Quy trình sản xuất mới của Tesla sẽ viết lại lịch sử tiêu chuẩn của ngành ô tô?

Hoàng Lâm
Elon Musk tin rằng công ty cần phải suy nghĩ lại hoàn toàn về các phương pháp sản xuất thông thường để chế tạo những chiếc xe điện có giá cả phải chăng hơn và có lợi nhuận với số lượng lớn hơn.

Quy trình lắp ráp mới

Elon Musk và Tesla lại đang là tâm điểm của tranh luận với quy trình chế tạo xe ô tô điện kiểu mới.
Elon Musk và Tesla lại đang là tâm điểm của tranh luận với quy trình chế tạo xe ô tô điện kiểu mới.

Tesla sẽ sử dụng các kỹ thuật sản xuất mới ở Mexico, nơi nhà sản xuất ô tô này có kế hoạch chế tạo một thế hệ xe điện dưới 30.000 USD mới.

Hệ thống lắp ráp xe mới của Tesla đã tạo ra tiếng vang ngay lập tức khi được công bố vào tháng 3 vừa qua và gây ra một cuộc tranh luận giữa các chuyên gia sản xuất ô tô về việc liệu cái gọi là quy trình “không đóng hộp” của CEO Elon Musk là cấp tiến.

Các nhà đầu tư đã chờ đợi Tesla công bố thứ được coi là “chén thánh” của công ty: Một chiếc EV có giá dưới 30.000 USD. Hiện tại, chiếc Tesla rẻ nhất có giá khởi điểm hơn 40.000 USD. Quy trình lắp ráp mới nhằm mục đích cho phép Tesla đạt được mục tiêu giá đầy tham vọng đó.

Một chuyên gia đã mô tả quy trình này là "một cuộc cách mạng" với tiềm năng nâng cấp dây chuyền lắp ráp chuyển động truyền thống của ngành công nghiệp ô tô. Những người khác đặt câu hỏi liệu một quy trình dựa trên các kỹ thuật đã được thử nghiệm trước đó như lắp ráp mô-đun có thể góp phần làm giảm đáng kể chi phí sản xuất hay không.

Khi quy trình mới được tiết lộ tại Ngày đầu tư ngày 1 tháng 3 của Tesla cách đây chưa lâu, các giám đốc điều hành cho biết nó sẽ làm cho các phương tiện thế hệ tiếp theo của công ty "đơn giản hơn đáng kể và giá cả phải chăng hơn".

Quy trình sản xuất mới của Tesla sẽ viết lại lịch sử tiêu chuẩn của ngành ô tô? - Ảnh 1

Các quan chức nói quy trình mới của Tesla có thể cắt giảm một nửa chi phí sản xuất và giảm 40% diện tích nhà máy. Mục đích, công ty cho biết là "chế tạo nhiều phương tiện hơn với chi phí thấp hơn”.

Tập hợp các kỹ thuật mới sẽ không được thử nghiệm đầy đủ cho đến khi hệ thống được lắp đặt vào cuối năm 2024 tại nhà máy mới trị giá 5 tỷ USD của Tesla ở Monterrey, Mexico, nơi công ty có kế hoạch xây dựng một thế hệ xe điện dưới 30.000 USD mới.

Một số câu hỏi lớn đã được nhiều người quan tâm đó là: Quy trình của Tesla sẽ có tác động gì đối với ngành công nghiệp ô tô nói chung? Nó sẽ khiến Hệ thống sản xuất Toyota được sao chép rộng rãi trở nên vô dụng? Và liệu Musk có thực sự làm cho quy trình của công ty mình hoạt động như đã hứa với lịch sử của Tesla về việc bỏ lỡ thời hạn sản xuất và những nỗ lực thất bại trong việc triển khai công nghệ chưa được chứng minh?

Tesla không trả lời yêu cầu bình luận cho câu chuyện này.

