Thủ tướng muốn làm rõ nghi án “làm đẹp” đề án lập quận Từ Liêm
Bộ Nội vụ và UBND thành phố Hà Nội cùng các cơ quan liên quan phải trả lời ông Nguyễn Hữu Kiên trước ngày 25/12
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Nội vụ kiểm tra một số nội dung trong đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm theo phản ánh của đại biểu Nguyễn Hữu Kiên.
Trong công văn gửi Bộ Nội vụ ngày 23/12, Văn phòng Chính phủ cho biết, vừa qua, ông Nguyễn Hữu Kiên, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Từ Liêm có phản ánh gửi Chính phủ về việc tách huyện Từ Liêm thành 2 quận và 23 phường mới. Tiếp đó, một số cơ quan báo chí cũng có phản ánh tình trạng sai sót, chưa đúng với quy định của Chính phủ về các tiêu chuẩn thành lập quận.
Trước thực tế đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan có văn bản trả lời ông Nguyễn Hữu Kiên, các cơ quan báo chí và báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/12.
Liên quan đến những sai sót trong đề án điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm, trao đổi với VnEconomy, đại biểu Nguyễn Hữu Kiên - người phát hiện ra những sai sót của đề án, cho biết, theo tìm hiểu của ông, sau khi có thông tin phản ánh về số liệu thiếu chính xác thì đề án cũ trên trang thông tin điện tử của huyện Từ Liêm đã bị gỡ bỏ và cập nhật một đề án với số liệu mới.
Không những thế, trong số 11 chỉ tiêu sai sót được nêu ra trước đó, có những chỉ tiêu đã tăng tới gần 300% trong đề án mới. Đơn cử như chỉ tiêu diện tích bình quân nhà ở đô thị, trong đề án trình Hội đồng Nhân dân huyện ngày 5/12 (đề ngày ký là 3/12) là 40 -50 m2/người, nhưng trong đề án trình Chính phủ ngày 10/12 là 17,31 m2/người, hay số lượng trung tâm thể dục thể thao, nhà thi đấu, trong đề án cũ là 16 nhưng trong đề án ngày 10/12 đã tăng lên 46…
Thậm chí, theo khảo sát của đại biểu Kiên và xác nhận của xã Thụy Phương, trong đề án với số liệu mới thì xã này có hai trung tâm thể dục thể thao (nhà thi đấu, câu lạc bộ) nhưng thực tế, hiện xã này không hề có một trung tâm thể dục thể thao, nhà thi đấu nào.
Theo đại biểu Nguyễn Hữu Kiên, nguyên nhân của tình trạng sai số trên có thể là do người chỉ đạo xây dựng và duyệt đề án không nắm rõ được phương pháp tính toán hoặc công tác thống kê yếu kém, sơ sài.
Trong khi đó, trả lời báo chí, Bí thư Huyện uỷ Từ Liêm Lê Văn Thư lại khẳng định “đề án này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo”.
Ngoài ra, cũng theo phát hiện của đại biểu Kiên, trong đề án trình Chính phủ ngày 10/12 đã bị lược bỏ một số tiêu chí so với đề án trình Hội đồng Nhân dân huyện ngày 5/12 (ngày đề ký là 3/12) như đánh giá các chỉ tiêu về công trình công cộng cấp đô thị về y tế, giáo dục, hệ thống thoát nước, cây xanh, xử lý rác thải, nhà tang lễ…
Đại biểu Kiên nhìn nhận, thực tế này cho thấy, những người chỉ đạo và xây dựng đề án đã xem nhẹ vai trò của Hội đồng Nhân dân huyện. Điều này càng được khẳng định khi trả lời trước các cử tri Từ Liêm ngày 19/12 vừa qua, Bí thư Huyện uỷ Từ Liêm Lê Văn Thư cho rằng “đề án trình Chính phủ mới là bản chính thức và đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua”.
“Vậy có nghĩa rằng, đề án trình Hội đồng Nhân dân huyện Từ Liêm không cần bản chính thức?”, ông Kiên đặt câu hỏi.
Trong công văn gửi Bộ Nội vụ ngày 23/12, Văn phòng Chính phủ cho biết, vừa qua, ông Nguyễn Hữu Kiên, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Từ Liêm có phản ánh gửi Chính phủ về việc tách huyện Từ Liêm thành 2 quận và 23 phường mới. Tiếp đó, một số cơ quan báo chí cũng có phản ánh tình trạng sai sót, chưa đúng với quy định của Chính phủ về các tiêu chuẩn thành lập quận.
Trước thực tế đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan có văn bản trả lời ông Nguyễn Hữu Kiên, các cơ quan báo chí và báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/12.
Liên quan đến những sai sót trong đề án điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm, trao đổi với VnEconomy, đại biểu Nguyễn Hữu Kiên - người phát hiện ra những sai sót của đề án, cho biết, theo tìm hiểu của ông, sau khi có thông tin phản ánh về số liệu thiếu chính xác thì đề án cũ trên trang thông tin điện tử của huyện Từ Liêm đã bị gỡ bỏ và cập nhật một đề án với số liệu mới.
Không những thế, trong số 11 chỉ tiêu sai sót được nêu ra trước đó, có những chỉ tiêu đã tăng tới gần 300% trong đề án mới. Đơn cử như chỉ tiêu diện tích bình quân nhà ở đô thị, trong đề án trình Hội đồng Nhân dân huyện ngày 5/12 (đề ngày ký là 3/12) là 40 -50 m2/người, nhưng trong đề án trình Chính phủ ngày 10/12 là 17,31 m2/người, hay số lượng trung tâm thể dục thể thao, nhà thi đấu, trong đề án cũ là 16 nhưng trong đề án ngày 10/12 đã tăng lên 46…
Thậm chí, theo khảo sát của đại biểu Kiên và xác nhận của xã Thụy Phương, trong đề án với số liệu mới thì xã này có hai trung tâm thể dục thể thao (nhà thi đấu, câu lạc bộ) nhưng thực tế, hiện xã này không hề có một trung tâm thể dục thể thao, nhà thi đấu nào.
Theo đại biểu Nguyễn Hữu Kiên, nguyên nhân của tình trạng sai số trên có thể là do người chỉ đạo xây dựng và duyệt đề án không nắm rõ được phương pháp tính toán hoặc công tác thống kê yếu kém, sơ sài.
Trong khi đó, trả lời báo chí, Bí thư Huyện uỷ Từ Liêm Lê Văn Thư lại khẳng định “đề án này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo”.
Ngoài ra, cũng theo phát hiện của đại biểu Kiên, trong đề án trình Chính phủ ngày 10/12 đã bị lược bỏ một số tiêu chí so với đề án trình Hội đồng Nhân dân huyện ngày 5/12 (ngày đề ký là 3/12) như đánh giá các chỉ tiêu về công trình công cộng cấp đô thị về y tế, giáo dục, hệ thống thoát nước, cây xanh, xử lý rác thải, nhà tang lễ…
Đại biểu Kiên nhìn nhận, thực tế này cho thấy, những người chỉ đạo và xây dựng đề án đã xem nhẹ vai trò của Hội đồng Nhân dân huyện. Điều này càng được khẳng định khi trả lời trước các cử tri Từ Liêm ngày 19/12 vừa qua, Bí thư Huyện uỷ Từ Liêm Lê Văn Thư cho rằng “đề án trình Chính phủ mới là bản chính thức và đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua”.
“Vậy có nghĩa rằng, đề án trình Hội đồng Nhân dân huyện Từ Liêm không cần bản chính thức?”, ông Kiên đặt câu hỏi.