Sẽ quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm
Quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm sẽ trên cơ sở liên kết một loạt các địa phương để tạo ra một chuỗi các sản phẩm du lịch
Gắn xúc tiến du lịch với việc quảng bá giá trị văn hóa vùng miền, kế thừa thành tựu đã đạt được để quy hoạch tốt hơn chiến lược phát triển du lịch Việt Nam là những công việc trọng tâm mà ngành du lịch dự định sẽ thực hiện trong thời gian tới. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết.
Ông đánh giá thế nào về công tác quảng bá hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam hiện nay?
Hiện nay, nguồn lực tài chính có hạn, công tác quảng bá còn nhỏ giọt vì chưa có những chương trình thực sự lớn, thực sự ấn tượng và hiệu quả. Tuy nhiên với nguồn tài chính ít ỏi, chúng ta vẫn phải nỗ lực để đạt được hiệu quả quảng bá tốt nhất. Phải gắn xúc tiến du lịch với các chương trình quảng bá văn hóa của từng vùng miền, vì bản thân mỗi chương trình xúc tiến du lịch đã hàm chứa trong đó mục tiêu, hiệu quả của quảng bá văn hóa và con người Việt Nam.
Do đó, cần đặt mục tiêu ở tầm xa hơn, rộng hơn chứ không thuần túy là quảng bá xúc tiến du lịch. Theo tôi, khi Tổng cục Du lịch sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì hoạt động xúc tiến du lịch sẽ được quan tâm, đẩy mạnh hơn, bạn bè quốc tế sẽ biết đến đất nước con người Việt Nam nhiều hơn.
Thưa ông, hiện nay còn thiếu các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, có tính chuyên nghiệp, Tổng cục Du lịch đã có những biện pháp như thế nào để khắc phục?
Việt Nam rất giàu có về môi trường văn hóa, sinh thái nhưng chúng ta lại thiếu các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, có tính chuyên nghiệp. Điều này không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, nền kinh tế của chúng ta cũng đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Và 20 năm đổi mới, phát triển vừa qua, có thể nói chúng ta đã có một bước tiến dài trong đó có ngành du lịch.
Chỉ so 10 năm trước đây thì có thể nói rằng du lịch Việt Nam hiện nay đã có một bước tiến rất xa về nhận thức, định hình, đầu tư phát triển... để tạo ra các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất, các điểm đến, các sản phẩm du lịch. Nhưng càng phát triển thì chúng ta càng nhận ra những bất cập, những cái còn thiếu trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.
Để có được những sản phẩm du lịch độc đáo, có tính cạnh tranh, có thể thu hút khách quốc tế cũng như khách nội địa, tôi cho rằng việc này phải bắt đầu từ việc hoạch định chiến lược, tầm nhìn. Và bây giờ là thời điểm mà chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao, tức là xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 trên cơ sở tổng kết, đánh giá những kết quả đã thực hiện được trong chiến lược phát triển du lịch 10 năm qua.
Việc tổng kết thực tiễn đó cộng với việc tiếp cận những kinh nghiệm, những bài học của quốc tế, những thành công của các nước trong khu vực... để biết được du lịch Việt Nam sẽ đi theo định hướng nào, mục tiêu mà chúng ta cần đạt được là gì, những sản phẩm du lịch đặc trưng và nổi bật mà chúng ta cần phải tập trung đầu tư cho du lịch Việt Nam nói chung trong mỗi một vùng miền ra sao để phát huy được những tài nguyên du lịch Việt Nam.
Tổng cục Du lịch sẽ làm việc với các địa phương để chủ trì xây dựng các quy hoạch cho các vùng du lịch trọng điểm trên cơ sở liên kết một loạt các địa phương để tạo ra một chuỗi các sản phẩm du lịch. Các sản phẩm này phải tạo được sự độc đáo, riêng biệt để mỗi địa phương không lặp lại các sản phẩm của nhau.
Để xây dựng các sản phẩm du lịch được tốt, theo tôi phải dựa vào 3 yếu tố. Thứ nhất, cần tăng cường đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch biển vốn có nhiều lợi thế của Việt Nam. Thứ hai, các sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên, với các công trình kiến trúc, với các di sản văn hóa đặc biệt là các di sản thế giới đã được Unesco công nhận. Đây chính là sự độc đáo, khác biệt mang tính đẳng cấp độc nhất vô nhị mà Việt Nam có. Thứ ba, phát triển du lịch dựa vào các vùng văn hóa mang tính bản địa cao của các dân tộc Việt Nam.
Toàn bộ quy trình này cần phải thực hiện một cách chuyên nghiệp cả ở quan điểm tiếp cận lẫn việc quy hoạch tổ chức đầu tư lẫn việc quảng bá xúc tiến.
Ông có thể chia sẻ một số giải pháp mà Tổng cục Du lịch sẽ làm trong thời gian tới để kích cầu du lịch?
Tổng cục Du lịch sẽ tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính nhằm phát triển du lịch. Thứ nhất, tiếp tục chương trình “Ấn tượng Việt Nam”. Thứ hai, thực hiện chiến dịch quảng bá xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Thứ ba, tập trung một bước cho việc đào tạo nguồn nhân lực (có những chương trình đào tạo trực tiếp, có những chương trình đào tạo lâu dài). Thứ tư, tập trung định hướng để tiếp tục thúc đẩy đầu tư, chuẩn bị cơ sở vật chất và nâng cấp chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch.
