Phố Wall tăng điểm mạnh ngày GM phá sản
Ngày 1/6, chứng khoán Mỹ đã tăng trên 2,6% trong ngày GM - biểu tượng một thời của nước Mỹ, bị sụp đổ
Ngày 1/6, chứng khoán Mỹ đã tăng 2,6% trong ngày General Motors (GM) - biểu tượng một thời của nước Mỹ, bị sụp đổ.
Hôm thứ Hai, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 5/2009 đã tăng lên 42,8 điểm, từ mức 40,1 điểm trong tháng 4 - mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 4/2009 đã giảm 0,1%, sau khi giảm 0,3% trong tháng 3. Mức đầu tư trong lĩnh vực xây dựng trong tháng 4/2009 đã tăng 0,8% so với tháng 3/2009 - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2008.
Báo cáo của Bộ này cũng cho biết, thu nhập của người dân Mỹ trong tháng 4 đã tăng 0,5%, sau khi giảm 0,2% một tháng trước đó. Tổng mức tiết kiệm của người dân đã tăng thêm 5,7% trong tháng 4, từ mức 4,5% trong tháng 3.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Bộ Tài chính Mỹ vừa cho biết mức cho vay trung bình của 500 ngân hàng có nhận vốn hỗ trợ của Chính phủ Mỹ trong tháng 3 đã giảm 0,8% so với tháng 2, xuống 5.237 tỷ USD, từ mức 5.279 tỷ USD một tháng trước đó.
Cổ phiếu General Motors, Citigroup bị loại khỏi Dow Jones
Ngày 1/6, General Motors - có lịch sử 101 năm, biểu tượng một thời của nước Mỹ - đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đây là vụ đổ vỡ lớn thứ ba trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ và lớn thứ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ.
Chính phủ Mỹ sẽ rót thêm cho General Motors 30 tỷ USD, ngoài khoản gần 20 tỷ USD đã bơm từ trước, và giành lấy 60% cổ phần của hãng xe này. Chính phủ Canada sẽ nắm giữ 12% cổ phần trong General Motors mới, Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW) nắm 17,5%, còn các trái chủ của General Motors nhận được 10%.
Đáng chú ý, cổ phiếu của General Motors (NYSE-GM) sẽ bị loại khỏi chỉ số công nghiệp Dow Jones - hàn thử biểu của 30 cổ phiếu blue-chip. Cổ phiếu GM đã nằm trong chỉ số này từ năm 1925 tới nay. Trong khi đó, Standard & Poor's cho biết sẽ loại bỏ cổ phiếu GM ra khỏi chỉ số S&P 500 sau khi phiên giao dịch ngày 2/6 kết thúc.
Thay thế cho cổ phiếu GM trong chỉ số Dow Jones là cổ phiếu của Cisco Systems (Nasdaq-CSCO), một tập đoàn công nghệ lớn ở Mỹ. Kết thúc phiên, cổ phiếu CSCO tăng 5,41% lên 19,5 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường đạt 112,47 tỷ USD.
Một cổ phiếu khác cũng sẽ bị loại khỏi chỉ số Dow Jones là cổ phiếu của Citigroup (NYSE-C) và thay vào đó là cổ phiếu của Travelers (NYSE-TRV) - một tập đoàn bảo hiểm thương mại, ôtô và bất động sản. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu TRV tăng 3,07% lên 41,91 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường đạt 24,54 tỷ USD.
Theo Dow Jones & Co, cổ phiếu CSCO và TRV sẽ nằm trong chỉ số Dow Jones thay thế cổ phiếu GM và C kể từ ngày 8/6/2009.
Chứng khoán Mỹ hôm thứ Hai đã tăng 2,6%, đưa chỉ số S&P 500 lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua. Cả ngày giao dịch, thị trường duy trì được sức cầu mạnh và bền nên các chỉ số duy trì xu hướng đi lên vững.
Thị trường mở cửa với mức tăng hơn 1% của các chỉ số, sau đó thị trường có đợt tăng điểm mạnh lên hơn 2% và duy trì xu hướng tăng điểm ấn tượng cho đến hết ngày giao dịch.
Các số liệu về kinh tế công bố trong ngày đều mở ra hy vọng về sự phục hồi kinh tế của Mỹ, cũng như nhu cầu hàng hóa sẽ sớm tăng trở lại vì thu nhập của người dân đang tăng lên.
Trong ngày, giới đầu tư cũng đã xóa được hoài nghi xung quanh số phận của tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất ở Mỹ, cũng như ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Bên cạnh đó, việc loại bỏ cổ phiếu Citigroup, General Motors và thay thế cổ phiếu CSCO, TRV cũng sẽ giúp chỉ số Dow Jones có đà tăng điểm lớn hơn, qua đó tạo nên lòng tin đối với thị trường.
