Viettel chính thức “nhảy” vào làm truyền hình trả tiền
Dịch vụ truyền hình cáp của Viettel sẽ phải hạch toán độc lập với các dịch vụ viễn thông khác
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
Theo đó, Viettel được phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự trên phạm vi toàn quốc, trừ các tỉnh, thành phố Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắc Lắc. Viettel cũng được phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số trên phạm vi toàn quốc.
Viettel cũng sẽ phải tuân thủ các quy định về xác định giá thành dịch vụ truyền hình trả tiền và các dịch vụ khác. Đồng thời, dịch vụ truyền hình cáp sẽ hạch toán độc lập với các dịch vụ viễn thông khác, đảm bảo không bù chéo giá dịch vụ và tuân thủ cạnh tranh lành mạnh.
Giấy phép trên có hiệu lực từ ngày ký ban hành đến hết ngày 28/4/2018.
Trước đó, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã liên tục gửi văn bản đến Quốc hội và Chính phủ với mong muốn "chặn" Viettel tham gia vào lĩnh vực này.
Lý do được nêu ra là thị trường truyền hình trả tiền đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lãng phí nguồn lực nhà nước…
Tại hội nghị tổng kết năm của ngành thông tin và truyền thông, diễn ra ngày 24/12/2012, Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng từng phản ánh: “Viettel đã xin cấp phép từ tháng 2/2012, đến nay đã 10 tháng nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn đang xem xét. Đề nghị Bộ sớm cấp phép truyền hình cáp cho Viettel”.
Theo ông Hùng, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình đã hội tụ, mạng lưới đã là một. Vì thế, một công ty có hạ tầng cáp quang đến xã đầu tư thêm để cung cấp truyền hình cáp sẽ giảm chi phí đầu tư từ hai đến ba lần, giúp cho dịch vụ này có thể phổ cập đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
“Gần 10 năm qua, các công ty truyền hình cáp đã phát triển được 2,5 triệu thuê bao, độ phủ 10%, giá dịch vụ có xu hướng tăng, gần 10 năm qua đã tăng 3 lần”, ông Hùng ví dụ ngắn gọn về sự phát triển của ngành truyền hình cáp.
Nên theo ông, khi các công ty viễn thông tham gia thị trường này, sẽ tạo ra sự bùng nổ về truyền hình cáp, ngoài ra, với mạng cáp đồng trục của truyền hình cáp có thể làm thay đổi cơ bản Internet băng rộng, từ dưới 10MGb/s lên 100MGb/s.
“Chiến lược của Viettel trong thời gian tới là đưa truyền hình tới các hộ gia đình. Về cơ bản mục tiêu phổ cập này sẽ được thực hiện vào năm 2018”, ông Hùng cho biết.
Lý do được nêu ra là thị trường truyền hình trả tiền đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lãng phí nguồn lực nhà nước…
Tại hội nghị tổng kết năm của ngành thông tin và truyền thông, diễn ra ngày 24/12/2012, Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng từng phản ánh: “Viettel đã xin cấp phép từ tháng 2/2012, đến nay đã 10 tháng nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn đang xem xét. Đề nghị Bộ sớm cấp phép truyền hình cáp cho Viettel”.
Theo ông Hùng, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình đã hội tụ, mạng lưới đã là một. Vì thế, một công ty có hạ tầng cáp quang đến xã đầu tư thêm để cung cấp truyền hình cáp sẽ giảm chi phí đầu tư từ hai đến ba lần, giúp cho dịch vụ này có thể phổ cập đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
“Gần 10 năm qua, các công ty truyền hình cáp đã phát triển được 2,5 triệu thuê bao, độ phủ 10%, giá dịch vụ có xu hướng tăng, gần 10 năm qua đã tăng 3 lần”, ông Hùng ví dụ ngắn gọn về sự phát triển của ngành truyền hình cáp.
Nên theo ông, khi các công ty viễn thông tham gia thị trường này, sẽ tạo ra sự bùng nổ về truyền hình cáp, ngoài ra, với mạng cáp đồng trục của truyền hình cáp có thể làm thay đổi cơ bản Internet băng rộng, từ dưới 10MGb/s lên 100MGb/s.
“Chiến lược của Viettel trong thời gian tới là đưa truyền hình tới các hộ gia đình. Về cơ bản mục tiêu phổ cập này sẽ được thực hiện vào năm 2018”, ông Hùng cho biết.