Martin French, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Berylls, đặt dấu hỏi về việc tập trung vào sự chuyển đổi nhanh chóng của ngành công nghiệp sang phương tiện di chuyển bằng điện và thông minh của Tesla có thể thay thế các phương pháp sản xuất tinh gọn hàng thập kỷ do ông trùm ngành công nghiệp Toyota tiên phong hay không.

"Tôi có cảm giác khi xem Tesla thuyết trình rằng cuốn sổ tay Hệ thống Sản xuất Toyota vừa bị tung lên trời và bị… bắn hạ", French nói.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu người Đức Jan-Philipp Büchler của Đại học Tự do Dortmund, tin rằng quy trình mới của Tesla là "một cuộc cách mạng". Ông nói thêm: “Điều này còn hơn cả sản xuất mô-đun. Nó loại bỏ các bước tiêu chuẩn, tạo ra các kiểu làm việc mới, tăng tốc độ và giảm độ phức tạp”.

Tesla vẫn đang thử nghiệm nhiều yếu tố khác nhau của hệ thống, bao gồm việc sử dụng các cụm phụ phía trước và phía sau được chế tạo trên các bộ phận đúc nguyên khối ở gầm xe, sau đó được nối với một bộ pin cấu trúc trung tâm. Các tấm thân xe được sơn riêng biệt, sau đó ghép lại với nhau ở giai đoạn cuối của quá trình lắp ráp.

Quy trình của Tesla mang tính cách mạng?

Một số chuyên gia sản xuất tin rằng quy trình mới của Tesla có khả năng giảm thiểu hoặc loại bỏ các yếu tố quen thuộc bên trong các nhà máy ô tô, bao gồm dập, hàn và sơn thân xe chưa hoàn thành và đưa chúng xuống một dây chuyền lắp ráp dài nơi gắn ghế ngồi, động cơ và các bộ phận khác.

Nếu mọi thứ hoạt động theo kế hoạch, quy trình của Tesla có thể viết lại sách hướng dẫn và thực tiễn tiêu chuẩn của ngành. Nhưng Tesla thường không đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của mình, từ Cybertruck thường bị trì hoãn cho đến phần mềm "Tự lái hoàn toàn" vẫn chưa hoàn thành.

Các bậc thầy về tinh gọn như James Womack và Hide Oba nhận thấy những điểm khác biệt chính giữa phương thức sản xuất của Toyota và đề xuất đại tu của Tesla.

Quy trình sản xuất mới của Tesla sẽ viết lại lịch sử tiêu chuẩn của ngành ô tô? - Ảnh 2

"Về cốt lõi, phương pháp Tesla là một quy trình lắp ráp" trong khi Toyota đã phát triển một "hệ thống quản lý sản xuất" rộng lớn và toàn diện hơn, giúp các nhà sản xuất ô tô vận hành quy trình lắp ráp và các hoạt động liên quan hiệu quả hơn", Womack, đồng tác giả cuốn "The Machine That Changed the World", cuốn sách năm 1990 về triết lý và phương pháp sản xuất tinh gọn của Toyota, cho biết.

Trong khi đó, theo Oba, một nhà tư vấn sản xuất tinh gọn độc lập, đang có “sự cứng nhắc” của hệ thống tồn tại trong ngành. Oba trước đây làm việc cho Trung tâm Hỗ trợ Hệ thống Sản xuất Toyota.

Một câu hỏi khác được nhiều người quan tâm đó là liệu Tesla có thể sản xuất nhiều mẫu xe có kích thước và kiểu dáng khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất với hệ thống mới này hay không?

“Tôi đoán là điều đó gần như không thể”, Oba nói. Đó là bởi vì cách Tesla đã cắt hoặc biến chiếc xe thành nhiều khối lớn quá triệt để và kích thước của những khối đó dường như không cung cấp nhiều chỗ cho các biến số sản xuất.

Ông Oba cho rằng: “Điều đó có thể trở thành lực cản đối với hiệu quả chung của công ty vì dòng sản phẩm model của Tesla chắc chắn sẽ trở nên đa dạng và phức tạp hơn trong tương lai”.

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.