Cổ phiếu của nhiều hãng công nghiệp, năng lượng phiên này đều tăng điểm mạnh, đặc biệt là các cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones. Cổ phiếu Alcoa lên 6,62%, cổ phiếu Boeing tăng 6,35%, cổ phiếu Caterpillar tiến thêm 5,89%, cổ phiếu Technologies nhích 5,06%, cổ phiếu Dupont tiến thêm 5,02%, cổ phiếu của Exxon Mobil tăng 3,5% và cổ phiếu Chevron tiến thêm 4%.
Cổ phiếu của American Express, JPMorgan Chase giảm lần lượt là 1,2% và 0,9% sau khi hai hãng này công bố kế hoạch hoàn trả vốn cho Chính phủ Mỹ. Cụ thể, American Express thông báo sẽ chào bán 500 triệu cổ phiếu và JPMorgan Chase sẽ chào bán 5 tỷ cổ phiếu phổ thông để tạo quỹ hoàn trả Chính phủ Mỹ 25 tỷ USD.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/6: chỉ số Dow Jones tăng 221,11 điểm, tương đương 2,6%, chốt ở mức 8.721,44
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 54,35 điểm, tương đương 3,06%, chốt ở mức 1.828,68.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 23,73 điểm, tương đương 2,58%, đóng cửa ở mức 942,87.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,61 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Ba: Công bố doanh số bán xe ôtô; doanh số nhà chờ bán.
Thứ Tư: Báo cáo của ADP về tình hình việc làm; công bố số liệu ISM ngành dịch vụ; số đơn đặt hàng tại các nhà máy.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Anh, châu Âu công bố quyết định về lãi suất.
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm trong tháng 5 của Bộ Lao động Mỹ; báo cáo về tín dụng tiêu dùng.
Chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh
Bất chấp tin xấu được truyền thông loan báo về việc General Motors (GM) nộp đơn xin bảo hộ phá sản, chứng khoán châu Á đã khép lại phiên giao dịch đầu tháng 6 thành công, sắc xanh phủ khắp các bảng điện tử và biên độ tăng điểm của nhiều thị trường đã đạt hơn 3%.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 2,5% lên 104,6 điểm, đưa chỉ số này tăng 49% so với thời điểm thị trường xuống mức thấp nhất trong 5 năm, được thiết lập ngày 9/3.
Tại thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã tăng mạnh trong phiên đầu tuần, đưa chỉ số này lên mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 tăng 155,25 điểm, tương đương 1,63%, chốt ở mức 9.677,75 - ngưỡng cao nhất kể từ ngày 8/10/2008. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Bộ Kinh tế và Tri thức Hàn Quốc vừa cho biết, xuất khẩu của nước này trong tháng 5/2009 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 28,2 tỷ USD, từ mức giảm 19,6% trong tháng 4/2009.
Trong tháng qua, xuất khẩu của Hàn Quốc sang thị trường lớn nhất - Trung Quốc, đã giảm 22,8%, sang thị trường Nhật hạ 36,3% và sang Mỹ giảm 20%.
Trong khi đó, nhập khẩu đã giảm 40,4% xuống còn 23,1 tỷ USD. Như vậy thặng dư thương mại của Hàn Quốc trong tháng 5/2009 đạt 5,1 tỷ USD.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Kospi phiên này đã tăng 19,21 điểm, tương đương 1,38%, chốt ở mức 1.415,1.
Liên quan đến thị trường Ân Độ, hôm thứ Hai, Chính phủ Ấn Độ đã cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2009 đã giảm 33,2% xuống 10,74 tỷ USD - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/1995, từ mức giảm 33% trong tháng 3/2009.
Trong khi đó, nhập khẩu của Ấn Độ trong tháng 4 đã giảm 36,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 5 tỷ USD. Như vậy, thặng dự thương mại của nước này trong tháng 4 đạt 5,74 tỷ USD.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số BSE phiên này tăng 176,67 điểm, tương đương 1,21%, chốt ở mức 14.801,92.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan lên 0,92%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 1,96%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 2,23%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 3,36%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 1,38%. Chỉ số Hang Seng tăng 3,95%.
Hôm thứ Hai, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 5/2009 đã tăng lên 42,8 điểm, từ mức 40,1 điểm trong tháng 4 - mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 4/2009 đã giảm 0,1%, sau khi giảm 0,3% trong tháng 3. Mức đầu tư trong lĩnh vực xây dựng trong tháng 4/2009 đã tăng 0,8% so với tháng 3/2009 - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2008.
