăng trưởng như thế. Thực tế thì tăng trưởng cuối năm nay cũng đã khá hơn, quý 3 đã tăng hơn quý 2 xấp xỉ 1%, nếu quý này tăng hơn 1% nữa thì cuối quý 4 được trên 6% rồi, và sẽ bù cho các quý đầu năm để đạt 5,2% cả năm.
Bên cạnh các yếu tố để có thể hy vọng thì xử lý tồn kho và nợ xấu như đánh giá của nhiều chuyên gia và Ủy ban Kinh tế vẫn đang là nút thắt của nền kinh tế lại rất đáng quan ngại, thưa Phó thủ tướng?
Hàng hóa tồn kho thì đã giảm dần, biểu hiện là đang tốt lên, theo từng quý, mỗi quý giảm một ít (chỉ số hàng tồn kho tháng 3 là 34,9%, đến tháng 9 còn 20,4% - PV) để giải quyết tiếp thì phải phân tích cơ cấu, các mặt hàng phục vụ sản xuất thì phải tập trung tháo gỡ cho sản xuất phát triển.
Nợ xấu đang được tập trung giải quyết để tăng thanh khoản cho ngân hàng, cho cả nền kinh tế, cái đó giải quyết được tương đối mới xử lý được các vấn đề khác. Như ban nãy mình nói tín dụng cho nông nghiệp và xuất khẩu vẫn tăng khá, hiện nay tín dụng cho bất động sản khó khăn nhất, nếu gỡ được cái đó thì giải quyết được cả vấn đề tồn kho. Nói chung bài toán cũng khá là phức tạp nên mình phải phân tích và phải có lựa chọn.
Ông có thể cho biết rõ hơn về lời giải cho "bài toán phức tạp" này?
Phải phân tích cụ thể từng khoản chứ không thể nói chung được. Chính phủ đang yêu cầu phân tích từng khoản nợ xấu, bởi cũng có khoản đang từ tốt chuyển thành xấu nên phải xem xu hướng phát triển để gỡ, không thể nói chung được.
Vâng, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua thì Chủ tịch Quốc hội có nói nơi “chôn tiền lớn nhất là bất động sản” nhưng chưa được Chính phủ nhìn nhận, phân tích kỹ, cùng với phương án để giải quyết nợ xấu ở lĩnh vực này. Và con số hàng tồn kho bất động sản vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời?
Có thể là tại thời điểm này chưa đưa ra con số cụ thể chứ không phải là không có. Hiện đang phân loại, phân tích để xử lý, ngân hàng đang làm đề án. Trên thực tế thì Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng và đã xử lý rồi, nhưng vấn đề là cần phải giải quyết tổng thể và căn bản.
Có nhiều ví dụ cụ thể, có những anh kể cả làm hạ tầng chứ không phải xây nhà xây cửa đâu, nếu mình gỡ được cho họ thì công trình đưa vào sử dụng, vốn quay vòng, họ trả được nợ, lại được vay mới lại làm ăn, cách thức như thế, nhưng nếu nói chung thì không nói được.
Vậy có thể dự báo được thời điểm phục hồi của thị trường bất động sản được không, thưa ông?
Cái đó chỉ dự báo được thôi, vì việc đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ nói riêng trong nước được mà phụ thuộc cả bên ngoài nữa. Hiện nay độ mở nền kinh tế khá sâu rồi nên khi đưa ra giải pháp để xử lý thì nói vài câu không hết được.