Số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình cuối năm 2023 là 24.814 người

Thủy Diệu
Chia sẻ

Lần đầu tiên, “Sách trắng lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử năm 2024” do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát hành, phác họa bức tranh với những con số khá chi tiết về lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Vì phát hành năm 2024 nên số liệu mới nhất được cập nhật trong Sách trắng chỉ tính đến cuối năm 2023 cũng như các năm liền kề trước đó.

Theo Sách trắng lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử năm 2024, tính đến cuối năm 2023, cả nước có 72 cơ quan phát thanh (báo nói), truyền hình (báo hình), gồm: 2 đài Quốc gia (VOV và VTV) là 2 trong 6 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, 64 đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 1 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC trực thuộc Đài VOV và 5 đơn vị hoạt động truyền hình (Báo Nhân dân, QHVN (Truyền hình Quốc hội), ANTV (Truyền hình Công an Nhân dân), VNews, Phát thanh truyền hình Quân đội) 72 đài phát thanh truyền hình này hoạt động ổn định từ nhiều năm nay.

NGUỒN THU GIẢM MẠNH

Trong 72 đài phát thanh truyền hình thì có 3 đài/đơn vị là VTV, Vnews và HTV được cấp giấy phép biên tập kênh truyền hình nước ngoài để biên tập 45 kênh truyền hình nước ngoài.

Số lượng kênh phát thanh, truyền hình trong nước đạt 78 kênh phát thanh; 189 kênh truyền hình (gồm 7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, 63 kênh truyền hình thiết yếu địa phương và 119 kênh trong nước khác); số lượng kênh phát thanh, truyền hình nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam có 45 kênh (giảm 11 kênh so với năm 2022).

Việc giảm số lượng kênh nước ngoài do các hãng sở hữu kênh chỉ giới hạn cung cấp kênh trên dịch vụ xem nội dung theo yêu cầu của hãng, việc này cho thấy đang có sự dịch chuyển từ truyền hình truyền thống sang dịch vụ nội dung theo yêu cầu.

Số thuê bao truyền hình trả tiền - Nguồn: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Số thuê bao truyền hình trả tiền - Nguồn: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

Số liệu của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đưa ra trong Sách trắng, cho biết tổng nguồn thu của các đài phát thanh truyền hình năm 2023 đạt 11.864 tỷ đồng (giảm 21,7% so với năm 2022: 15.158 tỷ đồng); nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đạt 7.646 tỷ đồng (giảm 25% so với năm 2022: 10.194 tỷ đồng), trong đó thu từ quảng cáo đạt 5.387 tỷ đồng (giảm 28,8% so với năm 2022: 7.564 tỷ đồng); nộp ngân sách nhà nước đạt 674 tỷ đồng (giảm 22,3% so với năm 2022: 868 tỷ đồng).

Doanh thu của nhiều đài phát thanh truyền hình giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh về quảng cáo thương mại của các phương thức truyền thông khác như: các trang tin điện tử, mạng xã hội...

Về số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, tính đến cuối năm 2023 tổng số là 24.814 người, trong đó lao động của đài phát thanh quốc gia là 2.405; đài truyền hình quốc gia là 3.405; của đài phát thah, truyền hình địa phương là 9.214; số lao động của các đơn vị hoạt động truyền hình của bộ, nganhf là 1.390; và lao động của các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình là 8.400 người.

Số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình - Nguồn: số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
Số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình - Nguồn: số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Theo Sách trắng, số lượng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình quảng bá là năm cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, gồm: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), Công ty TNHH Truyền hình Kỹ thuật số miền Nam và Công ty cổ phần Truyền hình số miền Bắc (DTV). Năm đơn vị, doanh nghiệp này đang truyền dẫn phát sóng các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, kênh truyền hình thiết yếu địa phương, một số kênh truyền hình quảng bá khác trên hạ tầng TDPS truyền hình số mặt đất DVB-T2 do cơ quan, các đơn vị này quản lý.