Báo cáo của Bộ này cũng cho biết, thu nhập của người dân Mỹ trong tháng 4 đã tăng 0,5%, sau khi giảm 0,2% một tháng trước đó. Tổng mức tiết kiệm của người dân đã tăng thêm 5,7% trong tháng 4, từ mức 4,5% trong tháng 3.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Bộ Tài chính Mỹ vừa cho biết mức cho vay trung bình của 500 ngân hàng có nhận vốn hỗ trợ của Chính phủ Mỹ trong tháng 3 đã giảm 0,8% so với tháng 2, xuống 5.237 tỷ USD, từ mức 5.279 tỷ USD một tháng trước đó.
Cổ phiếu General Motors, Citigroup bị loại khỏi Dow Jones
Ngày 1/6, General Motors - có lịch sử 101 năm, biểu tượng một thời của nước Mỹ - đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đây là vụ đổ vỡ lớn thứ ba trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ và lớn thứ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ.
Chính phủ Mỹ sẽ rót thêm cho General Motors 30 tỷ USD, ngoài khoản gần 20 tỷ USD đã bơm từ trước, và giành lấy 60% cổ phần của hãng xe này. Chính phủ Canada sẽ nắm giữ 12% cổ phần trong General Motors mới, Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW) nắm 17,5%, còn các trái chủ của General Motors nhận được 10%.
Đáng chú ý, cổ phiếu của General Motors (NYSE-GM) sẽ bị loại khỏi chỉ số công nghiệp Dow Jones - hàn thử biểu của 30 cổ phiếu blue-chip. Cổ phiếu GM đã nằm trong chỉ số này từ năm 1925 tới nay. Trong khi đó, Standard & Poor's cho biết sẽ loại bỏ cổ phiếu GM ra khỏi chỉ số S&P 500 sau khi phiên giao dịch ngày 2/6 kết thúc.
Thay thế cho cổ phiếu GM trong chỉ số Dow Jones là cổ phiếu của Cisco Systems (Nasdaq-CSCO), một tập đoàn công nghệ lớn ở Mỹ. Kết thúc phiên, cổ phiếu CSCO tăng 5,41% lên 19,5 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường đạt 112,47 tỷ USD.
Một cổ phiếu khác cũng sẽ bị loại khỏi chỉ số Dow Jones là cổ phiếu của Citigroup (NYSE-C) và thay vào đó là cổ phiếu của Travelers (NYSE-TRV) - một tập đoàn bảo hiểm thương mại, ôtô và bất động sản. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu TRV tăng 3,07% lên 41,91 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường đạt 24,54 tỷ USD.
Theo Dow Jones & Co, cổ phiếu CSCO và TRV sẽ nằm trong chỉ số Dow Jones thay thế cổ phiếu GM và C kể từ ngày 8/6/2009.
Chứng khoán Mỹ hôm thứ Hai đã tăng 2,6%, đưa chỉ số S&P 500 lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua. Cả ngày giao dịch, thị trường duy trì được sức cầu mạnh và bền nên các chỉ số duy trì xu hướng đi lên vững.
Thị trường mở cửa với mức tăng hơn 1% của các chỉ số, sau đó thị trường có đợt tăng điểm mạnh lên hơn 2% và duy trì xu hướng tăng điểm ấn tượng cho đến hết ngày giao dịch.
Các số liệu về kinh tế công bố trong ngày đều mở ra hy vọng về sự phục hồi kinh tế của Mỹ, cũng như nhu cầu hàng hóa sẽ sớm tăng trở lại vì thu nhập của người dân đang tăng lên.
Trong ngày, giới đầu tư cũng đã xóa được hoài nghi xung quanh số phận của tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất ở Mỹ, cũng như ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Bên cạnh đó, việc loại bỏ cổ phiếu Citigroup, General Motors và thay thế cổ phiếu CSCO, TRV cũng sẽ giúp chỉ số Dow Jones có đà tăng điểm lớn hơn, qua đó tạo nên lòng tin đối với thị trường.
Cổ phiếu của nhiều hãng công nghiệp, năng lượng phiên này đều tăng điểm mạnh, đặc biệt là các cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones. Cổ phiếu Alcoa lên 6,62%, cổ phiếu Boeing tăng 6,35%, cổ phiếu Caterpillar tiến thêm 5,89%, cổ phiếu Technologies nhích 5,06%, cổ phiếu Dupont tiến thêm 5,02%, cổ phiếu của Exxon Mobil tăng 3,5% và cổ phiếu Chevron tiến thêm 4%.
