Thị trường cho mạng di động ảo nhiều tiềm năng

Đỗ Phong
Chia sẻ

Thị trường mạng di động ảo (MVNO) Việt Nam đang có sự hiện diện của ba nhà cung cấp và rất có thể tới đây sẽ có thêm một "tân binh" nữa gia nhập sân chơi...

Không gian cho mạng ảo MVNO nhiều tiềm năng
Không gian cho mạng ảo MVNO nhiều tiềm năng

Với số thuê bao mới chỉ chiếm 2% thị phần dịch vụ viễn thông di động, MVNO được nhìn nhận là chưa phát triển và không gian còn rất lớn. Tuy nhiên, trong khi bức tranh viễn thông di động tại Việt Nam hiện nay, các nhà mạng ảo ra đời sau nếu không có hướng đi mới, không tìm được thị trường ngách thì rất khó cạnh tranh, phát triển.

KHÔNG GIAN CHO MVNO CÒN RẤT LỚN

Tính đến nay, Việt Nam có ba công ty MVNO. Tháng 4/2019, Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom ra đời dịch vụ viễn thông Itelecom, trở thành nhà mạng ảo đầu tiên tại Việt Nam được cấp giấy phép Full MVNO với đầu số 087. Qua hơn hai năm phát triển, nhà mạng này cho biết đến tháng 12/2021 đã đạt gần 3 triệu thuê bao với tập khách hàng riêng, cơ sở dữ liệu khách hàng.

Hơn một năm sau, vào tháng 6/2020, Công ty Mobicast khai trương mạng di động ảo thứ hai ở Việt Nam với thương hiệu Reddi, đầu số 055 nhưng sau đó đã “bán mình” cho một công ty của Masan. Nhà mạng này hợp tác sử dụng hạ tầng, đầu số của VinaPhone.

Gần đây, Công ty Viễn thông ASIM cũng đã cung cấp mạng ảo thương hiệu Local (mylocal.vn) với thử nghiệm dựa trên đầu số của MobiFone.

Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT mới đây cũng đề cập đến kế hoạch triển khai mô hình kinh doanh mạng di động ảo tại Việt Nam trong tài liệu phục vụ đại hội đồng cổ đông năm 2022.

 
Trung Quốc hiện có 62 mạng ảo với số thuê bao khoảng 75 triệu. Trong khi con số này ở Đức là 132 mạng với 54 triệu thuê bao; Mỹ có 32 mạng với 51 triệu thuê bao... Trung bình trên thế giới thị phần thuê bao của MVNO chiếm từ 15- 20% và đang có dấu hiệu tăng. Theo Fortune Business Insights, dự kiến doanh thu của MVNO đến năm 2028 sẽ khoảng 123,4 tỷ USD.

Nhìn vào con số thuê bao hoạt động của các nhà mạng ảo trên thị trường, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Hệ sinh thái dịch vụ số, Công ty CP Viễn thông Đông Dương (ITelecom), nhận xét lượng thuê bao này mới chỉ chiếm 2% thị phần dịch vụ viễn thông di động.

Nhìn ra thị trường thế giới như Trung Quốc hiện đang có 62 mạng ảo với số thuê bao khoảng 75 triệu. Trong khi con số này ở Đức là 132 mạng với 54 triệu thuê bao; Mỹ có 32 mạng với 51 triệu thuê bao, Nhật Bản có 22 mạng, Pháp có 57 mạng, Anh có 29 mạng... Trung bình trên thế giới thị phần thuê bao của MVNO chiếm từ 15- 20% và đang có dấu hiệu tăng. Theo Fortune Business Insights, dự kiến doanh thu của MVNO đến năm 2028 sẽ khoảng 123,4 tỷ USD.

“Không gian cho sự phát triển của MVNO còn rất lớn nếu tạo cơ hội cho thị trường di động “ảo” để các nhà mạng tập trung vào các thị trường ngách mà các mạng di động lớn không tiếp cận". Ông Dũng đánh giá, thị trường mạng di động ảo còn rất nhiều tiềm năng. Nếu tạo điều kiện cho thị trường mạng di động ảo phát triển tối ưu, với sự tham gia của các doanh nghiệp ở các mảng tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, giải trí... đã có tập khách hàng người dùng, thị trường MVNO tại Việt Nam có thể chiếm 10- 20% thị phần viễn thông, tương ứng với 15- 20 triệu thuê bao. Mô hình MVNO hiện khá đa dạng, tập trung chủ yếu vào các thị trường ngách như mạng dành cho doanh nghiệp, dịch vụ IoT, giải trí…

Mạng di động nếu có từ 3-5 triệu người dùng đã có thể "sống" tốt với các dịch vụ viễn thông, kinh doanh SIM số, thẻ, data... Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần viễn thông ASIM (Asim Telecom)- đơn vị phát triển mạng di động Local, cho rằng cơ hội mới mở ra còn lớn hơn rất nhiều với các nhà mạng khi thời gian tới bùng nổ hoạt động liên quan đến chuyển đổi số.

Thị trường cho mạng di động ảo nhiều tiềm năng - Ảnh 1

Theo các chuyên gia, khi chuyển đổi số, các nội dung, ứng dụng đều diễn ra trên không gian mạng và kết nối người sử dụng với kho nội dung, ứng dụng sẽ là dữ liệu, internet, đường truyền, data… Do đó, nếu nhà mạng ở vai trò làm cầu nối thị trường cũng đã rất rộng mở.

