Làng nghề: Làm nhiều, hưởng ít
Sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, nhưng thu nhập của người dân không ít làng nghề vẫn rất thấp
Trong khi giá cả của các mặt hàng sinh hoạt không ngừng leo thang, thu nhập của người dân xã nghề Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội) lại đang sụt giảm.
Nằm ở phía tây huyện Chương Mỹ, cách trung tâm Hà Nội 27 km, với 90% số hộ trong toàn xã tham gia làm nghề mây tre đan xuất khẩu, năm 2002 Phú Nghĩa đã được công nhận là xã nghề. Sản phẩm của xã đã xuất khẩu sang Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng đến nay số hộ nghèo và trung bình của xã vẫn chiếm tới 70%. Thu nhập bình quân/người/năm chỉ vào khoảng trên 9 triệu đồng.
Một ngày công bằng hai bát phở
Ông Nguyễn Đình Hoán, cán bộ phụ trách du lịch làng nghề của xã cho biết, trước khi kinh tế thế giới bước vào suy thoái, hợp đồng xuất khẩu nhiều, thu nhập bình quân của người dân vào khoảng 50.000 đồng/ngày.
Từ cuối 2008 đến nay, hợp đồng xuất khẩu thưa dần. Các cơ sở sản xuất tuy vẫn tạo được việc làm cho lao động do chuyển sang sản xuất hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và khách du lịch, nhưng gía trị mỗi ngày công lao động của người dân cũng bị sụt giảm đáng kể.
Chị Nguyễn Thị Vưng một người dân địa phương bộc bạch: công việc tuy không nặng nhọc nhưng phải chuyên tâm, đứng lên, ngồi xuống nhiều thì không thể hiệu quả. Song thời điểm này mỗi ngày công lao động 8 giờ chỉ được khoảng 30.000 đồng, tương đương với hai bát phở "thường".
Tại công ty Hoa Sơn, một doanh nghiệp có tiếng trong xã, giám đốc Nguyễn Văn Trung cho biết: đối với các lao động bình thường, hiện thu nhập chỉ phổ biến từ 800 nghìn đến 1,5 triệu đồng/tháng. Nghệ nhân cũng chỉ được trả khoảng 2 triệu đồng/tháng. Vào thời kỳ cao điểm hay đối với các mẫu mã yêu cầu có độ tinh xảo cao thì mức lương mới được nâng lên khoảng 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Trọng Bền, doanh nghiệp Hiền Dương cho hay, dân làng nghề nên ai cũng biết việc. Vì vậy, khi hợp đồng nhiều muốn huy động nhân công cũng không hề khó. Còn khi gặp khó khăn, doanh nghiệp thu gọn sản xuất cũng không phải lo cho những đối tượng này vì đa phần họ là lao động thời vụ.
Cũng với mức thu nhập chỉ vài chục nghìn/ngày, làng lụa Vạn Phúc nức tiếng trong cả nước từng có gần 600 hộ dệt vải, thời cao điểm cả nghìn máy cùng hoạt động. Nhưng tới nay số máy được vận hành chỉ còn lại vài trăm. Thợ dệt vải người chuyển sang làm thương mại, người đi bế trẻ thuê…
Doanh nghiệp còn khó….
Theo ông Hoán, thiếu thông tin, thiếu vốn sản xuất là những nguyên nhân chính khiến người dân ở các làng nghề, xã nghề dù nổi tiếng nhưng đời sống vẫn không mấy khấm khá.
Toàn xã Phú Nghĩa mặc dù đã có tới 26 công ty được thành lập nhưng đa phần vẫn phải lấy lại hợp đồng xuất khẩu và đơn hàng của các công ty nơi khác. Vì thế giá trị cũng các đơn hàng cũng bị giảm đi. Khi tới tay người dân trực tiếp sản xuất lại phải qua vài khâu trung gian nữa nên ngày công lại càng thấp.
Thêm vào đó, với những hợp đồng có giá trị lớn lên tới vài triệu USD, doanh nghiệp rất khó xoay sở vốn để mua đủ nguyên liệu cũng như trả cho nhân công để đảm nhận.
“Giá trị tài sản của các cơ sở sản xuất thủ công thường không đủ lớn để thế chấp khi muốn vay vốn với số lượng nhiều. Phần lại vì về tâm lý, các hộ sản xuất nhỏ rất sợ nợ nần. Trong khi đó, thời gian được vay tối đa chỉ khoảng 12 tháng. Tất cả những điều này đã gây áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp”, Giám đốc Trung nói.