Cổ phiếu của American Express, JPMorgan Chase giảm lần lượt là 1,2% và 0,9% sau khi hai hãng này công bố kế hoạch hoàn trả vốn cho Chính phủ Mỹ. Cụ thể, American Express thông báo sẽ chào bán 500 triệu cổ phiếu và JPMorgan Chase sẽ chào bán 5 tỷ cổ phiếu phổ thông để tạo quỹ hoàn trả Chính phủ Mỹ 25 tỷ USD.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 1/6 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/6: chỉ số Dow Jones tăng 221,11 điểm, tương đương 2,6%, chốt ở mức 8.721,44
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 54,35 điểm, tương đương 3,06%, chốt ở mức 1.828,68.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 23,73 điểm, tương đương 2,58%, đóng cửa ở mức 942,87.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,61 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Ba: Công bố doanh số bán xe ôtô; doanh số nhà chờ bán.
Thứ Tư: Báo cáo của ADP về tình hình việc làm; công bố số liệu ISM ngành dịch vụ; số đơn đặt hàng tại các nhà máy.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Anh, châu Âu công bố quyết định về lãi suất.
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm trong tháng 5 của Bộ Lao động Mỹ; báo cáo về tín dụng tiêu dùng.
Chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh
Bất chấp tin xấu được truyền thông loan báo về việc General Motors (GM) nộp đơn xin bảo hộ phá sản, chứng khoán châu Á đã khép lại phiên giao dịch đầu tháng 6 thành công, sắc xanh phủ khắp các bảng điện tử và biên độ tăng điểm của nhiều thị trường đã đạt hơn 3%.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 2,5% lên 104,6 điểm, đưa chỉ số này tăng 49% so với thời điểm thị trường xuống mức thấp nhất trong 5 năm, được thiết lập ngày 9/3.
Tại thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã tăng mạnh trong phiên đầu tuần, đưa chỉ số này lên mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 tăng 155,25 điểm, tương đương 1,63%, chốt ở mức 9.677,75 - ngưỡng cao nhất kể từ ngày 8/10/2008. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Bộ Kinh tế và Tri thức Hàn Quốc vừa cho biết, xuất khẩu của nước này trong tháng 5/2009 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 28,2 tỷ USD, từ mức giảm 19,6% trong tháng 4/2009.
Trong tháng qua, xuất khẩu của Hàn Quốc sang thị trường lớn nhất - Trung Quốc, đã giảm 22,8%, sang thị trường Nhật hạ 36,3% và sang Mỹ giảm 20%.
Trong khi đó, nhập khẩu đã giảm 40,4% xuống còn 23,1 tỷ USD. Như vậy thặng dư thương mại của Hàn Quốc trong tháng 5/2009 đạt 5,1 tỷ USD.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Kospi phiên này đã tăng 19,21 điểm, tương đương 1,38%, chốt ở mức 1.415,1.
Liên quan đến thị trường Ân Độ, hôm thứ Hai, Chính phủ Ấn Độ đã cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2009 đã giảm 33,2% xuống 10,74 tỷ USD - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/1995, từ mức giảm 33% trong tháng 3/2009.
Trong khi đó, nhập khẩu của Ấn Độ trong tháng 4 đã giảm 36,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 5 tỷ USD. Như vậy, thặng dự thương mại của nước này trong tháng 4 đạt 5,74 tỷ USD.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số BSE phiên này tăng 176,67 điểm, tương đương 1,21%, chốt ở mức 14.801,92.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan lên 0,92%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 1,96%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 2,23%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 3,36%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 1,38%. Chỉ số Hang Seng tăng 3,95%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.500,33 | 8.721,44 | 221,11 | 2,60 |
Nasdaq | 1.774,33 | 1.828,68 | 54,35 | 3,06 | |
S&P 500 | 919,14 | 942,87 | 23,73 | 2,58 | |
Anh | FTSE 100 | 4.417,94 | 4.506,19 | 88,25 | 2,00 |
Đức | DAX | 3.277,65 | 5.142,56 | 201,74 | 4,08 |
Pháp | CAC 40 | 4.940,82 | 3.379,49 | 101,84 | 3,11 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.890,44 | 6.954,10 | 63,66 | 0,92 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.522,50 | 9.677,75 | 155,25 | 1,63 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.171,00 | 18.888,59 | 717,59 | 3,95 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.395,89 | 1.415,10 | 19,21 | 1,38 |
Singapore | Straits Times | 2.329,08 | 2.381,13 | 52,05 | 2,23 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.632,47 | 2.721,28 | 88,35 | 3,36 |
Ấn Độ | BSE | 14.625,25 | 14.801,92 | 176,67 | 1,21 |
Australia | ASX | 3.813,30 | 3.887,90 | 74,60 | 1,96 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |