Quyết liệt phát triển thị trường nội địa
Chiến lược phát triển thương mại nội địa giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2015 và 2020 đang được cụ thể hóa
Từ ngày 1/9 tới đây, các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động điều tra, khảo sát thị trường về người tiêu dùng, mạng lưới phân phối và thương nhân...
Ông Võ Văn Quyền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã cho biết thông tin này khi nói về các chính sách khuyến khích phát triển thị trường nội địa.
Trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm kích cầu thị trường trong nước, ông có thể đánh giá về kết quả từ những chính sách này?
Một thời gian dài, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao là nhờ vào xuất khẩu. Rõ ràng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển ổn định, thì thị trường xuất khẩu ít có những đột biến lớn xảy ra nên đà tăng trưởng của xuất khẩu liên tục được duy trì. Do hướng mạnh vào xuất khẩu như vậy, nên Nhà nước, doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực cho tìm kiếm thị trường nước ngoài, mà chưa đầu tư thỏa đáng phát triển thị trường nội địa.
Khi suy thoái kinh tế xảy ra đã thu hẹp thị trường xuất khẩu, nên câu chuyện khai thác thị trường nội địa mới đặt ra bức bách. Để giải quyết vấn đề này Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều chính sách, để giúp doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa thông qua tận dụng hiệu quả cơ hội của các chương trình kích cầu đầu tư, tiêu dùng... Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối tại các địa bàn.
Riêng chiến lược phát triển thị trường nội địa mang tính dài hơi, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội khẩn trương xây dựng, tổ chức thực hiện nhiều chương trình để cụ thể hóa Chiến lược phát triển thương mại nội địa giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015 và 2020.
Cụ thể là các chương trình: tổ chức hệ thống phân phối một số mặt hàng trọng điểm; phát triển thương mại nông thôn, chính sách phát triển hạ tầng thương mại... Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa bằng các công cụ quản lý thị trường hiệu quả hơn, để nó vận hành lành mạnh hơn và qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian tiếp cận thị trường.
Thời gian qua trên thị trường xuất hiện hiện tượng lợi dụng tình hình kinh tế bất ổn để thao túng thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên phía cơ quan quản lý Nhà nước vẫn còn lúng túng trong xử lý các trường hợp này, nguyên nhân tại sao, thưa ông?
Trong những bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn việc xuất hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là điều khó tránh khỏi. Trong thực tế muốn xác định được hiện tượng doanh nghiệp bắt tay liên kết để độc quyền, thống lĩnh thị trường, tăng giá vô tội vạ... phải thông qua phân tích các dấu hiệu trực tiếp trên thị trường, hoặc thông tin phản ánh từ các doanh nghiệp khác.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường cần tập trung vào các khâu từ nhập khẩu đến nhà phân phối, tiêu dùng... Qua đó, nếu phát hiện các nhà nhập khẩu, phân phối có được lợi nhuận thông qua các hành vi liên kết, độc quyền nhóm thì sẽ xử lý theo Luật cạnh tranh và các quy định pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh.
Thực tế thời gian qua, chúng ta vẫn đang tiếp tục đưa ra nhiều công cụ nhằm quyết liệt hơn trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, để làm cho thị trường lành mạnh hơn, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Trong đó biện pháp thực tế nhất là tập trung kiểm tra hệ thống phân phối, giá cả các mặt hàng để xử lý kịp thời các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, làm giảm đi tính hấp dẫn của thị trường trong nước. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là cả một quá trình với nhiều thủ tục pháp lý liên quan nên đôi khi các cơ quan Nhà nước chưa thể xử lý được ngay.
Chúng ta hướng tới một thị trường nội địa lành mạnh và chỉ có như vậy các doanh nghiệp trong nước mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài ngay chính trong thị trường Việt Nam.
Liệu có đảm bảo được một sự cạnh tranh lành mạnh tại thị trường nội địa khi chúng ta vẫn còn nhiều mặt hàng thuộc diện Nhà nước bình ổn giá?
Những mặt hàng thuộc diện Nhà nước bình ổn giá thì doanh nghiệp kinh doanh phải đăng ký, kê khai giá để kiểm soát chi phí giá và tất cả không được nằm ngoài sự điều chỉnh của các quy định pháp lý về cạnh tranh. Khi phát hiện những mặt hàng thuộc diện Nhà nước bình ổn giá mà tăng giá đột biến bởi những dấu hiệu của liên kết, độc quyền thao túng thị trường thì cơ quan quản lý cạnh tranh của Bộ Công Thương sẽ điều tra để xử lý.
Thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước có chính sách gì để khuyến khích phát triển thị trường trong nước không, thưa ông?
Chính sách mới nhất là từ ngày 1/9 tới đây các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước sẽ được sự hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động như điều tra, khảo sát thị trường về người tiêu dùng, mạng lưới phân phối và thương nhân...
Riêng trong năm 2009 này Chính phủ đã quyết định dành hơn 51 tỷ đồng cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, trong đó có tới 70% nguồn kinh phí dành cho tổ chức các hội chợ hàng nông sản, sản phẩm làng nghề.
Để đẩy mạnh khuyến khích phát triển thị trường nội địa, Bộ Công Thương đưa ra kế hoạch tổ chức 2 hội chợ hàng nông sản, sản phẩm làng nghề ở phía Nam sẽ diễn ra vào tháng 11/2009 và ở phía Bắc vào tháng 3/2010. Các hoạt động bán hàng về nông thôn, các khu công nghiệp và khu đô thị, các hoạt động truyền thông sẽ được tổ chức thường xuyên bắt đầu từ tháng 8/2009...
