Tín hiệu xấu về kinh tế Mỹ: Người tiêu dùng giảm chi tiêu

Bình Minh
Chia sẻ

Điều này cho thấy thuế quan của Tổng thống Donald Trump và biến động thị trường tài chính đe dọa làm suy yếu một trong những động lực tăng trưởng chủ chốt...

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.
Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Người tiêu dùng Mỹ đang cắt giảm chi tiêu và niềm tin của họ đang đi xuống. Điều này cho thấy thuế quan của Tổng thống Donald Trump và biến động thị trường tài chính đe dọa làm suy yếu một trong những động lực tăng trưởng chủ chốt của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cuối năm ngoái, nhiều doanh nghiệp bán lẻ của Mỹ đã báo cáo tăng trưởng doanh thu khả quan, nhưng cảnh báo về tăng trưởng chậm lại trong năm 2025. Các số liệu từ ngành bán lẻ Mỹ thời gian gần đây cho thấy dự báo ảm đạm đó đang trở thành hiện thực.

Thời gian đầu tháng 3, lượng khác ghé thăm các cửa hiệu bán lẻ ở Mỹ giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nối tiếp sự suy giảm đã xuất hiện khi mới bước sang năm 2025 - theo số liệu của công ty tư vấn RetailNext. Placer.ai - một nền tảng chuyên tập hợp dữ liệu từ thiết bị di động của người tiêu dùng - ghi nhận lượng khách giảm tại các cửa hiệu bán lẻ lớn như Walmart, Target và Best Buy trong những tuần gần đây.

Báo cáo chỉ số tâm lý người tiêu dùng do Đại học Michigan công bố mới đây cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022. Cùng với đó, kỳ vọng lạm phát tăng lên - theo kết quả khảo sát.

Bản thân ông Trump đã không bác bỏ khả năng kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái. Sự sụt giảm gần đây của thị trường chứng khoán Mỹ đã gây ra sự suy giảm giá trị danh mục đầu tư của tầng lớp người Mỹ giàu nhất - lực lượng chính thúc đẩy tiêu dùng ở nước này.

“Người tiêu dùng đang bị bao vây bởi quá nhiều yếu tố khác nhau. Họ rất dễ lùi lại và nói: ‘Tôi sẽ vượt qua được giai đoạn này và chờ xem điều gì xảy ra’”, nhà phân tích Marshal Cohen của công ty Circana nhận định.

Cùng với đó, giới đầu tư ngày càng lo ngại rằng cách hoạch định chính sách đầy thất thường của ông Trump, với những cú “quay xe” khó lường, đang gây trở ngại cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và kéo tụt tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Tiêu dùng là một động lực chính của sự phục hồi kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19, đưa nền kinh tế nước này tăng trưởng vượt trội so với châu Âu và các nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, ngân sách của các hộ gia đình Mỹ đã trở nên căng thẳng sau một thời kỳ lạm phát cao kéo dài. Vì lý do này, nhiều người tiêu dùng đang tìm cách giảm bớt mức chi tiêu, dẫn tới số lượng hàng bán ra của các công ty bán lẻ hàng tiêu dùng suy giảm. Tầng lớp thu nhập thấp là những người cảm thấy căng thẳng hơn cả.

Doanh thu của các mặt hàng tiêu dùng tùy ý giảm 3% trong tuần kết thúc vào ngày 8/3 so với cùng kỳ năm trước, tiếp nối chuỗi tuần giảm từ tháng 2 - theo số liệu của Circana.

Lượng khách đặt chân tới các nhà hàng đồ ăn nhanh ở Mỹ giảm 2,8% trong tháng 2 - theo dữ liệu của công ty Revenue Management Solutions. Trong đó, lượng khách đến vào giờ ăn sáng giảm với tốc độ hai con số. “Đó là bữa ăn dễ nhất để làm tại nhà hoặc bỏ qua”, công ty này giải thích.

Mới đây, 4 hãng hàng không lớn của Mỹ đã cảnh báo về sự suy giảm nhu cầu, một phần do du khách hạng sang bắt đầu cắt giảm chi tiêu. Trong tháng 3 này, hãng bán lẻ Target báo cáo doanh thu tháng 2 giảm và cảnh báo về áp lực giảm lợi nhuận trong quý đầu năm do “sự bấp bênh liên quan tới thuế quan”.

Trong một cuộc trao đổi với các nhà phân tích, CEO Lauren Hobart của công ty bán lẻ đồ thể thao Dick’s Sporting Goods nói rằng “không hẳn là” người tiêu dùng Mỹ đang yếu đi. Dù vậy, công ty này dự báo doanh thu năm nay chỉ tăng trưởng 1-3%, so với mức tăng 5,2% đạt được vào năm ngoái.

“Dự báo của chúng tôi phản ánh sự thật là có quá nhiều sự bấp bênh trong môi trường địa chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô thế giới hiện nay. Chúng tôi cần phản thận trọng”, bà Hobart nói.

Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng dù ảnh hưởng tích tụ của mấy năm lạm phát cao đã gây áp lực lên người tiêu dùng Mỹ suốt trong một thời gian dài, điều đó không phải lúc nào cũng khiến họ chi tiêu ít đi. Doanh thu bán lẻ gần 1 nghìn tỷ USD trong mùa mua sắm cuối năm ngoái là một con số vượt xa kỳ vọng.

“Người tiêu dùng luôn nói họ có ý định giảm chi tiêu. Nhưng những gì chúng ta chứng kiến trong năm qua cho thấy không phải lúc nào họ cũng hành động theo ý định đó”, chuyên gia cấp cao Tom Kilroy của công ty McKinsey nhận định tại một hội thảo của ngành bán lẻ ở New York gần đây.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con