Tăng trưởng tín dụng và một điểm “hơi tiếc”
Sự dịch chuyển của dòng vốn cần một quá trình để kiểm chứng có bị chệch hay không
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội do Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội ngày 20/10 có một điểm rất đáng chú ý: đến cuối tháng 9/2014, tín dụng bất động sản đã tăng 11,5% so với cuối năm 2013.
Thông tin này không mới. Ngày 29/9, trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đã dẫn chi tiết trên, xem đó như một chuyển biến tích cực.
Nhưng, không hẳn chỉ là tích cực, khi đặt trong tổng thể vận động của dòng vốn.
Lái đúng tốt hơn bơm nhiều
Cũng trong ngày 29/9, kết thúc buổi trả lời chất vấn của Thống đốc, một chuyên gia kinh tế gọi điện trao đổi bên lề với người viết. Về cơ bản, ông tâm đắc với nội dung và tinh thần trả lời của tư lệnh ngành ngân hàng.
Song, có một điểm ông cho là “hơi tiếc”.
“Chúng ta vẫn quá nặng về việc thực hiện mục tiêu, nhìn vào con số tăng trưởng tín dụng. Hơi tiếc, khi Thống đốc không nhấn mạnh ở điểm giá trị hơn là tín dụng thời gian qua đã góp phần giúp chuyển dịch sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế. Đây mới là điều quan trọng hơn là con số tăng trưởng được bao nhiêu”, chuyên gia trên nói.
Ông lập luận: nếu như hiện nay tín dụng tăng trưởng cao, “đẹp” về con số, nhưng nếu cứ nhồi vào chứng khoán, bất động sản như trước thì đáng lo hơn là đáng mừng. Ngược lại, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã tập trung hơn cho các lĩnh vực ưu tiên; dòng tiền chuyển hướng vào đó rõ hơn, giúp chuyển dịch sản xuất kinh doanh và gián tiếp hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế.
“Đây mới là kết quả ngầm và thiết thực của Ngân hàng Nhà nước, mà không phải ai cũng ghi nhận”, chuyên gia trên đánh giá.
Cuối năm 2011 đầu 2012, Ngân hàng Nhà nước từng bước gỡ bỏ khái niệm “phi sản xuất” trong hạn chế cho vay, nhưng đồng thời cũng thực hiện các chính sách để lái vốn có chủ đích vào các lĩnh vực ưu tiên và khuyến khích.
Cụ thể, 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên được áp trần lãi suất cho vay thấp hơn từ 2-3%/năm so với thông thường; tái cấp vốn ưu đãi để cho vay các lĩnh vực cần hỗ trợ; áp tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn cao; thúc đẩy cho vay các mô hình ứng dụng công nghệ, liên kết chuỗi sản phẩm trong nông nghiệp và xuất khẩu…
Trong các năm 2012 và 2013, sự dịch chuyển của dòng vốn là rõ nét, khi báo cáo tổng kết năm mà nhà điều hành công bố cho thấy dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng; còn các lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao (điển hình như trong năm 2013 tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn tăng tới trên 17%, cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng tới 24,51%...).
Chệch hướng hay khó lái?
Cũng tại báo cáo của Thủ tướng Chính phủ sáng 20/10, dữ liệu chú thích về tín dụng cho thấy một số dấu hiệu.
Đến cuối tháng 9 so với cuối 2013, ngoại trừ lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, trong khi tăng trưởng tín dụng bất động sản vượt trội 11,5% thì các nhóm ưu tiên khác hầu hết đều thấp hơn mức tăng trưởng chung (7,26%).
Cụ thể nông nghiệp nông thôn 6,9%; tín dụng chính sách chỉ tăng 4%. Tính đến cuối tháng 8 thì tín dụng xuất khẩu chỉ tăng 4,14%, công nghiệp hỗ trợ 6,06%, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ tăng 3,81%.
