Thanh Hóa: Xuất nhập khẩu khởi động năm mới "thuận buồm, xuôi gió"

Nguyễn Thuấn
Chia sẻ

Theo báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa, trong tháng 1 năm 2024, tình hình xuất khẩu trên địa bàn tỉnh này tiếp tục duy trì đà phục hồi, sản lượng đa số các mặt hàng xuất khẩu đều tăng so với tháng trước và tăng cao so với cùng kỳ năm 2023...

Cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa
Cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tổng giá trị xuất khẩu trong tháng 1/2024 của tỉnh này ước đạt 631,14 triệu USD, tăng 9,3% so với tháng trước và tăng 94,3% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch ước đạt 625,68 triệu USD; xuất khẩu tiểu ngạch và các doanh nghiệp có trụ sở ngoài tỉnh ước đạt 5,46 triệu USD.

Sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu so với cùng kỳ, cụ thể như hàng may mặc 38,94 triệu sản phẩm, tăng 46,1%; giầy dép các loại 35,04 triệu đôi, tăng 107%; đá ốp lát 648.000 m2, tăng 95,1%; dăm gỗ 121.000 m3, tăng 278,2%; hoa quả đóng hộp 139 tấn, tăng 136,3%; thuốc lá bao 2,3 triệu bao, tăng 153,1%; chả cá surimi 711 tấn, tăng 35,7%…

Giá trị nhập khẩu trong tháng 1/2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 880,21 triệu USD, tăng 5,3% so với tháng trước và tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1 ước đạt 17.150 tỷ đồng, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ.

Năm 2023, trên địa bàn này có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ở 68 thị trường với các nhóm ngành, lĩnh vực như giày dép, may mặc, nông sản, vật liệu xây dựng... Mặc dù, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều hơn và thị trường cũng được mở rộng hơn so với cùng kỳ. Song, do thị trường xuất khẩu không mấy thuận lợi, các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nga... bị ảnh hưởng bởi lạm phát, xung đột chính trị... nên giá cả nguyên, nhiên liệu đầu vào cũng như lãi suất ngân hàng tăng cao, khiến doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, linh hoạt tìm giải pháp ứng phó, ưu tiên tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường mới, tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả đơn hàng ngắn để đảm bảo duy trì sản xuất và giữ chân người lao động. Nhờ đó, xuất khẩu tháng 12 /2023 của các doanh nghiệp đã có sự phục hồi và tăng 12,3% so với tháng trước, nhất là các sản phẩm chủ lực như may mặc, giày dép, dăm gỗ, hoa quả đóng hộp... góp phần đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2023 ước đạt 5,06 tỷ USD. ăm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2023.

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh này là gần 13 tỷ USD, bằng 90,5 % so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá kim ngạch nhập khẩu là 8,47 tỷ USD; xuất khẩu là 4,48 tỷ USD. Số lượng tờ khai xuất nhập khẩu đã làm thủ tục là 127.524 tờ khai, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2022.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con