Bộ Giao thông vận tải được bổ sung trên 13.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, tăng tốc giải ngân cuối năm

Ánh Tuyết
Chia sẻ

Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục đề nghị bổ sung 3.300 tỷ đồng cho các dự án nhóm B đang thiếu vốn, 1.240 tỷ đồng nguồn tăng thu ngân sách trung ương 2022 cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư. Như vậy, cùng với hơn 8.680 tỷ đồng bổ sung từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023, tổng vốn đầu tư công dự kiến được bổ sung cho Bộ năm 2024 lên tới 13.220 tỷ đồng...

Dự kiến cả năm 2024 Bộ giải ngân khoảng 74.680 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch.
Dự kiến cả năm 2024 Bộ giải ngân khoảng 74.680 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch.

Thông tin tại cuộc họp về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, 2025 và thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 vừa tổ chức, Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) cho biết năm 2024, Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao 59.275 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2024, số vốn được kéo dài giải ngân kế hoạch 2023 sang năm 2024 khoảng 3.329 tỷ đồng.

GIẢI NGÂN CAO HƠN ĐÁNG KỂ CẢ NƯỚC

Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung 8.680 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đề nghị bổ sung 3.300 tỷ đồng cho các dự án nhóm B đang thiếu vốn, bổ sung khoảng 1.240 tỷ đồng nguồn tăng thu ngân sách trung ương 2022 cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư

Như vậy, tổng kế hoạch giải ngân năm 2024 của Bộ Giao thông vận tải dự kiến khoảng 75.824 tỷ đồng.

 

"Về kết quả giải ngân, đến hết tháng 7/2024, Bộ Giao thông vận tải giải ngân khoảng 30.794 tỷ đồng, đạt 49,2% kế hoạch đã được giao và kéo dài và bằng 40,6% nếu tính cả 13.220 tỷ đồng dự kiến bổ sung, cao hơn so với mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước (31,6%)".

Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Đầu tư.

Giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải dự kiến được giao tổng kế hoạch vốn khoảng 396.435 tỷ đồng. Đến hết năm 2024, Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch hàng năm hơn 291.922 tỷ đồng. Như vậy, số kế hoạch đầu tư còn lại 104.513 tỷ đồng.

"Theo báo cáo của các chủ đầu tư, dự kiến cả năm 2024 Bộ giải ngân khoảng 74.680 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch (4.428 tỷ đồng vốn ODA, 70.252 tỷ đồng vốn trong nước)", Vụ Kế hoạch - Đầu tư thông tin. 

Kết quả này đáp ứng yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao, tuy nhiên, chưa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ đề ra năm 2024 phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công.

Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch - Đầu tư, nhiệm vụ giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2024 sẽ tiềm ẩn thách thức khi một số dự án đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, mỏ vật liệu xây dựng tại một số dự án đến nay chưa xử lý dứt điểm, điều kiện thời tiết bất lợi cuối năm.

TĂNG TỐC GIẢI NGÂN 100%, KHÔNG HỀ THIẾU VỐN

Để đáp ứng mục tiêu đề ra, Vụ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng các chủ đầu tư cần nỗ lực cao hơn nữa. Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Đường cao tốc Việt Nam kịp thời xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án. Vụ Kế hoạch - Đầu tư cũng sẽ theo dõi tình hình giải ngân, kịp thời báo cáo Bộ trưởng điều hòa linh hoạt từ dự án giải ngân thấp sang dự án giải ngân cao để đảm bảo tiến độ.

Cục Quản lý Đầu tư xây dựng, Cục Đường Cao tốc Việt Nam kịp thời xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án.

Nhấn mạnh nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã đi được một nửa chặng đường, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao nỗ lực của các chủ đầu tư/ban quản lý dự án, nhà thầu và các Cục, Vụ tham mưu.

Theo Bộ trưởng, năm 2024 là năm bản lề trong thực hiện kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, trong khi khối lượng giải ngân từ nay đến cuối năm còn khá lớn, khoảng 45.030 tỷ đồng, các chủ đầu tư/ban quản lý dự án phải lên kế hoạch cụ thể, phấn đấu giải ngân hết số vốn được giao. Việc giải ngân phải gắn với khối lượng, đảm bảo thực chất.

Các ban quản lý dự án phải yêu cầu nhà thầu phát huy hết tốc lực, trên cơ sở đó tính toán lại việc bổ sung vốn, với tinh thần là sẽ bổ sung tối đa nguồn vốn để nhà thầu phát huy tối đa sức mạnh.

Chỉ đạo về công tác giải ngân trong năm tiếp theo, Bộ trưởng yêu cầu các dự án nằm trong kế hoạch hoàn thành trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 phải đảm bảo giải ngân 100%. Những dự án có kế hoạch chuyển tiếp sang năm 2026 song nếu năm 2025 có thể đẩy tiến độ thì xem xét, đăng ký thêm kế hoạch vốn để tăng khối lượng giải ngân vốn trung hạn.

Bộ Giao thông vận tải khuyến khích các ban quản lý dự án giải ngân nhiều nhất, nhanh nhất có thể, các ban đăng ký bao nhiêu sẽ có bấy nhiêu nguồn.

Do ý nghĩa, vai trò quan trọng của năm 2025, Vụ Kế hoạch - Đầu tư đề nghị các chủ đầu tư rà soát, chuẩn xác lại nhu cầu kế hoạch 2025 trên nguyên tắc.

Thứ nhất, bảo đảm đủ vốn hoàn thành, thực hiện các dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Thứ hai, các dự án cao tốc Bắc - Nam bảo đảm bố trí đủ kinh phí đầu tư các hạng mục ITS, ETC, kiểm soát tải trọng xe và hoàn thành năm 2025.

Thứ ba, phấn đấu đăng ký nhu cầu giải ngân tối đa kế hoạch 2021 -2025 còn lại trong kế hoạch 2025 của toàn bộ các nguồn vốn đã được giao Thủ tướng Chính phủ giao và dự kiến giao.

 

Trước đó, Vụ Kế hoạch - Đầu tư đã họp với các chủ đầu tư, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Đường cao tốc Việt Nam để rà soát tình hình thực hiện kế hoạch 2024, nhu cầu kế hoạch 2025.

Trên cơ sở nội dung cuộc họp, các chủ đầu tư đã đề xuất nhu cầu kế hoạch 2025 của Bộ khoảng 77.624/104.513 tỷ đồng, gồm 72.116 tỷ đồng vốn trong nước và 5.508 tỷ đồng vốn nước ngoài, tăng khoảng 5.172 tỷ đồng so với báo cáo trước đây. Như vậy, kế hoạch 2021-2025 không sử dụng hết khoảng 26.889 tỷ đồng (14.511 tỷ đồng vốn nước ngoài, 12.378 tỷ đồng vốn trong nước).

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con