Thứ năm, chuẩn bị những nội dung lớn cho năm 2010 ngay từ bây giờ. Ví dụ như năm du lịch quốc gia tại Hà Nội, các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, các hoạt động tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập ngành du lịch Việt Nam và các chương trình hành động quốc gia, chương trình xúc tiến du lịch trong năm 2010.
Ông đánh giá thế nào về công tác quảng bá hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam hiện nay?
Hiện nay, nguồn lực tài chính có hạn, công tác quảng bá còn nhỏ giọt vì chưa có những chương trình thực sự lớn, thực sự ấn tượng và hiệu quả. Tuy nhiên với nguồn tài chính ít ỏi, chúng ta vẫn phải nỗ lực để đạt được hiệu quả quảng bá tốt nhất. Phải gắn xúc tiến du lịch với các chương trình quảng bá văn hóa của từng vùng miền, vì bản thân mỗi chương trình xúc tiến du lịch đã hàm chứa trong đó mục tiêu, hiệu quả của quảng bá văn hóa và con người Việt Nam.
Do đó, cần đặt mục tiêu ở tầm xa hơn, rộng hơn chứ không thuần túy là quảng bá xúc tiến du lịch. Theo tôi, khi Tổng cục Du lịch sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì hoạt động xúc tiến du lịch sẽ được quan tâm, đẩy mạnh hơn, bạn bè quốc tế sẽ biết đến đất nước con người Việt Nam nhiều hơn.
Thưa ông, hiện nay còn thiếu các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, có tính chuyên nghiệp, Tổng cục Du lịch đã có những biện pháp như thế nào để khắc phục?
Việt Nam rất giàu có về môi trường văn hóa, sinh thái nhưng chúng ta lại thiếu các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, có tính chuyên nghiệp. Điều này không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, nền kinh tế của chúng ta cũng đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Và 20 năm đổi mới, phát triển vừa qua, có thể nói chúng ta đã có một bước tiến dài trong đó có ngành du lịch.
Chỉ so 10 năm trước đây thì có thể nói rằng du lịch Việt Nam hiện nay đã có một bước tiến rất xa về nhận thức, định hình, đầu tư phát triển... để tạo ra các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất, các điểm đến, các sản phẩm du lịch. Nhưng càng phát triển thì chúng ta càng nhận ra những bất cập, những cái còn thiếu trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.
Để có được những sản phẩm du lịch độc đáo, có tính cạnh tranh, có thể thu hút khách quốc tế cũng như khách nội địa, tôi cho rằng việc này phải bắt đầu từ việc hoạch định chiến lược, tầm nhìn. Và bây giờ là thời điểm mà chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao, tức là xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 trên cơ sở tổng kết, đánh giá những kết quả đã thực hiện được trong chiến lược phát triển du lịch 10 năm qua.
Việc tổng kết thực tiễn đó cộng với việc tiếp cận những kinh nghiệm, những bài học của quốc tế, những thành công của các nước trong khu vực... để biết được du lịch Việt Nam sẽ đi theo định hướng nào, mục tiêu mà chúng ta cần đạt được là gì, những sản phẩm du lịch đặc trưng và nổi bật mà chúng ta cần phải tập trung đầu tư cho du lịch Việt Nam nói chung trong mỗi một vùng miền ra sao để phát huy được những tài nguyên du lịch Việt Nam.
Tổng cục Du lịch sẽ làm việc với các địa phương để chủ trì xây dựng các quy hoạch cho các vùng du lịch trọng điểm trên cơ sở liên kết một loạt các địa phương để tạo ra một chuỗi các sản phẩm du lịch. Các sản phẩm này phải tạo được sự độc đáo, riêng biệt để mỗi địa phương không lặp lại các sản phẩm của nhau.
Để xây dựng các sản phẩm du lịch được tốt, theo tôi phải dựa vào 3 yếu tố. Thứ nhất, cần tăng cường đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch biển vốn có nhiều lợi thế của Việt Nam. Thứ hai, các sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên, với các công trình kiến trúc, với các di sản văn hóa đặc biệt là các di sản thế giới đã được Unesco công nhận. Đây chính là sự độc đáo, khác biệt mang tính đẳng cấp độc nhất vô nhị mà Việt Nam có. Thứ ba, phát triển du lịch dựa vào các vùng văn hóa mang tính bản địa cao của các dân tộc Việt Nam.
Toàn bộ quy trình này cần phải thực hiện một cách chuyên nghiệp cả ở quan điểm tiếp cận lẫn việc quy hoạch tổ chức đầu tư lẫn việc quảng bá xúc tiến.
Ông có thể chia sẻ một số giải pháp mà Tổng cục Du lịch sẽ làm trong thời gian tới để kích cầu du lịch?
Tổng cục Du lịch sẽ tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính nhằm phát triển du lịch. Thứ nhất, tiếp tục chương trình “Ấn tượng Việt Nam”. Thứ hai, thực hiện chiến dịch quảng bá xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Thứ ba, tập trung một bước cho việc đào tạo nguồn nhân lực (có những chương trình đào tạo trực tiếp, có những chương trình đào tạo lâu dài). Thứ tư, tập trung định hướng để tiếp tục thúc đẩy đầu tư, chuẩn bị cơ sở vật chất và nâng cấp chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch.
Thứ năm, chuẩn bị những nội dung lớn cho năm 2010 ngay từ bây giờ. Ví dụ như năm du lịch quốc gia tại Hà Nội, các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, các hoạt động tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập ngành du lịch Việt Nam và các chương trình hành động quốc gia, chương trình xúc tiến du lịch trong năm 2010.