Thừa Thiên Huế phát triển 3 trung tâm đô thị lớn

Thanh Xuân
Chia sẻ

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất thông qua Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo đề xuất của UBND tỉnh tại Tờ trình số 11206/TTr-UBND. Trong đó về tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, tỉnh có phương án phát triển 3 trung tâm đô thị…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định, mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế.

Đến năm 2030, là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; đô thị hạt nhân cấp Vùng và tiểu vùng; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; đồng thời là trung tâm lớn của cả nước ở lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế trở thành đô thị thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế, hướng tới thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu đặc sắc trên cả nước và châu Á.

Để thực hiện mục tiêu, về phương án tổ chức các hoạt động kinh tế-xã hội, Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát huy lợi thế đô thị ven biển, xây dựng công viên Đầm phá quốc gia; đóng vai trò đô thị trung tâm kết nối vùng duyên hải miền Trung, vùng động lực miền Trung, có năng lực cạnh tranh cùng thương hiệu ở tầm khu vực, quốc tế…

Tỉnh xác định phát triển 3 trung tâm đô thị. Đó là
Đô thị trung tâm gồm TP.Huế (chia thành 2 quận: quận phía Bắc, quận phía Nam), quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà. Cụ thể, quận phía Bắc, quận phía Nam là trung tâm vùng và đô thị di sản, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trung tâm hành chính-chính trị, văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ…  Còn quận Hương Thủy phát triển đô thị sân bay gắn liền cảng hàng không quốc tế Phú Bài, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp động lực. Thị xã Hương Trà là đô thị vệ tinh.

Đô thị Vùng Tây Bắc gồm thị xã Phong Điền - Quảng Điền - A Lưới. Trong đó khu vực đô thị trung tâm là huyện Phong Điền gắn với khu công nghiệp Phong Điền phát triển đô thị công nghiệp, là động lực phía bắc của tỉnh, cửa ngõ phía Bắc kết nối cùng tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Đô thị Vùng Đông Nam, gồm: huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, huyện Nam Đông. Trong đó, phát triển đô thị Chân Mây trở thành đô thị loại III – một thành phố mới, kiểu mẫu gắn với Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô là động lực phát triển đột phá của vùng, đồng thời là cửa ngõ phía Nam kết nối với các tỉnh Đà Nẵng, tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cửa ngõ ra biển với các nước thuộc hành lang kinh tế Đông-Tây. Có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La Sơn - Túy Loan; cảng biển nước sâu Chân Mây phục vụ đón khách du lịch, vận chuyển hàng hóa quy mô lớn. Tại đây sẽ phát triển cả đô thị biển gắn với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngoài ra, theo phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, tỉnh cũng hướng tới đổi mới mô hình đô thị di sản. Cụ thể, bảo tồn bền vững di sản Cố đô Huế với định hướng hiện thực hóa tầm nhìn của Nghị quyết số 54-NQ/TW, trở thành hạt nhân, động lực trong thực hiện chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên Huế, bao gồm trung tâm đô thị lịch sử, trung tâm đô thị du lịch, trung tâm văn hóa, thương mại, sáng tạo nghệ thuật, khoa học công nghệ và di sản mới, công viên lịch sử quốc gia. Trong đó, di sản được gắn kết với khu đô thị, tái định cư theo mô thức cộng đồng chung sống (cộng sinh) cùng tham gia bảo vệ, vận hành, hoạt động, thụ hưởng thành quả, trở thành hình mẫu về đô thị di sản bền vững tầm quốc gia và quốc tế.

Cũng theo quy hoạch, đến năm 2025 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính: 2 quận (TP.Huế chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương); 3 thị xã (thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thành lập thị xã Phong Điền); 4 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông)...

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con