Quan chức Canada dọa cắt cung cấp năng lượng cho Mỹ nếu bị ông Trump áp thuế quan

An Huy
Chia sẻ

Canada có thể trả đũa Mỹ bằng cách cắt dòng chảy năng lượng từ nước này sang Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump thực thi lời hứa áp thuế quan lên hàng hóa Canada - một quan chức cấp cao của nước này cảnh báo...

Thủ tướng Canada Justin Trudeau (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ trước của ông Trump - Ảnh: ABC.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ trước của ông Trump - Ảnh: ABC.

“Chúng tôi sẽ hành động tới mức cắt nguồn cung năng lượng tới Michigan, tới bang New York, thậm chí tới cả bang Wisconsin”, Thủ hiến Doug Ford của Ontario - tỉnh lớn nhất của Cananda - cảnh báo vào tuần vừa rồi. Ông Ford nói Canada sẽ buộc phải sử dụng “mọi công cụ trong hộp công cụ của chúng tôi” nếu ông Trump áp thuế quan 25% lên hàng hóa Canada ngay trong ngày đầu tiên cầm quyền ở nhiệm kỳ thứ hai như ông đã đe dọa.

Xét tới việc Ontario không phải là một vùng sản xuất dầu lớn của Canada, lời cảnh báo của ông Ford có vẻ tập trung vào nguồn điện xuất khẩu từ tỉnh này sang Mỹ. “Người Canada tổn thương, nhưng tôi có thể đảm bảo chắc chắn một điều là người Mỹ cũng sẽ cảm nhận nỗi đau như thế”, ông Ford nói.

Mức thuế quan mà ông Trump đề xuất đối với Canada có thể khiến nền kinh tế Canada rơi vào một cuộc suy thoái sâu. Trong khi đó, sự cảnh báo trả đũa từ Thủ hiến Ford cho thấy một số quan chức Canada đang tìm kiếm cách phản ứng mạnh mẽ, có thể thông qua gián đoạn tạm thời nguồn cung cấp điện và nhiên liệu đối với một số khu vực của Mỹ.

Tuyên bố của ông Ford cũng làm dấy lên lo ngại về sự trả đũa rộng rãi hơn từ Canada, có thể bằng cách nào đó làm gián đoạn dòng dầu xuất khẩu từ nước này sang Mỹ, mặc dù các nhà phân tích cho rằng một động thái như vậy khó có thể xảy ra vào thời điểm này. Một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa hai quốc gia láng giềng ở khu vực Bắc Mỹ rốt cục có thể gây thiệt hại lớn cho cả hai nền kinh tế, dẫn tới tổn hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp ở hai bên biên giới.

“Đây là một lời cảnh báo không thể xem nhẹ. Canada không muốn chịu đựng sự đe dọa từ phía Mỹ”, trưởng phân tích Patrick De Haan của trang GasBuddy nói với hãng tin CNN.

Các chuyên gia cho rằng bất kỳ hành động trả đũa nào từ Canada, kể cả từ các tỉnh của nước này, đều phải được Chính phủ liên bang ở Ottawa chấp thuận.

CON BÀI XUẤT KHẨU ĐIỆN

Mỹ thường xuyên nhập khẩu thủy điện từ các tỉnh Ontario, Quebec và British Columbia của nước láng giềng phía Bắc. Canada là nguồn cung cấp hàng đầu về điện năng nhập khẩu của Mỹ, mặc dù chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng lượng điện tiêu thụ của Mỹ. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Mỹ vào năm ngoái đã nhập khẩu 38,9 triệu megawatt giờ điện. Một phần lớn trong số đó là 33,2 triệu megawatt giờ là điện nhập từ Canada. Lượng điện này chiếm chưa đầy 1% tổng tiêu thụ điện hàng năm của Mỹ - EIA cho biết.

Tuy nhiên, Mỹ và Canada từ lâu đã dựa vào nhau để đáp ứng nhu cầu điện trong những thời điểm nhu cầu đạt đỉnh hoặc nguồn cung yếu. Ví dụ, Canada nhập khẩu điện của Mỹ khi sản lượng thủy điện thấp, chẳng hạn như trong thời kỳ hạn hán. “Thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng lưới điện - tức là khớp mức tiêu thụ điện với sản lượng điện - và giúp củng cố nguồn cung cấp điện”, một báo cáo gần đây của EIA cho biết.

Mỹ đã mua khoảng 3,2 tỷ USD điện từ Canada vào năm ngoái, giảm gần 30% so với năm 2022.