Liệu dòng tín dụng đang có dấu hiệu chệch hướng khi hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng trưởng thấp hơn bình quân, trong tín dụng bất động sản và các lĩnh vực khác tăng trưởng cao hơn?
Sự dịch chuyển của dòng vốn cần một quá trình để kiểm chứng có bị chệch hay không. Còn trên thực tế, việc lái vốn theo chủ đích của Ngân hàng Nhà nước gặp nhiều trở ngại.
Ở tín dụng xuất khẩu, vòng quay vốn nhanh nên doanh số cho vay sẽ phản ánh thực tế hơn con số tăng trưởng. Nhưng, với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể khẳng định vẫn chưa lái được vốn thành công.
Trong hai năm trở lại đây, tín dụng cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa phổ biến ở trong tình trạng chật vật. 8 tháng đầu năm nay vẫn tăng rất thấp (3,81%), trong khi năm 2013 đến tận tháng 11 vẫn tăng trưởng âm (theo báo cáo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia thời điểm đó).
Có thể lý giải, Ngân hàng Nhà nước khó lái vốn vào đây, khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm dễ bị tổn thương và sức khỏe sa sút, khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn bị ảnh hưởng trong những năm khó khăn vừa qua. Mặt khác, đây cũng là khối có trở ngại nổi bật là thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn…
Và cũng như ở các lĩnh vực ưu tiên khác, biên lợi nhuận thấp khi cho vay ở đây có thể khiến các ngân hàng thương mại không mặn mà. Theo đó, một mặt trái của trần lãi suất cho vay thời gian qua cũng chính là một hạn chế, lãi suất hay biên lợi nhuận bị khống chế trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng mức độ rủi ro hoặc không đủ kích thích các ngân hàng đầu tư.
Trong khi đó, sau khi “đóng băng” từ năm 2008 và bị bóp nghẹt bởi lãi suất quá cao giai đoạn 2010-2011, đến nay tín dụng bất động sản đã tăng mạnh trở lại. Diễn biến này gắn với sự sôi động của tín dụng tiêu dùng, đang tiếp sức cho thị trường bất động sản phục hồi, nhưng cũng dễ lặp lại vết xe đổ nếu vốn bị bơm vào quá mức.
Thông tin này không mới. Ngày 29/9, trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đã dẫn chi tiết trên, xem đó như một chuyển biến tích cực.
Nhưng, không hẳn chỉ là tích cực, khi đặt trong tổng thể vận động của dòng vốn.
Lái đúng tốt hơn bơm nhiều
Cũng trong ngày 29/9, kết thúc buổi trả lời chất vấn của Thống đốc, một chuyên gia kinh tế gọi điện trao đổi bên lề với người viết. Về cơ bản, ông tâm đắc với nội dung và tinh thần trả lời của tư lệnh ngành ngân hàng.
Song, có một điểm ông cho là “hơi tiếc”.
“Chúng ta vẫn quá nặng về việc thực hiện mục tiêu, nhìn vào con số tăng trưởng tín dụng. Hơi tiếc, khi Thống đốc không nhấn mạnh ở điểm giá trị hơn là tín dụng thời gian qua đã góp phần giúp chuyển dịch sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế. Đây mới là điều quan trọng hơn là con số tăng trưởng được bao nhiêu”, chuyên gia trên nói.
Ông lập luận: nếu như hiện nay tín dụng tăng trưởng cao, “đẹp” về con số, nhưng nếu cứ nhồi vào chứng khoán, bất động sản như trước thì đáng lo hơn là đáng mừng. Ngược lại, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã tập trung hơn cho các lĩnh vực ưu tiên; dòng tiền chuyển hướng vào đó rõ hơn, giúp chuyển dịch sản xuất kinh doanh và gián tiếp hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế.
“Đây mới là kết quả ngầm và thiết thực của Ngân hàng Nhà nước, mà không phải ai cũng ghi nhận”, chuyên gia trên đánh giá.
