Hoãn, giảm thuế thu nhập cá nhân: “Sẽ xây dựng phương án”
Đại diện Bộ Tài chính trả lời về việc có chuyện hoãn, giảm thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới
Luật Thuế thu nhập cá nhân có thể được áp dụng kể từ 1/1/2009. Nhiều ý kiến cho rằng nên lùi thời điểm áp dụng khi tình hình kinh tế 2009 được dự báo là rất khó khăn. Và việc này cũng phù hợp với một trong các chủ trương của Chính phủ là khoan sức dân, kích cầu tiêu dùng?
● Chuyên đề "Thuế thu nhập cá nhân" của VnEconomy
Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã trả lời báo giới trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều ngày 2/12.
Đã giao Bộ Tài chính xây dựng phương án
Trong 5 nhóm giải pháp Chính phủ vừa đưa ra thì kích cầu đầu tư và tiêu dùng là quan trọng nhất. Tuy nhiên, lại có chủ trương cho áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân từ 1/1/2009. Chính sách thuế này có đi ngược lại giải pháp của Chính phủ?
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về các giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2009, trong đó có giao Chính phủ xây dựng chương trình miễn, giảm, hoãn nộp thuế cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy là về giải pháp đã rõ, Chính phủ trong năm tới sẽ ban hành những chính sách thuế ưu đãi đối với doanh nghiệp.
Về thuế thu nhập cá nhân, hiện nay chúng ta đang thực hiện thu thuế đối với người có thu nhập cao. Nếu so sánh thì thuế thu nhập cá nhân có ưu đãi giảm nhiều so với thuế thu nhập cao.
Nó thể hiện ở lượng người chịu thuế sẽ giảm đi số có khấu trừ gia cảnh. Rồi 1,2 triệu hộ công thương nghiệp hiện nay vẫn nhận thuế khoán cũng được khấu trừ gia cảnh cho người được nuôi dưỡng. Trong tờ trình trước Quốc hội, số lượng chúng tôi ước tính giảm đi đáng kể.
Như vậy, chúng tôi cho rằng thực hiện thuế thu nhập cá nhân cũng là một chính sách ưu đãi, là khoan sức dân.
Thời gian vừa qua, cũng có nhiều ý kiến đề nghị hoãn thời gian hiệu lực thuế thu nhập cá nhân, hoặc giảm thuế suất. Vừa rồi Chính phủ cũng có thảo luận và khẳng định rằng hoãn hay giảm thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính xây dựng phương án để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này.
Nhưng có ý kiến cho rằng luật thuế thu nhập cá nhân có đối tượng chịu thuế rộng hơn…
Tôi xin khẳng định đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân không rộng hơn của thuế thu nhập cao mà nhiều đối tượng có thu nhập, đang chịu thuế ở các khoản thuế khác nhau nay được quy vào một mối.
Ví dụ, nếu chuyển nhượng bất động sản giữa thể nhân và thế nhân thì chúng ta phải nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sang thuế thu nhập cá nhân thì chúng ta nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. Mà thuế thu nhập cao đối với chuyển quyền sử dụng đất là 40% chẳng hạn, thì thuế thu nhập cá nhân là 20%.
Chỉ có tăng thêm là thuế đối với hoạt động mua bán chuyển nhượng chứng khoán. Mức thu với đối tượng này là 0,1% hoặc 2% tùy theo có thực hiện kê khai hay không.
Quyết định thế nào còn phải chờ
Vừa rồi có thông tin cho rằng Chính phủ đang xem xét lui thời gian áp dụng luật thuế này đến 1/7/2009. Thông tin này có đúng không? Nếu thực hiện đúng quy định là 1/1/2009 thì cấp mã số thuế như thế nào?
Vừa rồi có cơ quan thông tấn nào đó đưa ra thông tin lùi thời điểm áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân đến 1/7/2009. Tôi xin khẳng định việc miễn, hoãn, giãn hay giảm thuế là quyền quyết định của Quốc hội. Cho nên thông tin hoãn áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân là không chính xác.
Còn về chuyên môn, chúng tôi xin khẳng định công tác chuẩn bị cho thu thuế thu nhập cá nhân đã được thực hiện tích cực trong hơn một năm nay. Việc triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân không chịu ảnh hưởng bởi công tác cấp mã số thuế.
Xin hỏi lại là nếu không có kế hoạch lùi thời điểm áp dụng, sao Bộ Tài chính vẫn phải xây dựng phương án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội?
Trong phiên họp vừa rồi, có nhiều ý kiến đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu. Mặc dù thuế đã giảm so với trước nhưng vẫn có ý kiến đề nghị có thể giảm một phần nữa, hoặc có thể giãn thời gian thực hiện đối với một số loại đối tượng.