Hiện nay, tỷ lệ phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 theo dân cư tính trên địa bàn cả nước đạt 80,1%. Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền: 34 doanh nghiệp, cung cấp các loại hình dịch vụ truyền hình cáp (tương tự, kỹ thuật số, IPTV), dịch vụ truyền hình qua vệ tinh, dịch vụ truyền hình di động, dịch vụ PTTH qua mạng internet (OTT TV). Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền năm 2023 đạt 21 triệu.

Số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình cuối năm 2023 là 24.814 người - Ảnh 1
Doanh thu truyền hình trả tiền - Nguồn: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Doanh thu truyền hình trả tiền - Nguồn: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

Trên các loại hình dịch vụ của các doanh nghiệp truyền hình trả tiền (THTT) hiện đang cung cấp 189 kênh truyền hình trong nước, 45 kênh truyền hình nước ngoài với khoảng 250.000 giờ nội dung theo yêu cầu (VOD) (dịch vụ OTT TV và IPTV).

Một trong những điểm sáng trong Sách trắng, là năm 2023 đánh dấu sự phát triển ổn định của thị trường truyền hình trả tiền. Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2023 doanh thu đạt 9.541 tỷ đồng, tăng trưởng 5,5% so với năm 2022. Đặc biệt, doanh thu dịch vụ OTT TV tăng trưởng mạnh, doanh thu đạt 1.563 tỷ đồng, tăng 10,3 % so với năm 2022.

12.552 TỶ ĐỒNG DOANH THU TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ

Cũng theo Sách trắng, với lĩnh vực thông tin điện tử thì số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép (còn hiệu lực là 2083 trang; số lượng mạng xã hội được cấp phép là 1.011).

Năm 2023, số lượng cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã giảm gần 40% so với cùng kỳ 2022; không cấp phép mới trang thông tin điện tử tổng hợp đối với cơ quan báo chí. Tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội (các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội hoạt động như cơ quan báo chí) cũng đã được chấn chỉnh kịp thời, góp phần “làm sạch” môi trường báo chí hiện nay.

Trò chơi điện tử trên mạng - Nguồn: số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
Trò chơi điện tử trên mạng - Nguồn: số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Về trò chơi điện tử trên mạng, cả nước hiện đang có 267 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng (trong đó có 213 doanh nghiệp đang hoạt động, 54 doanh nghiệp đã dừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép) với 1.518 trò chơi điện tử G1 trên mạng được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản (trong đó có 976 trò chơi đang phát hành, 542 trò chơi đã thông báo dừng phát hành).

162 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 với 13,199 trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng được cấp xác nhận thông báo phát hành (trong đó có 12.799 trò chơi đang phát hành, 400 trò chơi đã thông báo dừng phát hành).

Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thông tin điện tử - Nguồn: số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình (đơn vị: người).
Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thông tin điện tử - Nguồn: số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình (đơn vị: người).

Doanh thu phát hành trò chơi điện tử năm 2023 đạt 12.552 tỷ đồng (tăng 1,2% so với năm 2022), nộp ngân sách nhà nước 1.200 tỷ đồng (giảm 43% so với năm 2022). Có thể nói đây là một trong số hiếm hoi những lĩnh vực không bị tác động bởi Covid-19 khi doanh thu vẫn được giữ vững, thậm chí còn tăng nhẹ so với các năm trước và thị trường lao động ổn định.

Tuy nhiên, thị trường trò chơi điện tử tại Việt Nam doanh thu lớn nhưng chủ yếu là phát hành game của nước ngoài nên lợi nhuận đạt được thấp dẫn đến tỷ trọng đóng góp cho ngành công nghiệp giải trí còn chưa tương xứng.

Doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước - Nguồn: số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
Doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước - Nguồn: số lao động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Theo số liệu của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, số lượng doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động là 520 doanh nghiệp. “Chất lượng dịch vụ nội dung cung cấp trên mạng viễn thông di động năm 2023 đã được nâng cao hơn, các dịch vụ kém chất lượng đã được hạn chế đáng kể”, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, đánh giá.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con