Quan sát có thể thấy, số lượng nội dung số mỗi năm đều tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt với sự phát triển mạnh về ứng dụng nội dung trên Facebook, YouTube, Tiktok…, nhu cầu sử dụng của người dùng sẽ càng ngày càng nhiều hơn và thị trường của các nhà mạng sẽ "nở" ra. Hơn thế, nhóm người dùng thế hệ Z ngày càng sử dụng các dịch vụ trên điện thoại di động thông minh nhiều hơn.

Đây là cơ hội với thị trường data di động. Điện thoại di động sẽ là thiết bị kết nối với tất cả các ứng dụng, nội dung trên mạng nhiều nhất. Do đó, SIM kết nối cho điện thoại di động hoặc máy tính bảng để phục vụ các nhu cầu này của người dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng, ông Trí nhận định.

NỀN TẢNG HỆ SINH THÁI SỐ VÀ MÔ HÌNH NGOÀI VIỄN THÔNG

Các chuyên gia từng nhận xét, trong bối cảnh thị trường viễn thông truyền thống đã bão hòa, các nhà mạng ảo mới ra đời sau nếu không có hướng đi mới, khác biệt, tìm được thị trường ngách thì sẽ rất khó cạnh tranh, tồn tại và phát triển.

Nhìn nhận về các khó khăn khi tham gia thị trường, đại diện một nhà mạng cho rằng, các nhà mạng ảo đang phải đối mặt với không ít thách thức khi doanh thu viễn thông truyền thống ngày càng giảm, giá cước dịch vụ dữ liệu ngày càng rẻ hơn...

 
Kinh doanh viễn thông ở thời điểm này buộc phải xây dựng một hệ sinh thái số và có những mô hình ngoài viễn thông.

Bên cạnh đó, các công ty Internet tham gia đẩy mạnh các dịch vụ nội dung/nền tảng trên hạ tầng mạng đang ngày càng phát triển và tạo ra nguồn thu, lợi ích kinh tế lớn hơn. Những công ty nội dung này tham gia thị trường, đưa ra các mô hình kinh doanh mới vượt trội, tập trung vào các giá trị trải nghiệm, tương tác, kết nối và dữ liệu khách hàng. Do đó, nếu các nhà mạng không thay đổi mô hình kinh doanh sẽ rất khó cạnh tranh. Đây là những bài toán thách thức về lợi nhuận và dòng doanh thu mới.

Vấn đề cạnh tranh không còn ở các dịch vụ thoại truyền thống. Để cạnh tranh, phát triển, nhà mạng sẽ phải xây dựng một hệ sinh thái số riêng, là các dịch vụ ngoài viễn thông như tài chính số, Mobile Money…, tạo ra các mô hình kinh doanh mới, dữ liệu mới và tạo nguồn doanh thu lợi nhuận mới. “Kinh doanh viễn thông ở thời điểm này buộc phải xây dựng một hệ sinh thái số và có những mô hình ngoài viễn thông”, ông Dũng nói.

Thêm vào đó là thách thức trong việc đầu tư công nghệ. Trước xu hướng hội tụ giữa Internet và viễn thông, các công ty viễn thông bắt buộc phải lựa chọn những công nghệ mới phù hợp với nhu cầu, mang tính dẫn dắt như BigData, AI, Machine learning (học máy)…

Những công nghệ này sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi về khai thác dữ liệu, trải nghiệm khách hàng và xây dựng mô hình kinh doanh mới. Các nhà mạng sẽ phải tính toán bài toán hiệu quả đầu tư bởi nếu đầu tư đầy đủ các thành phần để phục vụ mô hình vừa kinh doanh viễn thông truyền thống, vừa xây dựng hệ sinh thái số thì chi phí sẽ rất lớn.

Tìm hướng đi riêng khi đặt chân vào thị trường viễn thông, ông Trí cho biết với những lợi thế hạ tầng kết nối, nếu các nhà mạng có thể làm các dịch vụ, nội dung cung cấp tới khách hàng một cách chủ động thì cuộc chơi sẽ lớn hơn rất nhiều. Đó cũng là mục tiêu mà nhà mạng như Local đang hướng tới cung cấp cho người dùng các dịch vụ Lifestyle liên quan đến cuộc sống số, cung cấp cơ hội cho mọi người dùng công nghệ có thể chuyển đổi số cuộc sống một cách tự nhiên và dễ dàng nhất.

Với mạng Local, viễn thông và tài chính là hai nền tảng cơ bản cần tập trung hướng tới để mọi người có kết nối sóng điện thoại, kết nối Internet và có sẵn ngân hàng số. Trên các nền tảng này sẽ phát triển các sản phẩm, dịch vụ để người dùng chuyển đổi số cuộc sống của mình.

Nhà mạng này cho biết sẽ không đứng ra cung cấp các dịch vụ, sản phẩm hàng hóa ở các địa phương đó cho du khách mà xây dựng một cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ và người có nhu cầu. 

 
Doanh nghiệp viễn thông/mạng di động ảo là những nhà mạng không có băng tần, không có hạ tầng mạng mà phải thuê hạ tầng của các doanh nghiệp/nhà mạng sở hữu hạ tầng mạng (MNO) như Viettel, VNPT, MobiFone…để triển khai các hoạt động kinh doanh, bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ ra thị trường.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con