Về thuế thu nhập cá nhân, Chính phủ có giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giảm, giãn thuế thu nhập cá nhân đối với một số đối tượng trong năm 2009. Tôi xin nhắc lại quyền quyết định là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chúng tôi có trách nhiệm nghiên cứu trình Chính phủ rồi trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn rút khoản nào, rút bao nhiêu thì một số loại thuế có tính nhạy cảm trong xã hội nên chưa nên thông tin rộng rãi.
Hiện nay chúng tôi đang xây dựng một số phương án. Nhưng quyết định thế nào còn phải chờ.
Còn những loại thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cần giảm, cần hoãn mà thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì ban hành ngay.
Thuế nhập khẩu thép từ 15%-18% là khả thi
Vừa rồi, một số ngành như sắt thép, giấy có đề nghị tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước. Chính phủ có chủ trương thế nào đối với các dòng thuế này?
Thép xây dựng hiện nay chúng ta đang thu thuế nhập khẩu 10%.
Về vấn đề này, có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Một là các nhà sản xuất thép trong nước muốn tăng thuế nhập khẩu lên 18-20%. Nếu thực hiện điều này thì toàn bộ chi phí xây dựng cơ bản của chúng ta liên quan đến giá thép sẽ tăng thêm 10% nữa.
Đối với một tư liệu sản xuất mà thu cao như thế thì kìm hãm nền kinh tế. Để đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thép thì chúng ta lại làm tăng giá thành xây dựng.
Quan điểm ngược lại của các nhà thầu xây dựng thì cho rằng thuế 10% đã là cao.
Do vậy, chúng tôi cho rằng để đảm bảo nhà sản xuất thép vẫn tiếp tục sản xuất được, tiếp tục đầu tư, nhưng cũng đảm bảo giá thành xây dựng hợp lý, có tính cạnh tranh của nền kinh tế, thuế suất thuế nhập khẩu thép khoảng từ 15%-18% là khả thi. Phương án này chúng tôi cũng đã bàn bạc với Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương.
Tương tự, giấy cũng như vậy, tùy loại từ 10%-20%, có loại đến 30%-32%, còn muốn tăng nữa thì con em chúng ta học thế nào, nền kinh tế ra sao?
Nhưng nếu chúng ta không bảo hộ hợp lý thì ngành sản xuất của chúng ta yếu, nước ngoài tràn vào. Vì vậy phải tìm một điểm hợp lý để đảm bảo bảo hộ nhưng cũng không đi ngược cam kết WTO, đồng thời cũng đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều giấy, nhiều thép, đảm bảo nền kinh tế chấp nhận được, có điều kiện phát triển.
Còn về xăng dầu, vừa rồi tuy có giảm giá một ít nhưng lại tăng thuế nhập khẩu lên…
Về giá xăng dầu thì vừa qua Bộ Tài chính cùng với Bộ Công Thương đã giảm giá xăng A92 xuống 12.000 đồng/lít, đồng thời tăng thuế nhập khẩu thêm 5%.
Mức điều chỉnh này đảm bảo được ba mục tiêu, thứ nhất là đảm bảo hạ giá tương xứng với giá xăng dầu nhập khẩu; thứ hai là đảm bảo chi phí hợp lý cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, có lãi để phát triển; đồng thời có một phần lãi bù lỗ cho 9 tháng các đơn vị đang phải tự bù mà chưa bù được.
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Sắp tới, Chính phủ có chính sách thuế gì hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn?
Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm từ 28%/năm xuống 25%/năm bắt đầu từ ngày 1/1/2009. Theo thống kê thì mức thuế này là thấp nhất trong khu vực.
Mặc dù giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 25%, nhưng phương án mà Bộ Tài chính trình Chính phủ trong phiên họp vừa rồi và có thể được ban hành trong vài ngày tới, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn dưới 10 tỷ đồng, hoặc sử dụng bình quân trong năm dưới 300 lao động thì Chính phủ đồng ý giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Số còn lại thì giãn thời điểm nộp từ 6 đến 9 tháng.
Cải cách về thuế trong năm 2009 sẽ như thế nào, thưa ông?
Thứ nhất là sẽ rà soát các dòng thuế xuất khẩu, định hướng là giảm tối đa. Như vừa rồi Bộ Tài chính đã có công bố về việc giảm thuế xuất khẩu đối với đồ gỗ và dệt may.
Thứ hai, chúng tôi đưa vào nghị quyết bổ sung một số cơ chế chính sách để đảm bảo hoàn thế nhanh đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện nay, đối với các hợp đồng xuất khẩu thì đều yêu cầu phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhận được tiền rồi thì mới được hoàn thuế. Tới đây chúng tôi sẽ có chính sách đối với hợp đồng thanh toán trả chậm, cho phép khấu trừ thuế không cần chứng từ đó ngay. Tức là hàng thực xuất qua khỏi cửa khẩu thì cho hoàn thuế rồi.
