Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Nga

Nguyễn Tuyến
Chia sẻ

Tại tọa đàm chiều 27/10, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Tỉnh Quảng Ninh Đặng Thúy Giang, đề nghị sớm mở đường bay trực tiếp giữa Quảng Ninh và Yakutsk để thúc đẩy du lịch khi Việt Nam có chính sách mở cửa cho du khách nước ngoài...

Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tuyến - Ảnh: Nguyễn Tuyến
Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tuyến - Ảnh: Nguyễn Tuyến

Chiều 27/10, Tọa đàm xúc tiến, thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam và Liên bang Nga được tổ chức theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Đại sứ Grigoriev Semen Vyacheslavovich -Vụ trưởng Vụ Liên lạc các chủ thể Liên bang, Quốc hội và các liên kết xã hội, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, và ông Trần Thanh Huân, Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Tham vấn cấp Cục/Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Liên bang Nga về công tác điều phối quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại cấp địa phương lần thứ hai.

CẦN THÊM CƠ HỘI ĐỂ TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI  

Với mục tiêu kết nối các chủ thể Nga và địa phương Việt Nam để trao đổi về tiềm năng, cơ hội hợp tác, tiến tới những kế hoạch, dự án hợp tác cụ thể, góp phần thiết thực kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (01/3/2001 - 01/3/2021) và hướng tới kỷ niệm 10 năm nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện (27/7/2012 - 27/7/2022) giữa hai nước, Tọa đàm đã nhận được nhiều sự quan tâm.

Tham dự tọa đàm có đại diện các chủ thể Nga gồm: Cộng hòa Sakha (Yukutia), Vùng Zabaikal, tỉnh Amur, tỉnh Vologod và Thành phố Saint Petersburg và đại diện các địa phương của Việt Nam gồm tỉnh Ninh Thuận, Thái Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Gia Lai, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Bình Thuận, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Nội, Hải Phòng.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Trần Thanh Huân, Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết thời gian qua, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, tiếp xúc cấp cao giữa Việt Nam và Liên bang Nga vẫn được duy trì qua điện đàm, hội nghị trực tuyến giữa tất cả lãnh đạo chủ chốt của hai nước.

Năm 2010, kim ngạch thương mại Việt Nam - Liên bang Nga đạt gần 4,85 tỷ USD, tăng gần 9% so với năm 2019. 8 tháng đầu năm 2021, con số này đạt 3,46 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 20/9/2021, Liên bang Nga có 150 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 953,3 triệu USD, xếp thứ 25 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Liên bang Nga với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD.

Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho cả hai bên. Các lĩnh vực hợp tác văn hóa - du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đặc biệt gần đây về phòng, chống dịch Covid-19 có những bước phát triển ấn tượng.

Theo Cục trưởng Cục Ngoại vụ, bên cạnh các hoạt động quan hệ cấp Trung ương, quan hệ hợp tác cấp địa phương giữa hai nước cũng có những bước phát triển rất tích cực.

"Các địa phương của Việt Nam thực sự quan tâm tới các đối tác Nga do Liên bang Nga là thị trường lớn, truyền thống, có nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu và tiếp cận khu vực Đông Âu, tranh thủ sự giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm quản lý và ứng dụng công nghệ", ông Trần Thanh Huân cho biết. 

Tọa đàm đã nghe đại diện của 5 chủ thể của Liên bang Nga và 5 địa phương của Việt Nam giới thiệu về những tiềm năng cũng như thế mạnh của mình. Hai bên cũng trao đổi về các cơ hội hợp tác cụ thể và đưa ra nhiều đề xuất cụ thể liên quan tới các lĩnh vực mà mình quan tâm như thương mại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu; hợp tác quảng bá du lịch; đầu tư công nghiệp...

Tại tọa đàm, đại diện hai bên đánh giá cao sáng kiến tổ chức tọa đàm và tham vấn song phương Việt Nam - Nga, giúp hai bên có cơ hội hiểu rõ về đối phương cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, kinh doanh. Đại diện các địa phương Việt Nam đã lần lượt đưa ra nhiều kiến nghị với các cơ quan chức năng hai bên cũng như các chủ thể của Nga để thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn nữa thời gian tới.

NHIỀU KIẾN NGHỊ ĐỂ HỢP TÁC HIỆU QUẢ HƠN NỮA

Phát biểu tại tọa đàm, bà Đặng Thúy Giang, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Tỉnh Quảng Ninh cho biết với sự giúp đỡ của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam, hợp tác giữa tỉnh và một số chủ thể của Nga đã có những bước tiến đáng kể.

Tuy nhiên, theo bà Giang, hoạt động thương mại, đầu tư của các địa phương Nga vào Quảng Ninh vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu của Quảng Ninh sang Nga chỉ đạt 7 triệu USD và nhập khẩu giá trị hàng hóa từ Nga chỉ đạt 2,5 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu sang Nga của Quảng Ninh hiện chủ yếu là hàng may mặc, bóng rổ. Trong khi tỉnh chủ yếu nhập khẩu máy móc cho ngành khai khoáng từ Nga. 

Do đó, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Tỉnh Quảng Ninh đề nghị Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao hai nước kết nối hợp tác giữa Quảng Ninh và các địa phương của Nga.

Nhận định tiềm năng hợp tác du lịch lớn giữa hai bên, bà Đặng Thúy Giang đề nghị sớm mở đường bay trực tiếp giữa Quảng Ninh và Yakutsk để thúc đẩy du lịch khi Việt Nam có chính sách mở cửa cho du khách nước ngoài.

Bên cạnh đó, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị cơ quan ngoại giao hai nước và cơ quan hữu quan hỗ trợ Quảng Ninh quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư, nhất là các lĩnh vực mà tỉnh có tiền năng như phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển, năng lượng, trí tuệ nhân tạo, tài chính, xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại Vân Đồn và Cô Tô...

Bà cũng đề nghị phía Nga ưu tiên hỗ trợ quảng bá Quảng Ninh là một trong những điểm đến hàng đầu tại châu Á và đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch Nga tham quan thực tế tại Quảng Ninh sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Cũng tại tọa đàm, ông Trần Công Phú – Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, giới thiệu về các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trong đó có  khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô với diện tích trên 27.000 hecta đã được Thủ tướng Cính phủ phê duyệt quy hoạch hoàn chỉnh cùng nguồn nhân lực đồi dào, khả năng hấp thụ vốn đầu tư cao. 

Với tiềm năng lợi thế như vậy, ông Trần Công Phú cho biết tỉnh Thừa Thiên Huế muốn hợp tác với các đối tác Nga trong một số lĩnh vực như phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, khu phi thuế quan, logistics; công nghiệp chế biến chế tạo, phụ trợ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, văn hóa, y tế; du lịch, giáo dục, đào tạo và giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân. 

Trên cơ sở đó, đại diện Thừa Thiên Huế đề xuất các cơ quan đại diện của Việ Nam tại Nga và các đối tác Nga kết nối để tạo điều kiện cho tỉnh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như thủ công mỹ nghệ, sản phẩm hữu cơ vào thị trường Nga.

Kết luận tọa đàm, Đại sứ Grigoriev Semen Vyacheslavovich đánh giá cao các ý kiến phát biểu của đại diện các địa phương hai bên. Ông cho biết sẽ chuyển tất cả ý kiến đề xuất tại tọa đàm tới Bộ Ngoại giao và các chủ thể Liên bang Nga, nhằm tận dụng tốt các tiềm năng của hai bên để đưa quan hệ cấp địa phương hai nước lên tầm cao mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ thảo luận về thời gian và địa điểm của các tham vấn tiếp theo.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con