Tin dùng Việt Nam 2023: Thiết yếu thiết thực - Tiên phong đột phá

Lưu Hà
Chia sẻ

Trong một năm kinh tế còn nhiều khó khăn, tiêu dùng nội địa trở thành động lực tăng trưởng quan trọng. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp cần kịp thời nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới, không ngừng sáng tạo những sản phẩm mang tính khác biệt và giá trị…

Ảnh: Việt Dũng
Ảnh: Việt Dũng

Theo Báo cáo “Xu hướng tiêu dùng hiện đại, thấu hiểu để chinh phục thị trường” do Công ty TNHH Cốc Cốc Việt Nam & VnEconomy phối hợp thực hiện, người tiêu dùng Việt Nam không những tập trung mua sắm các mặt hàng thiết yếu mà có xu hướng chuyển dịch thứ tự ưu tiên khi lựa chọn sản phẩm; trong đó, ưu tiên sản phẩm tốt cho sức khỏe, tăng trải nghiệm tại nhà, cá nhân hóa nhu cầu và tối ưu hóa chi tiêu…

GIÀNH ĐƯỢC LÒNG TIN VÀ SỰ LỰA CHỌN

Thực tế này khiến các doanh nghiệp sản xuất, phân phối phải có kế hoạch cân đối danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau, trong thời điểm phân hóa ngày càng nhiều, đồng thời duy trì hiệu quả các đổi mới về số hóa, xanh hóa.

Ngày 21/12/2022 vừa qua, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức Ngày hội Tiêu dùng - Lễ công bố & vinh danh Top 50 Sản phẩm - Dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2023 được người tiêu dùng bình chọn. Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hội Khoa học và Kinh tế Việt Nam… cùng các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Chương trình Tin Dùng Việt Nam là sự kiện thường niên được Thời báo Kinh tế Việt Nam (nay là Tạp chí Kinh tế Việt Nam) khởi xướng và duy trì từ năm 2006 đến nay. Năm 2023, chương trình Tin Dùng Việt Nam chọn chủ đề “Thiết yếu thiết thực – Tiên phong đột phá”, để ghi nhận và tôn vinh những sáng kiến, sáng tạo ấn tượng và thành công của doanh nghiệp trong quá trình thích nghi với làn sóng tiêu dùng mới.

Tại buổi lễ này, khách mời tham dự đã được biết đến những sản phẩm – dịch vụ được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhờ đi đầu trong áp dụng công nghệ mới, tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo và mạnh dạn chuyển đổi số để xanh hóa.

PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phát biểu chào mừng Chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023.
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phát biểu chào mừng Chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023.

Năm nay, ngoài top các sản phẩm ấn tượng năm 2023, các sản phẩm - dịch vụ bình chọn được chia theo 5 nhóm ngành chính: chăm sóc sức khỏe - dịch vụ nghỉ dưỡng; ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán; nông sản, thực phẩm, đồ uống; vật liệu xây dựng, nội - ngoại thất, đồ gia dụng và sản phẩm, dịch vụ công nghệ.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Đào Quang Bính, Tổng giám đốc Tạp chí Kinh tế Việt Nam, cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu khiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ giảm hiệu quả kinh doanh, mất đà tăng tốc. Nhiều mặt hàng ra sức khuyến mại - tặng quà, nhưng người tiêu dùng vẫn “bình tâm” trước làn sóng ưu đãi. Ngược lại, các sản phẩm thiết yếu, thiết thực chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách chi tiêu của mỗi hộ gia đình, trở thành trụ đỡ cho ngành bán lẻ. Sự thay đổi này đã thúc đẩy quá trình tối ưu hóa các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đồng thời khuyến khích các sáng kiến công nghệ, số hóa và xanh hóa, đem đến trải nghiệm mới cho người tiêu dùng”.

Thực tế, kết quả khảo sát của PwC hồi giữa năm 2023, cho thấy có tới 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu, 54% người tiêu dùng dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho các loại hàng xa xỉ, tiếp đó là du lịch (42%) và điện tử (38%). Chỉ có 18% người tiêu dùng Việt Nam dự định cắt giảm chi tiêu cho mặt hàng tạp hóa và thực phẩm, thấp hơn so với trung bình toàn cầu là 24%.

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TRỞ THÀNH XU HƯỚNG BẮT BUỘC

Bên cạnh yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng Việt có xu thế ưu tiên những sản phẩm có tính ứng dụng cao. Bởi, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng đánh giá lại mức độ quan trọng và có xu hướng ưu tiên những ngành hàng mang lại giá trị trong cuộc sống hàng ngày của họ. Đồng thời, sự tiện lợi chiếm ưu thế trong việc lựa chọn kênh mua sắm. Những trải nghiệm mua sắm mới nhờ sự phát triển của công nghệ được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Tại Chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, các chuyên gia đều cho rằng áp dụng công nghệ giờ đây đã trở thành xu hướng bắt buộc trong ngành tiêu dùng và bán lẻ, chứ không còn là sự lựa chọn, khi các doanh nghiệp và thương hiệu muốn tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Là một trong các doanh nghiệp chủ động lựa chọn áp dụng công nghệ, Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông – doanh nghiệp sản xuất với tuổi đời 60 năm, đã xuất hiện tại chương trình để chia sẻ về lộ trình vươn lên thành doanh nghiệp thích ứng tương lai, làm chủ hệ sinh thái giá trị cao của ngành thiết bị chiếu sáng và nhà thông minh.

Ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chia sẻ về hệ sinh thái ngành thiết bị chiếu sáng và nhà thông minh với phần thuyết trình mang tên: “Du hành cùng ánh sáng”.
Ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chia sẻ về hệ sinh thái ngành thiết bị chiếu sáng và nhà thông minh với phần thuyết trình mang tên: “Du hành cùng ánh sáng”.

Theo đó, nhà thông minh Rạng Đông – RalliSmart là một trong ba giải pháp thuộc Hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ - 4.0 Rạng Đông phát triển dựa trên công nghệ lõi là chiếu sáng và IoT... Triết lý phát triển ngôi nhà thông minh Rạng Đông là lấy con người làm trung tâm, chú trọng cải thiện và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng thông qua sự kết hợp của công nghệ và tính cá nhân hóa nhưng phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà thông minh Rạng Đông đã hình thành 6 nhóm sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng: tiện nghi chiếu sáng, an ninh an toàn, điều khiển kết nối, giải trí tại nhà, gia dụng thông minh, quản lý năng lượng và năng lượng tái tạo.

Trong khi đó, với sứ mệnh “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc sáng tạo và áp dụng công nghệ mới như AI và AR vào trong các hoạt động hỗ trợ truyền thông cho các tổ chức, doanh nghiệp. Chatbot Askonomy, được phát triển độc quyền bởi VnEconomy và hậu thuẫn bởi đội ngũ các chuyên gia AI hàng đầu châu Âu được kỳ vọng sẽ trở thành nơi cung cấp, tra cứu, tìm kiếm thông tin kinh tế một cách nhanh chóng, hữu hiệu và tối ưu...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 52-2023 phát hành ngày 25-12-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Tin dùng Việt Nam 2023: Thiết yếu thiết thực - Tiên phong đột phá - Ảnh 1

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con