Nông dân trồng lúa lãi 30%: Vì sao khó?

Thiện Huyền
Chia sẻ

Mức giá sàn 3.800 đồng/kg lúa không thể giúp nông dân có lãi 30% khi chi phí cho thu hoạch tăng

Sản xuất lúa hè thu lợi nhuận không cao.
Sản xuất lúa hè thu lợi nhuận không cao.
Năm nay, đồng bằng sông Cửu Long  thu hoạch rộ lúa hè thu đúng thời điểm mưa lũ, triều cường. Lúa bị ngập úng, thiếu sân phơi, giá công cắt lúa tăng gấp 2 lần so với vụ hè thu năm ngoái.

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên khẳng định, giá sàn khi mua tạm trữ 400 ngàn tấn gạo của Hiệp hội lương thực Việt Nam VFA, không thể giúp nông dân có lời 30% khi chi phí cho thu hoạch mọi thứ đều tăng.

Cụ thể, giá công cắt lúa vọt lên trên 3 triệu đồng/ha, tăng gấp 3 lần so với đầu vụ và tăng gấp 2 lần so với công cắt lúa đứng. Cắt lúa mò năng suất giảm 50 - 60%. Tiền suốt lúa 1,2 triệu đồng/ha; mỗi tấn lúa phải cộng thêm 250 ngàn đồng tiền sấy và chở lúa đi sấy. Nếu hạch toán luôn lãi suất ngân hàng, lãi suất nợ vật tư nông nghiệp, phải chi thêm 100 đồng/kg lúa.

Theo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An... giá thành lúa hè thu xấp xỉ gần 3.000 đồng/kg (tăng hơn vụ đông xuân 1.000 đồng/kg).

VFA đã vào cuộc mua lúa, gạo dự trữ nhằm giúp nông dân đồng bằng sông Cửu Long an tâm sản xuất. Giá mua lúa tại các địa phương phải đảm bảo giá sàn không dưới 3.800 đồng/kg. Đây là cái giá các cơ quan chức năng đã tính toán để nông dân đạt lợi nhuận tối thiểu 30%.

Tuy nhiên, thực tế rất khó thực hiện được điều này. Vì một lý do đơn giản: nông dân không trực tiếp bán được lúa, gạo cho 21 doanh nghiệp thành viên của VFA, mà các thương lái hiện vẫn là kênh mua chính và chi phối giá lúa của nông dân.

Nông dân trực tiếp sản xuất ra lúa gạo, nhưng chưa bao giờ là người quyết định giá bán. Hiện các doanh nghiệp đang mua gạo nguyên liệu loại 1 với giá 5.100 - 5.200 đồng/kg, tương đương 3.900 đồng/kg lúa, gạo nguyên liệu loại2 giá 5.000 - 5.050 đồng /kg, tương đương với giá 3. 800 đồng/kg lúa.

Tuy nhiên theo nông dân đó là giá mua của doanh nghiệp với thương lái, còn giá mua của hàng xáo thì thấp hơn, do vậy bà con vẫn chưa lãi được 30%. Giá mua của thương lái với nông dân chỉ dao động ở mức 3.600 - 3.700 đồng/kg tùy loại vẫn chưa bằng với giá sàn.

Theo theo tính toán của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng, giá thành sản xuất 1kg lúa hè thu là 2.850 đồng/kg. Đó chỉ là con số cứng nhắc trên lý thuyết, còn thực tế sản xuất trên đồng ruộng thì cao hơn nhiều, nhất là phải thu hoạch lúa trong điều kiện mưa dầm như hiện nay thì giá thành sẽ còn cao hơn nữa.

Dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra giá sàn (3.800 đồng/kg) và VFA mua 400.000 tấn gạo để cứu lúa hè thu cho nông dân, nhưng giá lúa hiện vẫn rất thấp và rất khó bán.

Một giám đốc công ty xuất khẩu gạo nói: “Nếu các doanh nghiệp có mua như chỉ đạo thì tình hình đầu ra và giá lúa hè thu cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu. Vì đây là quy luật. Hơn ai hết nông dân thừa biết lúa hè thu chất lượng rất thấp và rất khó bán buôn. Nên hễ trúng mùa là rớt giá ngay”.

 Đúng là khi sản xuất lúa hè thu nông dân đồng bằng sông Cửu Long thừa biết đây là vụ lúa lợi nhuận thấp, vì nhiều rủi ro đẩy giá thành lên cao (thường cao hơn vụ đông xuân 1.000 đồng/kg). Còn sản xuất lúa vụ 3 là “đánh bạc với trời” thường bị mưa dầm, lũ chụp và ứ đọng. Khổ nỗi, biết vậy nhưng nông dân vẫn làm và bất chấp cả khuyến cáo của các nhà khoa học. Bởi, nếu không làm lúa hè thu và lúa vụ 3 thì hơn nửa năm trời nông dân sẽ làm gì?

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long nêu ra một trong những lý do quan trọng: “Vì lượng gạo tồn trong dân còn nhiều quá và không có chỗ để tồn trữ, đối tác nước ngoài biết được điều này nên khi đấu thầu họ ép Việt Nam phải hạ thấp giá xuống thì mới bán được... Thái Lan và các nước xuất khẩu lúa gạo đều có kho tồn trữ đảm bảo chất lượng, khi lúa rẻ như hiện nay thì họ bắt đầu mua hết lúa. Còn ở nước ta kho dự trữ có rất ít. Hiện tổng sản lượng lúa cả nước đạt khoảng 38 triệu tấn/năm, nhưng kho tàng chỉ có sức chứa 2 triệu tấn, riêng đồng bằng sông Cửu Long chưa đến 1 triệu tấn”.

Ông Nguyễn Đăng Chi, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, bổ sung: “Ở Thái Lan nhà nước đưa ra giá sàn buộc doanh nghiệp mua theo giá đó, họ không mua nhà nước sẽ mua. Với giá của nhà nước nếu dân không muốn bán vẫn có kho cho dân gửi, có cả sân phơi, khi nào giá cao dân muốn bán thì bán. Vì vậy, giá xuất khẩu của họ khó bị ép”.

Ông Bảnh kết luận: “Chỉ có kho tốt thì mình mới giữ được giá xuất khẩu, mua hết lúa với giá cả hợp lý, có lợi cho người trồng lúa. Việc ứ đọng lúa hè thu không phải là quy luật”.

Hiện lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp trong nước khoảng 1,6 triệu tấn, triển khai mua tạm trữ thêm 500.000 tấn gạo nữa thì tổng lượng gạo tồn kho sẽ lên đến 2,1 triệu tấn gạo, trong đó chỉ mới ký hợp đồng xuất khẩu 941.000 tấn gạo, còn gần 1,16 triệu tấn gạo chưa có hợp đồng.

Theo VFA, lượng gạo tồn kho này nằm trong kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp do đó sẽ không sợ bị đọng như các năm trước và việc ký hợp đồng xuất khẩu cho số lượng gạo này từ nay đến cuối năm hoàn toàn khả thi.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con