Ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt đang “đuối sức”?

Nam Nguyễn
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 8 (1-15/8), cả nước nhập khẩu 4.300 ô tô, kim ngạch hơn 98 triệu USD, tăng 21,64% về lượng và tăng 18,85% về kim ngạch so với nửa cuối tháng 7/2023. Tuy nhiên, luỹ kế từ đầu năm 2023 đến nay, số lượng ô tô nhập khẩu lại đang sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt đang “đuối sức”? - Ảnh 1

Nửa đầu tháng 8, dòng xe nhập khẩu nhiều nhất là ô tô từ 9 chỗ trở xuống với 3.898 xe, kim ngạch hơn 79 triệu USD, chiếm 90,6% về lượng và chiếm 80,6% về kim ngạch nhập khẩu ô tô cả nước. Ảnh minh hoạ.

Từ đầu năm đến 15/8, cả nước nhập khẩu tổng cộng 84.119 ô tô, kim ngạch 1,965 tỷ USD, giảm 3.747 xe so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi kim ngạch giảm hơn 100 triệu USD.

Với số liệu trên có thể thấy sau 7 tháng đầu năm tăng trưởng dương, lũy kế đến nửa đầu tháng 8, lượng ô tô nhập khẩu đang có dấu hiệu bị suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường nhập khẩu, Thái Lan tiếp tục là quốc gia dẫn đầu thị phần nhập khẩu ô tô của Việt Nam với 36.087 xe, kim ngạch 762,2 triệu USD.

Indonesia đứng vị trí thứ hai với 29.498 xe, kim ngạch 399,63 triệu USD; đứng thứ ba là Trung Quốc với 6.420 xe, kim ngạch 250,4 triệu USD.

Với 72.005 xe, 3 thị trường lớn ở châu Á chiếm tới 90,2% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng đầu năm vừa qua.

Từ 1/7 khi chính sách ưu đãi thuế trước bạ cho xe sản xuất và lắp ráp trong nước có hiệu lực, xe nhập khẩu càng thêm áp lực và nhiều đại lý thậm chí đã phải “gồng lỗ” giảm giá rất sâu các model để cứu vãn doanh số. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV AutoNews thì tình hình cũng không mấy khả quan khi sức mua vẫn chưa được bật lên như mong đợi. Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng hiện thị trường ô tô trong nước đang ở vùng trũng khi tâm lý người dân ngại mua sắm trước biến động kinh tế khó lường và lãi suất cho vay mua ô tô vẫn ở mức cao. Chính vì vậy, ở thời điểm hiện tại và những tháng cuối năm, thị trường ô tô Việt rất khó lường, sẽ có rất nhiều khó khăn đối với các dòng xe nhập khẩu.

Trước đó, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2023 cả nước đã nhập khẩu 8.929 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch hơn 217 triệu USD, giảm 0,9% về lượng nhưng giảm tới 13,1% so với tháng trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 79.822 ô tô, tổng kim ngạch đạt gần 1,87 tỷ USD, tăng 2,4% về lượng và tăng 0,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Thống kê cho thấy, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, Thái Lan vẫn là quốc gia số 1 về xuất khẩu ô tô sang thị trường Việt Nam. Lượng ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan về Việt Nam là 3.714 xe với giá trị kim ngạch đạt xấp xỉ 84 triệu USD,

Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, Việt Nam đã nhập khẩu từ Thái Lan tổng cộng 36.087 xe, giá trị kim ngạch 762,2 triệu USD. Giá trị trung bình của xe nhập từ Thái Lan là 21.100 USD/chiếc.

Indonesia vẫn là quốc gia đứng vị trí thứ hai so với Thái Lan cả về số lượng và giá trị xuất khẩu ô tô vào Việt Nam với 3.520 xe, kim ngạch 47,85 triệu USD trong tháng 7/2023. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, xe nhập từ Indonesia 29.498 xe, kim ngạch 399,63 triệu USD.

Đáng chú ý, xe nhập từ quốc gia này chủ yếu là xe giá rẻ khi giá trị trung bình của xe ô tô nhập từ Indonesia khá thấp, chỉ khoảng 13.500 USD/chiếc.

Đứng thứ ba là Trung Quốc với 591 xe, kim ngạch gần 26 triệu USD trong tháng 7/2023 và 6.420 xe với kim ngạch 250,4 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2023.

Với tổng cộng 72.005 chiếc, riêng 3 quốc gia láng giềng kể trên ở châu Á đã chiếm tới 90,2% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng đầu năm.

Trong thng 6, Indonesia lại bất ngờ dẫn đầu thị phần về lượng với 3.965 xe, kim ngạch 55,4 triệu USD, chiếm 44% về lượng và 22,16% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Thái Lan là thị trường có lượng nhập khẩu nhiều thứ hai về thị trường Việt Nam với 2.351 xe, nhưng dẫn đầu về kim ngạch với 63,75 triệu USD. Thị trường Trung Quốc đứng thứ ba với 1.340 xe, kim ngạch 53,25 triệu USD.

Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 70.915 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 1,65 tỷ USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 5,2% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.

Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc cũng là 3 quốc gia dẫn đầu về lượng xe nhập khẩu với kết quả lần lượt là: 32.373 xe, 25.979 xe và 5.849 xe.

Với 64.201 xe, riêng 3 thị trường kể trên ở châu Á chiếm đến 90,5% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm.

Ở một thống kê khác theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, tháng 7/2023, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 24.687 xe, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, tháng 7/2023, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 24.687 xe, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng 4% so với tháng 6/2023.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.