Tập đoàn Trung Quốc hé lộ kế hoạch xây dựng nhà máy ô tô triệu USD đầu tiên tại Việt Nam

Lê Vũ
Sau hơn một năm nghiên cứu thị trường, tìm đối tác phù hợp, Tập đoàn Chery (Trung Quốc) chính thức quay trở lại Việt Nam với cam kết hợp tác, phát triển bền vững.

Khoản đầu tư khổng lồ 800 triệu USD

Bằng việc ký kết hợp tác với Geleximco, OMODA & JAECOO thể hiện quyết tâm tham gia sâu vào thị trường ô tô Việt Nam. Ảnh: OMODA & JAECOO Việt Nam
Bằng việc ký kết hợp tác với Geleximco, OMODA & JAECOO thể hiện quyết tâm tham gia sâu vào thị trường ô tô Việt Nam. Ảnh: OMODA & JAECOO Việt Nam.

Thương hiệu xe hơi Chery từng xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2009 với mẫu xe QQ3, giá chỉ từ 10.000 USD. Tuy nhiên, chuyến “cập bến” lần này chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Mặc dù vậy, trong suốt 20 năm liên tiếp, Chery vẫn đang là thương hiệu ô tô dẫn đầu tại Trung Quốc về thị trường xuất khẩu.

Giai đoạn 2020-2022, tại Trung Quốc, với sự ra đời của hàng trăm start-up trong ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là sự phát triển thần tốc của xe điện khiến cạnh tranh giành thị phần ngày càng khốc liệt hơn. Những tập đoàn xe hơi lớn, đã có chỗ đứng vững vàng tại thị trường nội địa Trung Quốc bắt đầu hành trình tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam nổi lên trở thành những thị trường đầy tiềm năng. Chery đã quyết định quay trở lại thị trường Việt Nam một lần nữa.

Tháng 9/2022, ông Jeff Liu, Phó giám đốc Chery Automobile quản lý khu vực Đông Âu và châu Á – Thái Bình Dương, cho biết hãng có tham vọng xây dựng nhà máy và bán xe lắp ráp tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với việc chỉ nhập khẩu xe về bán tại các đại lý liên doanh hoặc ủy quyền. Ngoài việc nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, điều khó khăn nhất đối với một hãng xe nước ngoài đó là tìm được một đối tác phù hợp để cùng đầu tư, phát triển. Cũng trong năm 2022, Chery thành lập hai thương hiệu xe hoàn toàn mới là OMODA và JAECOO, tập trung vào thị trường xuất khẩu như Nga, Mexico, Tây Ban Nha, Nam Phi...

Các mẫu xe OMODA hướng đến đối tượng người dùng trẻ, cá tính. Ảnh: OMODA & JAECOO Việt Nam
Các mẫu xe OMODA hướng đến đối tượng người dùng trẻ, cá tính. Ảnh: OMODA & JAECOO Việt Nam.

Ngày 2/11/2023 vừa qua, Công ty TNHH Ô tô OMODA & JAECOO chính thức ký kết hợp tác đầu tư với CTCP Tập đoàn Geleximco tại tỉnh Thái Bình. Sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của dư luận bởi dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô “khủng” trị giá lên đến 800 triệu USD. Điều này cho thấy, OMODA & JAECOO đang muốn phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam, thay vì chỉ mang xe đến và đi như một số thương hiệu ô tô khác.

Ông Tocy Tang, Giám đốc phụ trách thị trường Việt Nam - Công ty TNHH Ô tô OMODA & JAECOO, cho biết Dự án sẽ được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 2023-2030) tập trung đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô với quy mô 50.000 xe/năm và các công trình hỗ trợ thiết yếu phục vụ sản xuất như: đường thử xe, bãi để xe, nhà điều hành, nhà ở cho cán bộ, nhân viên, hệ thống cảnh quan cây xanh, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, cấp điệp, phòng cháy, chữa cháy … nhằm đảm bảo có thể đưa dự án vào vận hành khai thác ngay sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng.