Ông Nguyễn Đình Sơn, một hộ sản xuất thì cho hay: cách đây vài năm để vay được 5 triệu đồng, ông đã phải chạy vạy không biết bao nhiêu lần. Chính thủ tục phiền hà gây mất thời gian đã khiến người dân không muốn quan hệ với các ngân hàng.
Trong khi đó, “hiện khu công nghiệp Phú Nghĩa của huyện đã mọc lên, nhiều nhà máy đã đi vào sản xuất, nhu cầu đối với lao động là rất lớn. Do đó, nếu thu nhập từ nghề truyền thống không tăng họ sẽ chuyển sang làm công nhân là tất yếu”, ông Hoán nhận định.
Trên thực tế, từ năm 2001, Phú Nghĩa đã được chọn là điểm du lịch làng nghề. Địa phương cũng đã tính tới phát triển du lịch để tăng thu nhập cho người dân. Một nhà trưng bày sản phẩm trị giá trên 30 triệu đồng cũng đã được đầu tư xây dựng. Nhưng đến nay gần nhưng bỏ không vì hầu như không có khách đến thăm quan, còn mẫu mã trưng bày thì không chỉ nghèo nàn mà toàn là những mẫu đã rất cũ.
Để giải quyết được bài toán trên, theo kiến nghị của ông Trung, phải có một cơ quan đứng ra giữ vai trò định hướng để hạn chế cách làm vẫn mang tính tự phát như hiện nay. Khi đó, chất lượng sản phẩm mới đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng thương hiệu. Khi đã có thương hiệu sản phẩm xuất khẩu không chỉ có mức giá cao mà đối với những khách hàng lớn cũng sẽ yên tâm hơn khi ký kết hợp đồng lâu dài.
Bên cạnh đó, ngoài kéo dài thời gian cho vay đối với các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng nên tạo điều kiện cho các hộ dân có nhu cầu phát triển sản xuất. Thực tế những đối tượng này có nhu cầu rất lớn về vốn và cũng là để giảm áp lực cho các doanh nghiệp đầu mối.
Về phía chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng cho các hộ sản xuất để họ đầu tư máy móc, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất và thu nhập cho người lao động.
Nằm ở phía tây huyện Chương Mỹ, cách trung tâm Hà Nội 27 km, với 90% số hộ trong toàn xã tham gia làm nghề mây tre đan xuất khẩu, năm 2002 Phú Nghĩa đã được công nhận là xã nghề. Sản phẩm của xã đã xuất khẩu sang Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng đến nay số hộ nghèo và trung bình của xã vẫn chiếm tới 70%. Thu nhập bình quân/người/năm chỉ vào khoảng trên 9 triệu đồng.
Một ngày công bằng hai bát phở
Ông Nguyễn Đình Hoán, cán bộ phụ trách du lịch làng nghề của xã cho biết, trước khi kinh tế thế giới bước vào suy thoái, hợp đồng xuất khẩu nhiều, thu nhập bình quân của người dân vào khoảng 50.000 đồng/ngày.
Từ cuối 2008 đến nay, hợp đồng xuất khẩu thưa dần. Các cơ sở sản xuất tuy vẫn tạo được việc làm cho lao động do chuyển sang sản xuất hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và khách du lịch, nhưng gía trị mỗi ngày công lao động của người dân cũng bị sụt giảm đáng kể.
Chị Nguyễn Thị Vưng một người dân địa phương bộc bạch: công việc tuy không nặng nhọc nhưng phải chuyên tâm, đứng lên, ngồi xuống nhiều thì không thể hiệu quả. Song thời điểm này mỗi ngày công lao động 8 giờ chỉ được khoảng 30.000 đồng, tương đương với hai bát phở "thường".
Tại công ty Hoa Sơn, một doanh nghiệp có tiếng trong xã, giám đốc Nguyễn Văn Trung cho biết: đối với các lao động bình thường, hiện thu nhập chỉ phổ biến từ 800 nghìn đến 1,5 triệu đồng/tháng. Nghệ nhân cũng chỉ được trả khoảng 2 triệu đồng/tháng. Vào thời kỳ cao điểm hay đối với các mẫu mã yêu cầu có độ tinh xảo cao thì mức lương mới được nâng lên khoảng 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Trọng Bền, doanh nghiệp Hiền Dương cho hay, dân làng nghề nên ai cũng biết việc. Vì vậy, khi hợp đồng nhiều muốn huy động nhân công cũng không hề khó. Còn khi gặp khó khăn, doanh nghiệp thu gọn sản xuất cũng không phải lo cho những đối tượng này vì đa phần họ là lao động thời vụ.