Cũng theo EIA: “Các đường dây truyền tải điện nối giữa Mỹ và Canada là một phần của hệ thống điện phức tạp và có tính kết nối cao, với các kết nối trải dài từ khu vực New England đến Tây Bắc Thái Bình Dương”. Bởi vậy, một sự thay đổi đột ngột trong mối quan hệ chặt chẽ đó có thể mang tới rắc rối cho các bang của Mỹ dọc biên giới với Canada - những khu vực đôi khi phụ thuộc vào nhập khẩu điện.

Tuy nhiên, những vấn đề đó có thể chỉ là tạm thời - theo ông RJ Johnston, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia. “Tôi không nhận thấy Mỹ đối mặt khả năng tổn thương cao trong chuyện này”, ông nói, chỉ ra rằng Mỹ có những nguồn điện năng dồi dào và có thể truyền tải điện tới những khu vực bị thiếu.

Cũng theo ông Johnston, thay vì cắt điện, Canada có thể trả đũa thuế quan của Mỹ bằng cách nhằm vào những lĩnh vực mà Mỹ khó tìm nguồn cung thay thế hơn, như nhôm và nickel. Ngoài ra, Canada cũng là một nguồn cung cấp dầu nhập khẩu quan trọng của Mỹ.

CANADA SẼ DÙNG XUẤT KHẨU DẦU ĐỂ ĐÁP TRẢ?

Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu 1,4 triệu thùng dầu thô Canada mỗi ngày, chiếm hơn một nửa trong tổng số 2,4 triệu thùng dầu nhập khẩu của nước này.

Theo ônng De Haan, nhà phân tích của GasBuddy, một số nhà máy lọc dầu ở khu vực Midwest và Great Lakes của Mỹ dựa vào dầu thô nhập khẩu từ Canada để sản xuất xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay. Ông cho biết việc mất nguồn cung dầu của Canada có thể đẩy giá lên cao, ít nhất là tạm thời và khiến một số trạm xăng khó tìm được nhiên liệu. “Tôi lo lắng về nguồn cung hơn là giá cả,” ông nói.

Tuy nhiên, các nhà phân tích hoài nghi rằng Canada sẽ dùng tới phương án này trong một cuộc chiến thương mại Mỹ, vì nền kinh tế của nước này phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất dầu và cũng phụ thuộc vào thị trường Mỹ để xuất khẩu dầu.

Việc Canada cắt cung cấp dầu đến khách hàng lớn nhất là Mỹ chẳng khác gì một hành động “tự hủy” đối với nền kinh tế Canada. “Điều đó có thể xảy ra không? Tôi cho là không, bởi vì làm như vậy sẽ gây tổn thất cho tất cả những bênliên quan”, Phó chủ tịch bộ phận năng lượng tương lai tại Mizuho Securities, ông Robert Yawger, phát biểu.

Tuy nhiên, việc đường ống Trans Mountain dẫn dầu từ vùng Alberta đến Thái Bình Dương đi vào hoạt động sẽ mở ra khả năng Canada xuất khẩu được một lượng dầu đáng kể sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. “Đó là lý do tại sao Canada xây dựng đường dẫn đó. Họ muốn có kế hoạch B”, ông Yawger nói.

Hiện chưa rõ Mỹ sẽ tổn thất như thế nào nếu bị Canada cắt cung cấp dầu. Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng vọt trong hai thập kỷ qua nhờ cuộc cách mạng dầu đá phiến. Sản lượng dầu trong nước cao đến mức Mỹ hiện là nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Các nhà phân tích cho biết một phần dầu xuất khẩu của Mỹ hiện nay có thể được chuyển hướng trở lại thị trường nội địa nếu nguồn cung từ Canada bị cắt giảm.

Dù Thủ hiến của Ontario đưa ra ý tưởng cắt giảm xuất khẩu điện sang Mỹ để trả đũa nếu ông Trump áp thuế quan, hiện chưa rõ liệu các tỉnh sản xuất dầu lớn của Canada có sẵn sàng làm điều tương tự trong việc cung cấp dầu cho Mỹ hay không.

“Tôi chỉ thực sự quan tâm nếu Thị trưởng của Calgary hay Thủ hiến của Alberta cũng đưa ra những lời đe dọa như vậy”, ông Yawger nói.

Hôm thứ Năm tuần trước, Thủ hiến của Alberta, bà Danielle Smith nói rõ rằng tỉnh này không hứng thú với một ý tưởng như vậy, rằng bà thích phương pháp ngoại giao hơn. “Alberta sẽ cắt xuất khẩu dầu thô và khí đốt trong bất kỳ tình huống nào”, bà nói.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con