Ông Võ Văn Quyền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã cho biết thông tin này khi nói về các chính sách khuyến khích phát triển thị trường nội địa.
Trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm kích cầu thị trường trong nước, ông có thể đánh giá về kết quả từ những chính sách này?
Một thời gian dài, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao là nhờ vào xuất khẩu. Rõ ràng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển ổn định, thì thị trường xuất khẩu ít có những đột biến lớn xảy ra nên đà tăng trưởng của xuất khẩu liên tục được duy trì. Do hướng mạnh vào xuất khẩu như vậy, nên Nhà nước, doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực cho tìm kiếm thị trường nước ngoài, mà chưa đầu tư thỏa đáng phát triển thị trường nội địa.
Khi suy thoái kinh tế xảy ra đã thu hẹp thị trường xuất khẩu, nên câu chuyện khai thác thị trường nội địa mới đặt ra bức bách. Để giải quyết vấn đề này Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều chính sách, để giúp doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa thông qua tận dụng hiệu quả cơ hội của các chương trình kích cầu đầu tư, tiêu dùng... Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối tại các địa bàn.
Riêng chiến lược phát triển thị trường nội địa mang tính dài hơi, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội khẩn trương xây dựng, tổ chức thực hiện nhiều chương trình để cụ thể hóa Chiến lược phát triển thương mại nội địa giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015 và 2020.
Cụ thể là các chương trình: tổ chức hệ thống phân phối một số mặt hàng trọng điểm; phát triển thương mại nông thôn, chính sách phát triển hạ tầng thương mại... Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa bằng các công cụ quản lý thị trường hiệu quả hơn, để nó vận hành lành mạnh hơn và qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian tiếp cận thị trường.
Thời gian qua trên thị trường xuất hiện hiện tượng lợi dụng tình hình kinh tế bất ổn để thao túng thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên phía cơ quan quản lý Nhà nước vẫn còn lúng túng trong xử lý các trường hợp này, nguyên nhân tại sao, thưa ông?
Trong những bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn việc xuất hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là điều khó tránh khỏi. Trong thực tế muốn xác định được hiện tượng doanh nghiệp bắt tay liên kết để độc quyền, thống lĩnh thị trường, tăng giá vô tội vạ... phải thông qua phân tích các dấu hiệu trực tiếp trên thị trường, hoặc thông tin phản ánh từ các doanh nghiệp khác.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường cần tập trung vào các khâu từ nhập khẩu đến nhà phân phối, tiêu dùng... Qua đó, nếu phát hiện các nhà nhập khẩu, phân phối có được lợi nhuận thông qua các hành vi liên kết, độc quyền nhóm thì sẽ xử lý theo Luật cạnh tranh và các quy định pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh.
Thực tế thời gian qua, chúng ta vẫn đang tiếp tục đưa ra nhiều công cụ nhằm quyết liệt hơn trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, để làm cho thị trường lành mạnh hơn, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Trong đó biện pháp thực tế nhất là tập trung kiểm tra hệ thống phân phối, giá cả các mặt hàng để xử lý kịp thời các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, làm giảm đi tính hấp dẫn của thị trường trong nước. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là cả một quá trình với nhiều thủ tục pháp lý liên quan nên đôi khi các cơ quan Nhà nước chưa thể xử lý được ngay.
Chúng ta hướng tới một thị trường nội địa lành mạnh và chỉ có như vậy các doanh nghiệp trong nước mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài ngay chính trong thị trường Việt Nam.
Liệu có đảm bảo được một sự cạnh tranh lành mạnh tại thị trường nội địa khi chúng ta vẫn còn nhiều mặt hàng thuộc diện Nhà nước bình ổn giá?
Những mặt hàng thuộc diện Nhà nước bình ổn giá thì doanh nghiệp kinh doanh phải đăng ký, kê khai giá để kiểm soát chi phí giá và tất cả không được nằm ngoài sự điều chỉnh của các quy định pháp lý về cạnh tranh. Khi phát hiện những mặt hàng thuộc diện Nhà nước bình ổn giá mà tăng giá đột biến bởi những dấu hiệu của liên kết, độc quyền thao túng thị trường thì cơ quan quản lý cạnh tranh của Bộ Công Thương sẽ điều tra để xử lý.
Thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước có chính sách gì để khuyến khích phát triển thị trường trong nước không, thưa ông?
Chính sách mới nhất là từ ngày 1/9 tới đây các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước sẽ được sự hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động như điều tra, khảo sát thị trường về người tiêu dùng, mạng lưới phân phối và thương nhân...
Riêng trong năm 2009 này Chính phủ đã quyết định dành hơn 51 tỷ đồng cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, trong đó có tới 70% nguồn kinh phí dành cho tổ chức các hội chợ hàng nông sản, sản phẩm làng nghề.
Để đẩy mạnh khuyến khích phát triển thị trường nội địa, Bộ Công Thương đưa ra kế hoạch tổ chức 2 hội chợ hàng nông sản, sản phẩm làng nghề ở phía Nam sẽ diễn ra vào tháng 11/2009 và ở phía Bắc vào tháng 3/2010. Các hoạt động bán hàng về nông thôn, các khu công nghiệp và khu đô thị, các hoạt động truyền thông sẽ được tổ chức thường xuyên bắt đầu từ tháng 8/2009...