Tiêu dùng ôtô: Trong thảm, ngoài nản
Từ tăng lệ phí trước bạ đến kế hoạch thu thêm loạt phí mới, người tiêu dùng ôtô đang rơi vào trạng thái trong thì thảm, ngoài thì nản
Từ việc tăng mạnh lệ phí trước bạ đến kế hoạch thu thêm loạt phí mới, người tiêu dùng ôtô, nhất là tại Hà Nội và Tp.HCM, đang rơi vào trạng thái tâm lý trong thì thảm, ngoài thì nản.
“Tưởng mình oách, hóa ra giờ còn thảm hơn anh em. Không biết tới đây đối xử với vợ hai thế nào nữa!”. “Vợ hai” là cách gọi của anh bạn người viết với chiếc Kia Sportage được anh rước về nhà hồi trước Tết.
7 giờ sáng, anh gọi đi uống cà phê cho bằng được. Lý do là để anh trút gánh nặng tâm lý phí ôtô được xem là sắp áp dụng. Anh hiện đang công tác tại một liên doanh điện tử lớn tại Việt Nam.
Để tậu được chiếc xe, anh đã hao tổn công sức chạy vạy tiền, đôn đáo lo thủ tục cốt sao đăng ký xe xong trước ngày 1/1 năm nay. “Chạy” thành công, anh coi như đã tiết kiệm được cả trăm triệu tiền lệ phí trước bạ (tăng 8%) và phí đăng ký biển số (tăng 18 triệu đồng).
“Thế mà bây giờ mình lại phải đau đầu vì chẳng biết xử lý thế nào. Giữ xe lại thì tới đây có thể mất mấy chục triệu mỗi năm, bán đi thì lúc này khó quá, ai cũng sợ phí tăng nên không mua. Giá như chẳng kịp chạy lệ phí trước bạ”, anh bạn than vãn.
Trong hàng nghìn thư phản hồi gửi về VnEconomy sau loạt bài viết xung quanh kế hoạch thu các loại phí mới, người viết đếm sơ sơ cũng có đến trăm người than vãn về chuyện có nên bán chiếc xe đang sử dụng không. Lý do giống nhau, là sẽ không thể gánh nổi những mức phí bị coi là quá cao với thu nhập.
“Tôi đang có một chiếc xe rẻ tiền để chạy. Nay phí cao tôi muốn bán, nhưng sẽ bán cho ai, vì đối tượng như mình ai cũng “chùn” không dám mơ nữa. Bây giờ để lại cũng chết, vì vẫn phải đóng phí (dù đắp chiếu) mà bán thì chắc là khó hoặc mất tiền”, độc giả tên Thanh Lê giãi bày.
Tâm sự trên cũng gợi đến tình cảnh của những người chưa có và đang có nhu cầu sử dụng ôtô.
Độc giả Duy Tân ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) phân tích: chỉ cần tính các loại thuế và phí đã nộp xong khi xe gắn biển số, số tiền mỗi người phải chi để được sở hữu, sử dụng xe đã cao gấp 2,5 lần ở Mỹ. Làm việc chăm chỉ, chịu khó tằn tiện bao nhiêu năm để tích cóp được số tiền mua chiếc xe đã quá vất vả, gian nan, nay mỗi năm lại mất ít nhất 20 triệu đồng nữa cho phí hạn chế, chưa kể giá xăng dầu tăng mạnh mà trong đó đồng nghĩa phí xăng dầu cũng đuổi theo, kỳ thực là giấc mơ ôtô đang trở nên quá xa vời.
Lại có nhiều độc giả cho rằng, cái sự nản của họ là không thể tránh khỏi. Anh Tùng Nguyễn ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) nêu thực trạng: bây giờ Nhà nước muốn thu phí cao để hạn chế dùng xe cá nhân, buộc người dân dùng phương tiện công cộng. Một đô thị hiện đại phải như vậy, song không phải ngay bây giờ. Hiện tại phương tiện công cộng mới chỉ có xe bus, mà chỉ đối tượng sinh viên, công nhân sử dụng đã quá tải thì những cán bộ, công chức đi bằng phương tiện gì? Xe mà bỏ chuyến (chuyện thường ngày ở huyện) là chậm giờ dăm mười phút, xe tắc đường càng không tính nổi. Những thiệt hại do nó gây ra cũng không thể đong đếm.
“Thế thì, người dân buộc phải chuyển sang dùng xe máy. Nhưng xe máy cũng bị thu phí, thậm chí Chính phủ còn có kế hoạch cấm hẳn xe máy tại Hà Nội và Tp.HCM. Với tốc độ đầu tư hạ tầng giao thông, hệ thống xe công cộng, tàu điện… như hiện nay, biết bao giờ mới đáp ứng được nhu cầu của dân. Nản thật là nản”, anh Nguyễn bày tỏ.
Ngay sau khi tăng lệ phí trước bạ, lượng khách mua ôtô tại Hà Nội và Tp.HCM đã giảm đi trông thấy, bằng chứng là sản lượng của hàng loạt hãng xe tụt dốc mạnh so với cuối năm ngoái. Nay, từ khi có kế hoạch thu thêm ba loại phí, tình cảnh càng trở nên bi đát hơn. Nhiều hãng xe cho biết, dù đã cắt giảm sản lượng từ cuối năm ngoái song hiện xe tồn kho vẫn đang tăng nhanh. Thậm chí, một liên doanh lớn đã phải cho toàn bộ công nhân nghỉ làm hai tuần. Lý do không gì khác là người dân không dám mua xe nữa.