Thứ ba là sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về hải quan. Trước chỉ cho phép thông quan tại hải quan cửa khẩu thì tới đây cho phép làm thủ tục hải quan ở cảng cạn, hoặc ngay tại nhà máy.
● Chuyên đề "Thuế thu nhập cá nhân" của VnEconomy
Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã trả lời báo giới trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều ngày 2/12.
Đã giao Bộ Tài chính xây dựng phương án
Trong 5 nhóm giải pháp Chính phủ vừa đưa ra thì kích cầu đầu tư và tiêu dùng là quan trọng nhất. Tuy nhiên, lại có chủ trương cho áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân từ 1/1/2009. Chính sách thuế này có đi ngược lại giải pháp của Chính phủ?
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về các giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2009, trong đó có giao Chính phủ xây dựng chương trình miễn, giảm, hoãn nộp thuế cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy là về giải pháp đã rõ, Chính phủ trong năm tới sẽ ban hành những chính sách thuế ưu đãi đối với doanh nghiệp.
Về thuế thu nhập cá nhân, hiện nay chúng ta đang thực hiện thu thuế đối với người có thu nhập cao. Nếu so sánh thì thuế thu nhập cá nhân có ưu đãi giảm nhiều so với thuế thu nhập cao.
Nó thể hiện ở lượng người chịu thuế sẽ giảm đi số có khấu trừ gia cảnh. Rồi 1,2 triệu hộ công thương nghiệp hiện nay vẫn nhận thuế khoán cũng được khấu trừ gia cảnh cho người được nuôi dưỡng. Trong tờ trình trước Quốc hội, số lượng chúng tôi ước tính giảm đi đáng kể.
Như vậy, chúng tôi cho rằng thực hiện thuế thu nhập cá nhân cũng là một chính sách ưu đãi, là khoan sức dân.
Thời gian vừa qua, cũng có nhiều ý kiến đề nghị hoãn thời gian hiệu lực thuế thu nhập cá nhân, hoặc giảm thuế suất. Vừa rồi Chính phủ cũng có thảo luận và khẳng định rằng hoãn hay giảm thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính xây dựng phương án để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này.
Nhưng có ý kiến cho rằng luật thuế thu nhập cá nhân có đối tượng chịu thuế rộng hơn…
Tôi xin khẳng định đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân không rộng hơn của thuế thu nhập cao mà nhiều đối tượng có thu nhập, đang chịu thuế ở các khoản thuế khác nhau nay được quy vào một mối.
Ví dụ, nếu chuyển nhượng bất động sản giữa thể nhân và thế nhân thì chúng ta phải nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sang thuế thu nhập cá nhân thì chúng ta nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. Mà thuế thu nhập cao đối với chuyển quyền sử dụng đất là 40% chẳng hạn, thì thuế thu nhập cá nhân là 20%.
Chỉ có tăng thêm là thuế đối với hoạt động mua bán chuyển nhượng chứng khoán. Mức thu với đối tượng này là 0,1% hoặc 2% tùy theo có thực hiện kê khai hay không.
Quyết định thế nào còn phải chờ
Vừa rồi có thông tin cho rằng Chính phủ đang xem xét lui thời gian áp dụng luật thuế này đến 1/7/2009. Thông tin này có đúng không? Nếu thực hiện đúng quy định là 1/1/2009 thì cấp mã số thuế như thế nào?
Vừa rồi có cơ quan thông tấn nào đó đưa ra thông tin lùi thời điểm áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân đến 1/7/2009. Tôi xin khẳng định việc miễn, hoãn, giãn hay giảm thuế là quyền quyết định của Quốc hội. Cho nên thông tin hoãn áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân là không chính xác.
Còn về chuyên môn, chúng tôi xin khẳng định công tác chuẩn bị cho thu thuế thu nhập cá nhân đã được thực hiện tích cực trong hơn một năm nay. Việc triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân không chịu ảnh hưởng bởi công tác cấp mã số thuế.
Xin hỏi lại là nếu không có kế hoạch lùi thời điểm áp dụng, sao Bộ Tài chính vẫn phải xây dựng phương án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội?
Trong phiên họp vừa rồi, có nhiều ý kiến đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu. Mặc dù thuế đã giảm so với trước nhưng vẫn có ý kiến đề nghị có thể giảm một phần nữa, hoặc có thể giãn thời gian thực hiện đối với một số loại đối tượng.
Về thuế thu nhập cá nhân, Chính phủ có giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giảm, giãn thuế thu nhập cá nhân đối với một số đối tượng trong năm 2009. Tôi xin nhắc lại quyền quyết định là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chúng tôi có trách nhiệm nghiên cứu trình Chính phủ rồi trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn rút khoản nào, rút bao nhiêu thì một số loại thuế có tính nhạy cảm trong xã hội nên chưa nên thông tin rộng rãi.
