Bộ Giao thông vận tải: Khắc phục lỗi dán chồng thẻ ETC trước 20/8

Minh Long
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ cần khắc phục lỗi dán 2 thẻ thu phí không dừng trên cùng một xe trước ngày 20/8.
Trước vấn đề "dán chồng thẻ", Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị cần sớm xử lý dứt điểm. Ảnh: VETC.
Trước vấn đề "dán chồng thẻ", Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị cần sớm xử lý dứt điểm. Ảnh: VETC.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ gồm CTCP Giao thông số Việt Nam (VDTC), Công ty TNHH thu phí tự động VETC xử lý tồn tại, bất cập trong công tác dán thẻ định danh hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.

Việc khắc phục các lỗi này hoàn thành trước ngày 20/8/2022 và có chế tài xử lý vi phạm theo quy định pháp luật, quy định hợp đồng.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu rà soát, phối hợp để có giải pháp khắc phục ngay tồn tại bất cập trong việc đăng ký, dán thẻ tham gia dịch vụ. Đặc biệt đối với các phương tiện bị tự động đăng ký dịch vụ, dán trùng thẻ của 2 nhà cung cấp dịch vụ, phải hoàn thành khắc phục trước ngày 20/8/2022.

Các nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra sự cố và tranh chấp pháp lý trong quá trình vận hành hệ thống. Đồng thời, có giải pháp hỗ trợ chủ phương tiện có nhu cầu kích hoạt hoặc chuyển đổi tài khoản thu phí giữa các nhà cung cấp dịch vụ thu phí bảo đảm khả thi, thuận tiện cho chủ phương tiện.

Trước đó, tập đoàn Công nghiệp - viễn thông quân đội (Viettel) có văn bản phản ánh với Bộ GTVT về việc có gần 40.000 xe đã dán thẻ ePass bị Công ty VETC dán chồng thẻ Etag gây thiệt hại và lỗi khi xe qua trạm thu phí.

Cụ thể, rất nhiều xe đã được đấu nối thẻ định danh ePass của Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC - thành viên của Tập đoàn Viettel) nhưng Công ty TNHH Thu phí tự động VETC (thẻ Etag) vẫn tiếp tục mời chào và đấu nối thêm thẻ Etag lên xe.

Theo Viettel, với 39.954 xe đã dùng dịch vụ ETC qua thẻ ePass bị dán chồng thẻ, đã gây thiệt hại hơn 6,792 tỉ đồng, tính theo giá trị mỗi thẻ là 120.000 đồng và chi phí nhân công dán mỗi thẻ 50.000 đồng. Do đó, đơn vị này đề nghị Bộ GTVT yêu cầu Công ty VETC dừng ngay việc đấu nối, dán chồng thẻ sai quy định lên các xe đã sử dụng dịch vụ ePass của Công ty VDTC và yêu cầu tuân thủ quy chế phối hợp trong hợp đồng kết nối liên thông đã ký kết.

Ngay sau đó, trong thông cáo phản hồi việc Tập đoàn Viettel tố Công ty TNHH thu phí tự động VETC dán chồng thẻ Etag lên gần 40.000 xe đã dán thẻ ePass, VETC khẳng định công ty này không có mối liên hệ trực tiếp với Tập đoàn Viettel, cũng chưa nhận được văn bản nào của Tập đoàn Viettel về việc phối hợp xử lý hiện tượng "dán chồng thẻ" thu phí không dừng (ETC).

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.