Samsung mở nhà máy đầu tiên ở Mỹ sau hơn 30 năm
Động thái này được xem là nhằm làm “vui lòng” Tổng thống Donald Trump
Hãng điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics ngày 29/6 cho biết sẽ mở nhà máy sản xuất thiết bị đầu tiên tại Mỹ trong hơn 3 thập kỷ. Động thái này được xem là nhằm làm “vui lòng” Tổng thống Mỹ Donald Trump, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh sắp diễn ra giữa ông Trump với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in.
Theo tin từ Reuters, nhà máy trên của Samsung sẽ có vốn đầu tư 380 triệu USD và được đặt tại hạt Newberry, bang South Carolina. Khi đi vào hoạt động vào đầu năm tới, nhà máy sẽ sản xuất máy giặt và các thiết bị gia dụng khác. Theo dự kiến của Samsung, đến năm 2020, nhà máy này sẽ tạo gần 1.000 việc làm.
Trước Samsung, đã có hàng loạt công ty toàn cầu hưởng ứng lời kêu gọi, hay chính xác hơn là sức ép của Tổng thống Trump về tạo thêm việc làm ở Mỹ. Động thái này của Samsung đã làm dấy lên những lời ca ngợi về thiện chí Mỹ-Hàn trước thềm chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Moon.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross gọi kế hoạch mở nhà máy tại Mỹ của Samsung là “thông tin tuyệt vời”. Hồi tháng 2, khi Samsung cho biết hãng này đang cân nhắc đầu tư vào Mỹ, ông Trump đã viết trên mạng xã hội Twitter: “Cảm ơn Samsung! Chúng tôi sẽ vui vì có các bạn!”.
Tuy nhiên, ông Moon - người sẽ được tháp tùng bởi hơn 50 lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc trong chuyến thăm Mỹ sắp diễn ra - được cho là sẽ phải đối mặt với sức ép từ Washington về giải quyết thặng dư thương mại lớn của Hàn Quốc với Mỹ.
Sau khi tuyên bố về mở nhà máy tại Mỹ được Samsung đưa ra, Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc - tổ chức doanh nghiệp lớn nhất nước này - nói rằng 52 công ty Hàn Quốc, trong đó có hãng xe Hyundai và hãng điện tử LG, có kế hoạch đầu tư tổng cộng 12,8 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, phần lớn các kế hoạch đầu tư này đã được công bố từ trước và hiện không rõ số vốn mới là bao nhiêu.
Ngoài ra, Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc cũng cho biết nước này dự định mua 22,4 tỷ USD các sản phẩm khí hóa lỏng và hàng hóa khác của Mỹ.
Samsung là nhà sản xuất thiết bị gia dụng kích thước lớn có thị phần lớn nhất tại thị trường Mỹ, với khoảng 19% - theo số liệu của hãng nghiên cứu Traqline. Tuy nhiên, Samsung chưa hề có một nhà máy thiết bị nào ở Mỹ kể từ đầu thập niên 1990 sau khi hãng đóng cửa một nhà máy sản xuất TV lớn.
Kế hoạch đầu tư vào Mỹ phù hợp với chiến lược của Samsung về đẩy mạnh doanh thu mảng thiết bị gia dụng cao cấp tại thị trường này. Năm ngoái, Samsung đã mua lại hãng sản xuất thiết bị gia dụng cao cấp Dacor của Mỹ.
Theo tin từ Reuters, nhà máy trên của Samsung sẽ có vốn đầu tư 380 triệu USD và được đặt tại hạt Newberry, bang South Carolina. Khi đi vào hoạt động vào đầu năm tới, nhà máy sẽ sản xuất máy giặt và các thiết bị gia dụng khác. Theo dự kiến của Samsung, đến năm 2020, nhà máy này sẽ tạo gần 1.000 việc làm.
Trước Samsung, đã có hàng loạt công ty toàn cầu hưởng ứng lời kêu gọi, hay chính xác hơn là sức ép của Tổng thống Trump về tạo thêm việc làm ở Mỹ. Động thái này của Samsung đã làm dấy lên những lời ca ngợi về thiện chí Mỹ-Hàn trước thềm chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Moon.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross gọi kế hoạch mở nhà máy tại Mỹ của Samsung là “thông tin tuyệt vời”. Hồi tháng 2, khi Samsung cho biết hãng này đang cân nhắc đầu tư vào Mỹ, ông Trump đã viết trên mạng xã hội Twitter: “Cảm ơn Samsung! Chúng tôi sẽ vui vì có các bạn!”.
Tuy nhiên, ông Moon - người sẽ được tháp tùng bởi hơn 50 lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc trong chuyến thăm Mỹ sắp diễn ra - được cho là sẽ phải đối mặt với sức ép từ Washington về giải quyết thặng dư thương mại lớn của Hàn Quốc với Mỹ.
Sau khi tuyên bố về mở nhà máy tại Mỹ được Samsung đưa ra, Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc - tổ chức doanh nghiệp lớn nhất nước này - nói rằng 52 công ty Hàn Quốc, trong đó có hãng xe Hyundai và hãng điện tử LG, có kế hoạch đầu tư tổng cộng 12,8 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, phần lớn các kế hoạch đầu tư này đã được công bố từ trước và hiện không rõ số vốn mới là bao nhiêu.
Ngoài ra, Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc cũng cho biết nước này dự định mua 22,4 tỷ USD các sản phẩm khí hóa lỏng và hàng hóa khác của Mỹ.
Samsung là nhà sản xuất thiết bị gia dụng kích thước lớn có thị phần lớn nhất tại thị trường Mỹ, với khoảng 19% - theo số liệu của hãng nghiên cứu Traqline. Tuy nhiên, Samsung chưa hề có một nhà máy thiết bị nào ở Mỹ kể từ đầu thập niên 1990 sau khi hãng đóng cửa một nhà máy sản xuất TV lớn.
Kế hoạch đầu tư vào Mỹ phù hợp với chiến lược của Samsung về đẩy mạnh doanh thu mảng thiết bị gia dụng cao cấp tại thị trường này. Năm ngoái, Samsung đã mua lại hãng sản xuất thiết bị gia dụng cao cấp Dacor của Mỹ.