Cũng với mức thu nhập chỉ vài chục nghìn/ngày, làng lụa Vạn Phúc nức tiếng trong cả nước từng có gần 600 hộ dệt vải, thời cao điểm cả nghìn máy cùng hoạt động. Nhưng tới nay số máy được vận hành chỉ còn lại vài trăm. Thợ dệt vải người chuyển sang làm thương mại, người đi bế trẻ thuê…
Doanh nghiệp còn khó….
Theo ông Hoán, thiếu thông tin, thiếu vốn sản xuất là những nguyên nhân chính khiến người dân ở các làng nghề, xã nghề dù nổi tiếng nhưng đời sống vẫn không mấy khấm khá.
Toàn xã Phú Nghĩa mặc dù đã có tới 26 công ty được thành lập nhưng đa phần vẫn phải lấy lại hợp đồng xuất khẩu và đơn hàng của các công ty nơi khác. Vì thế giá trị cũng các đơn hàng cũng bị giảm đi. Khi tới tay người dân trực tiếp sản xuất lại phải qua vài khâu trung gian nữa nên ngày công lại càng thấp.
Thêm vào đó, với những hợp đồng có giá trị lớn lên tới vài triệu USD, doanh nghiệp rất khó xoay sở vốn để mua đủ nguyên liệu cũng như trả cho nhân công để đảm nhận.
“Giá trị tài sản của các cơ sở sản xuất thủ công thường không đủ lớn để thế chấp khi muốn vay vốn với số lượng nhiều. Phần lại vì về tâm lý, các hộ sản xuất nhỏ rất sợ nợ nần. Trong khi đó, thời gian được vay tối đa chỉ khoảng 12 tháng. Tất cả những điều này đã gây áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp”, Giám đốc Trung nói.
Ông Nguyễn Đình Sơn, một hộ sản xuất thì cho hay: cách đây vài năm để vay được 5 triệu đồng, ông đã phải chạy vạy không biết bao nhiêu lần. Chính thủ tục phiền hà gây mất thời gian đã khiến người dân không muốn quan hệ với các ngân hàng.
Trong khi đó, “hiện khu công nghiệp Phú Nghĩa của huyện đã mọc lên, nhiều nhà máy đã đi vào sản xuất, nhu cầu đối với lao động là rất lớn. Do đó, nếu thu nhập từ nghề truyền thống không tăng họ sẽ chuyển sang làm công nhân là tất yếu”, ông Hoán nhận định.
Trên thực tế, từ năm 2001, Phú Nghĩa đã được chọn là điểm du lịch làng nghề. Địa phương cũng đã tính tới phát triển du lịch để tăng thu nhập cho người dân. Một nhà trưng bày sản phẩm trị giá trên 30 triệu đồng cũng đã được đầu tư xây dựng. Nhưng đến nay gần nhưng bỏ không vì hầu như không có khách đến thăm quan, còn mẫu mã trưng bày thì không chỉ nghèo nàn mà toàn là những mẫu đã rất cũ.
Để giải quyết được bài toán trên, theo kiến nghị của ông Trung, phải có một cơ quan đứng ra giữ vai trò định hướng để hạn chế cách làm vẫn mang tính tự phát như hiện nay. Khi đó, chất lượng sản phẩm mới đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng thương hiệu. Khi đã có thương hiệu sản phẩm xuất khẩu không chỉ có mức giá cao mà đối với những khách hàng lớn cũng sẽ yên tâm hơn khi ký kết hợp đồng lâu dài.
Bên cạnh đó, ngoài kéo dài thời gian cho vay đối với các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng nên tạo điều kiện cho các hộ dân có nhu cầu phát triển sản xuất. Thực tế những đối tượng này có nhu cầu rất lớn về vốn và cũng là để giảm áp lực cho các doanh nghiệp đầu mối.
Về phía chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng cho các hộ sản xuất để họ đầu tư máy móc, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất và thu nhập cho người lao động.