Hiện nay chúng tôi đang xây dựng một số phương án. Nhưng quyết định thế nào còn phải chờ.
Còn những loại thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cần giảm, cần hoãn mà thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì ban hành ngay.
Thuế nhập khẩu thép từ 15%-18% là khả thi
Vừa rồi, một số ngành như sắt thép, giấy có đề nghị tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước. Chính phủ có chủ trương thế nào đối với các dòng thuế này?
Thép xây dựng hiện nay chúng ta đang thu thuế nhập khẩu 10%.
Về vấn đề này, có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Một là các nhà sản xuất thép trong nước muốn tăng thuế nhập khẩu lên 18-20%. Nếu thực hiện điều này thì toàn bộ chi phí xây dựng cơ bản của chúng ta liên quan đến giá thép sẽ tăng thêm 10% nữa.
Đối với một tư liệu sản xuất mà thu cao như thế thì kìm hãm nền kinh tế. Để đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thép thì chúng ta lại làm tăng giá thành xây dựng.
Quan điểm ngược lại của các nhà thầu xây dựng thì cho rằng thuế 10% đã là cao.
Do vậy, chúng tôi cho rằng để đảm bảo nhà sản xuất thép vẫn tiếp tục sản xuất được, tiếp tục đầu tư, nhưng cũng đảm bảo giá thành xây dựng hợp lý, có tính cạnh tranh của nền kinh tế, thuế suất thuế nhập khẩu thép khoảng từ 15%-18% là khả thi. Phương án này chúng tôi cũng đã bàn bạc với Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương.
Tương tự, giấy cũng như vậy, tùy loại từ 10%-20%, có loại đến 30%-32%, còn muốn tăng nữa thì con em chúng ta học thế nào, nền kinh tế ra sao?
Nhưng nếu chúng ta không bảo hộ hợp lý thì ngành sản xuất của chúng ta yếu, nước ngoài tràn vào. Vì vậy phải tìm một điểm hợp lý để đảm bảo bảo hộ nhưng cũng không đi ngược cam kết WTO, đồng thời cũng đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều giấy, nhiều thép, đảm bảo nền kinh tế chấp nhận được, có điều kiện phát triển.
Còn về xăng dầu, vừa rồi tuy có giảm giá một ít nhưng lại tăng thuế nhập khẩu lên…
Về giá xăng dầu thì vừa qua Bộ Tài chính cùng với Bộ Công Thương đã giảm giá xăng A92 xuống 12.000 đồng/lít, đồng thời tăng thuế nhập khẩu thêm 5%.
Mức điều chỉnh này đảm bảo được ba mục tiêu, thứ nhất là đảm bảo hạ giá tương xứng với giá xăng dầu nhập khẩu; thứ hai là đảm bảo chi phí hợp lý cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, có lãi để phát triển; đồng thời có một phần lãi bù lỗ cho 9 tháng các đơn vị đang phải tự bù mà chưa bù được.
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Sắp tới, Chính phủ có chính sách thuế gì hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn?
Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm từ 28%/năm xuống 25%/năm bắt đầu từ ngày 1/1/2009. Theo thống kê thì mức thuế này là thấp nhất trong khu vực.
Mặc dù giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 25%, nhưng phương án mà Bộ Tài chính trình Chính phủ trong phiên họp vừa rồi và có thể được ban hành trong vài ngày tới, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn dưới 10 tỷ đồng, hoặc sử dụng bình quân trong năm dưới 300 lao động thì Chính phủ đồng ý giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Số còn lại thì giãn thời điểm nộp từ 6 đến 9 tháng.
Cải cách về thuế trong năm 2009 sẽ như thế nào, thưa ông?
Thứ nhất là sẽ rà soát các dòng thuế xuất khẩu, định hướng là giảm tối đa. Như vừa rồi Bộ Tài chính đã có công bố về việc giảm thuế xuất khẩu đối với đồ gỗ và dệt may.
Thứ hai, chúng tôi đưa vào nghị quyết bổ sung một số cơ chế chính sách để đảm bảo hoàn thế nhanh đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện nay, đối với các hợp đồng xuất khẩu thì đều yêu cầu phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhận được tiền rồi thì mới được hoàn thuế. Tới đây chúng tôi sẽ có chính sách đối với hợp đồng thanh toán trả chậm, cho phép khấu trừ thuế không cần chứng từ đó ngay. Tức là hàng thực xuất qua khỏi cửa khẩu thì cho hoàn thuế rồi.
Thứ ba là sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về hải quan. Trước chỉ cho phép thông quan tại hải quan cửa khẩu thì tới đây cho phép làm thủ tục hải quan ở cảng cạn, hoặc ngay tại nhà máy.