“Thu phí như thế, trong khi xe công lại không bị thu, mục tiêu hạn chế xe cá nhân đương nhiên đạt được. Nhưng đổi lại, chính sách lại không nhận được sự đồng thuận của đa số nhân dân”, độc giả có email hoanglanphuong1279@rocketmail... phân tích.
“Tưởng mình oách, hóa ra giờ còn thảm hơn anh em. Không biết tới đây đối xử với vợ hai thế nào nữa!”. “Vợ hai” là cách gọi của anh bạn người viết với chiếc Kia Sportage được anh rước về nhà hồi trước Tết.
7 giờ sáng, anh gọi đi uống cà phê cho bằng được. Lý do là để anh trút gánh nặng tâm lý phí ôtô được xem là sắp áp dụng. Anh hiện đang công tác tại một liên doanh điện tử lớn tại Việt Nam.
Để tậu được chiếc xe, anh đã hao tổn công sức chạy vạy tiền, đôn đáo lo thủ tục cốt sao đăng ký xe xong trước ngày 1/1 năm nay. “Chạy” thành công, anh coi như đã tiết kiệm được cả trăm triệu tiền lệ phí trước bạ (tăng 8%) và phí đăng ký biển số (tăng 18 triệu đồng).
“Thế mà bây giờ mình lại phải đau đầu vì chẳng biết xử lý thế nào. Giữ xe lại thì tới đây có thể mất mấy chục triệu mỗi năm, bán đi thì lúc này khó quá, ai cũng sợ phí tăng nên không mua. Giá như chẳng kịp chạy lệ phí trước bạ”, anh bạn than vãn.
Trong hàng nghìn thư phản hồi gửi về VnEconomy sau loạt bài viết xung quanh kế hoạch thu các loại phí mới, người viết đếm sơ sơ cũng có đến trăm người than vãn về chuyện có nên bán chiếc xe đang sử dụng không. Lý do giống nhau, là sẽ không thể gánh nổi những mức phí bị coi là quá cao với thu nhập.
“Tôi đang có một chiếc xe rẻ tiền để chạy. Nay phí cao tôi muốn bán, nhưng sẽ bán cho ai, vì đối tượng như mình ai cũng “chùn” không dám mơ nữa. Bây giờ để lại cũng chết, vì vẫn phải đóng phí (dù đắp chiếu) mà bán thì chắc là khó hoặc mất tiền”, độc giả tên Thanh Lê giãi bày.
Tâm sự trên cũng gợi đến tình cảnh của những người chưa có và đang có nhu cầu sử dụng ôtô.
Độc giả Duy Tân ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) phân tích: chỉ cần tính các loại thuế và phí đã nộp xong khi xe gắn biển số, số tiền mỗi người phải chi để được sở hữu, sử dụng xe đã cao gấp 2,5 lần ở Mỹ. Làm việc chăm chỉ, chịu khó tằn tiện bao nhiêu năm để tích cóp được số tiền mua chiếc xe đã quá vất vả, gian nan, nay mỗi năm lại mất ít nhất 20 triệu đồng nữa cho phí hạn chế, chưa kể giá xăng dầu tăng mạnh mà trong đó đồng nghĩa phí xăng dầu cũng đuổi theo, kỳ thực là giấc mơ ôtô đang trở nên quá xa vời.
Lại có nhiều độc giả cho rằng, cái sự nản của họ là không thể tránh khỏi. Anh Tùng Nguyễn ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) nêu thực trạng: bây giờ Nhà nước muốn thu phí cao để hạn chế dùng xe cá nhân, buộc người dân dùng phương tiện công cộng. Một đô thị hiện đại phải như vậy, song không phải ngay bây giờ. Hiện tại phương tiện công cộng mới chỉ có xe bus, mà chỉ đối tượng sinh viên, công nhân sử dụng đã quá tải thì những cán bộ, công chức đi bằng phương tiện gì? Xe mà bỏ chuyến (chuyện thường ngày ở huyện) là chậm giờ dăm mười phút, xe tắc đường càng không tính nổi. Những thiệt hại do nó gây ra cũng không thể đong đếm.
“Thế thì, người dân buộc phải chuyển sang dùng xe máy. Nhưng xe máy cũng bị thu phí, thậm chí Chính phủ còn có kế hoạch cấm hẳn xe máy tại Hà Nội và Tp.HCM. Với tốc độ đầu tư hạ tầng giao thông, hệ thống xe công cộng, tàu điện… như hiện nay, biết bao giờ mới đáp ứng được nhu cầu của dân. Nản thật là nản”, anh Nguyễn bày tỏ.
Ngay sau khi tăng lệ phí trước bạ, lượng khách mua ôtô tại Hà Nội và Tp.HCM đã giảm đi trông thấy, bằng chứng là sản lượng của hàng loạt hãng xe tụt dốc mạnh so với cuối năm ngoái. Nay, từ khi có kế hoạch thu thêm ba loại phí, tình cảnh càng trở nên bi đát hơn. Nhiều hãng xe cho biết, dù đã cắt giảm sản lượng từ cuối năm ngoái song hiện xe tồn kho vẫn đang tăng nhanh. Thậm chí, một liên doanh lớn đã phải cho toàn bộ công nhân nghỉ làm hai tuần. Lý do không gì khác là người dân không dám mua xe nữa.
“Thu phí như thế, trong khi xe công lại không bị thu, mục tiêu hạn chế xe cá nhân đương nhiên đạt được. Nhưng đổi lại, chính sách lại không nhận được sự đồng thuận của đa số nhân dân”, độc giả có email hoanglanphuong1279@rocketmail... phân tích.