Cuối năm 2011 đầu 2012, Ngân hàng Nhà nước từng bước gỡ bỏ khái niệm “phi sản xuất” trong hạn chế cho vay, nhưng đồng thời cũng thực hiện các chính sách để lái vốn có chủ đích vào các lĩnh vực ưu tiên và khuyến khích.
Cụ thể, 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên được áp trần lãi suất cho vay thấp hơn từ 2-3%/năm so với thông thường; tái cấp vốn ưu đãi để cho vay các lĩnh vực cần hỗ trợ; áp tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn cao; thúc đẩy cho vay các mô hình ứng dụng công nghệ, liên kết chuỗi sản phẩm trong nông nghiệp và xuất khẩu…
Trong các năm 2012 và 2013, sự dịch chuyển của dòng vốn là rõ nét, khi báo cáo tổng kết năm mà nhà điều hành công bố cho thấy dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng; còn các lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao (điển hình như trong năm 2013 tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn tăng tới trên 17%, cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng tới 24,51%...).
Chệch hướng hay khó lái?
Cũng tại báo cáo của Thủ tướng Chính phủ sáng 20/10, dữ liệu chú thích về tín dụng cho thấy một số dấu hiệu.
Đến cuối tháng 9 so với cuối 2013, ngoại trừ lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, trong khi tăng trưởng tín dụng bất động sản vượt trội 11,5% thì các nhóm ưu tiên khác hầu hết đều thấp hơn mức tăng trưởng chung (7,26%).
Cụ thể nông nghiệp nông thôn 6,9%; tín dụng chính sách chỉ tăng 4%. Tính đến cuối tháng 8 thì tín dụng xuất khẩu chỉ tăng 4,14%, công nghiệp hỗ trợ 6,06%, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ tăng 3,81%.
Liệu dòng tín dụng đang có dấu hiệu chệch hướng khi hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng trưởng thấp hơn bình quân, trong tín dụng bất động sản và các lĩnh vực khác tăng trưởng cao hơn?
Sự dịch chuyển của dòng vốn cần một quá trình để kiểm chứng có bị chệch hay không. Còn trên thực tế, việc lái vốn theo chủ đích của Ngân hàng Nhà nước gặp nhiều trở ngại.
Ở tín dụng xuất khẩu, vòng quay vốn nhanh nên doanh số cho vay sẽ phản ánh thực tế hơn con số tăng trưởng. Nhưng, với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể khẳng định vẫn chưa lái được vốn thành công.
Trong hai năm trở lại đây, tín dụng cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa phổ biến ở trong tình trạng chật vật. 8 tháng đầu năm nay vẫn tăng rất thấp (3,81%), trong khi năm 2013 đến tận tháng 11 vẫn tăng trưởng âm (theo báo cáo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia thời điểm đó).
Có thể lý giải, Ngân hàng Nhà nước khó lái vốn vào đây, khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm dễ bị tổn thương và sức khỏe sa sút, khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn bị ảnh hưởng trong những năm khó khăn vừa qua. Mặt khác, đây cũng là khối có trở ngại nổi bật là thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn…
Và cũng như ở các lĩnh vực ưu tiên khác, biên lợi nhuận thấp khi cho vay ở đây có thể khiến các ngân hàng thương mại không mặn mà. Theo đó, một mặt trái của trần lãi suất cho vay thời gian qua cũng chính là một hạn chế, lãi suất hay biên lợi nhuận bị khống chế trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng mức độ rủi ro hoặc không đủ kích thích các ngân hàng đầu tư.
Trong khi đó, sau khi “đóng băng” từ năm 2008 và bị bóp nghẹt bởi lãi suất quá cao giai đoạn 2010-2011, đến nay tín dụng bất động sản đã tăng mạnh trở lại. Diễn biến này gắn với sự sôi động của tín dụng tiêu dùng, đang tiếp sức cho thị trường bất động sản phục hồi, nhưng cũng dễ lặp lại vết xe đổ nếu vốn bị bơm vào quá mức.