Giai đoạn 2 (từ 2031 đến 2033), sau khi hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định sẽ nâng công suất nhà máy lên 100.000 xe/năm; đầu tư khu công nghiệp hỗ trợ quy mô 50 ha thu hút các đối tác sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô để đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa 40% phục vụ cho xuất khẩu; nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cảnh quan toàn dự án.

Giai đoạn 3 (2034-2035), Tập đoàn tiếp tục nâng công suất toàn nhà máy lên 200.000 xe/năm và đầu tư mở rộng khu công nghiệp hỗ trợ thêm 50 ha để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa lên trên 60%.

Dải sản phẩm đa dạng, hướng đến người dùng trẻ

JAECOO có thêm phiên bản PHEV, dự kiến sẽ ra mắt người dùng Việt trong năm 2024. Ảnh: OMODA & JAECOO Việt Nam
JAECOO có thêm phiên bản PHEV, dự kiến sẽ ra mắt người dùng Việt trong năm 2024. Ảnh: OMODA & JAECOO Việt Nam.

Cũng theo đại diện Công ty TNHH Ô tô OMODA & JAECOO, hai thương hiệu xe được lựa chọn để phân phối tại thị trường Việt Nam thời gian tới là OMODA và JAECOO. Trong đó, OMODA là thương hiệu được thiết kế dành cho thế hệ người dùng mới, là những người trẻ theo đuổi thời trang và sự đam mê và độc lập, theo đuổi xu hướng và sở hữu cá tính riêng biệt. Mẫu xe OMODA 5 được phân phối bao gồm các phiên bản 1.5T Comfort và 1.5T Luxury dành cho động cơ đốt trong và một phiên bản xe điện là OMODA 5 EV.

Trong khi đó, JAECOO được định vị là thương hiệu SUV địa hình đô thị, hướng đến nhóm khách hàng cao cấp hơn, sống tại những thành phố lớn, có đam mê dịch chuyển và mong muốn chinh phục địa hình. Tại Việt Nam, mẫu xe JAECOO J7 được phân phối bao gồm các phiên bản 1.6T Luxury và 1.6TGDI Premium.

“Từ đầu năm 2024, các mẫu xe gồm OMODA 5 (3 phiên bản), OMODA S5 (3 phiên bản), OMOGA S5 GT và JAECOO 7 (3 phiên bản) sẽ được trưng bày và phục vụ lái thử dành cho nhóm khách hàng tiềm năng và các đối tác. Mục đích của hoạt động này là để hoàn thiện, điều chỉnh sản phẩm và giá bán để phù hợp nhất với nhu cầu của thị trường Việt Nam. Dự kiến các mẫu xe OMODA và JAECOO sẽ ra mắt và chính thức mở bán từ tháng 6/2024 với phiên bản xe CBU”, ông Tocy Tang nói.

“Bật mí” những tính năng mới trên OMODA 5, ông Tocy Tang cho biết mẫu xe này được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến hiện nay như màn hình kép kích thước lớn, điều khiển bằng giọng nói, tính năng sạc không dây, camera 360 độ và 17 tính năng hỗ trợ lái. Thứ hai, OMODA 5 sở hữu khối động cơ tăng áp mạnh mẽ hơn. Nó có thể tạo ra 197 kW/290 Nm và tăng tốc từ 0-100km/h chỉ trong 7,8 giây. Cuối cùng, thiết kế trọng tâm thấp và khả năng vận hành cao cùng với sự điều chỉnh khung gầm của nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc và Châu Âu đều hứa hẹn mang lại cảm giác lái vô cùng thú vị.

Một điểm đặc biệt khác là đối với những mẫu xe năng lượng mới (NEV), OMODA & JAECOO cũng sẽ mang đến thị trường Việt Nam những phiên bản chạy điện của OMODA 5 hay JAECOO 7. Trong đó, đối với OMODA 5 EV, ngoài việc thừa hưởng những tính năng sẵn có trên phiên bản chạy xăng, phiên bản này có phạm vi di chuyển bằng điện lên đến 450 km. Đối với phiên bản PHEV của JAECOO 7, phạm vi di chuyển bằng điện là 100 km.

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.