10 vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ
Danh sách 10 vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ mà tạp chí Fortune liệt kê
Diễn ra ở các thời điểm khác nhau, trong những lĩnh vực khác nhau, vì những lý do không giống nhau, nhưng đây đều là những vụ phá sản cuốn theo số tiền nhiều tỷ USD.
Dưới đây là danh sách 10 vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ mà tạp chí Fortune liệt kê.
1. Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers với tài sản 691 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 15/9/2008.
Từng là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Phố Wall, Lehman là một trong những nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra. Toàn bộ hoạt động ngân hàng đầu tư và giao dịch của Lehman tại trụ sở của tập đoàn tại New York đã bị bán lại cho ngân hàng Barclays của Anh.
Một số bộ phận của Lehman tại Mỹ như bộ phận quản lý tài sản mang tên Neuberger-Berman tiếp tục hoạt động dưới chủ sở hữu mới. Do quy mô toàn cầu của Lehman, các thủ tục phá sản của tập đoàn này rất phức tạp, vẫn đang kéo dài, đồng thời đã dẫn tới sự đóng cửa của 80 chi nhánh của tập đoàn.
2. Ngân hàng Washington Mutual (WaMu) với tài sản 327,9 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 26/9/2008.
Quý 3 năm ngoái, do lo ngại WaMu vỡ nợ, các khách hàng đã rút hơn 16 tỷ USD khỏi ngân hàng này chỉ trong vòng 10 ngày. Chính phủ Mỹ buộc phải giành quyền kiểm soát tài sản của WaMu và bán lại cho JPMorgan Chase với giá 1,9 tỷ USD. Ngay sau đó, WaMu nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
WaMu từng là ngân hàng tiết kiệm vào cho vay lớn nhất ở Mỹ, đồng thời là ngân hàng cho vay lớn nhất nước này. Hiện WaMu đang kiện Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) vì cho rằng cơ quan này đã có hành động giành quyền kiểm soát không hợp lý, đồng thời đòi khoản tiền bồi thường lên tới 13 tỷ USD.
3. Tập đoàn viễn thông WorldCom với tài sản 103,9 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 21/7/2002.
Từng là hãng viễn thông đường dài lớn nhất ở Mỹ sau hãng AT&T, WorldCom nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi bị phát giác có một vụ gian lận kế toán lên tới 11 tỷ USD. Năm 2003, tập đoàn này đổi tên thành MCI và hoàn tất quá trình phá sản một năm sau đó.
Tới năm 2005, MCI bị Verizon Communications với giá 7,6 tỷ USD, còn cựu Giám đốc điều hành Bernie Ebbers lãnh án tù 25 năm sau khi bị buộc tội gian lận chứng khoán và gian lận sổ sách.
4. Hãng xe General Motors (GM) với tài sản 82 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 1/6/2009.
Nhiều năm ròng, GM là hãng xe lớn nhất nước Mỹ và nằm trong top đầu những doanh nghiệp lớn nhất nước này. Vụ phá sản của GM là vụ phá sản lớn nhất của một hãng công nghiệp Mỹ từ trước tới nay.
Sau phá sản, nhiều khả năng GM sẽ trở thành một hãng xe có quy mô nhỏ hơn trước rất nhiều, với các thương hiệu xe được giữ lại là Chevy, Cadillac, Buick và GMC. Các thương hiệu Pontiac, Saturn, Hummer, Saab và Opel có thể sẽ do các công ty nhỏ bị tách ra nắm giữ, hoặc bị bán là cho các nhà sản xuất nước ngoài, hoặc bị đóng cửa hoàn toàn. Chính phủ Mỹ sẽ nắm khoảng 60% cổ phần trong GM sau tái cơ cấu.
5. Hãng năng lượng Enron với tài sản 65,5 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 2/12/2001.
Một vụ gian lận kế toán quy mô lớn đã hủy hoại Enron - tập đoàn năng lượng, điện và khí tự nhiên lớn nhất nước Mỹ thời đó. Đây là một vụ phá sản kéo dài 3 năm trời, phức tạp và được dư luận quan tâm nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhiều quan chức hàng đầu của Enron đã bị kết án về nhiều tội danh liên quan tới gian lận chứng khoán và kế toán.
Ngoài việc khiến công ty kế toán Arthur Andersen phải đóng cửa, vụ bê bối của Enron còn được xem là một sự kiện mang tính dấu mốc vì đã dẫn tới sự ra đời của đạo luật Sarbanes-Oxley Act vào năm 2002 - đạo luật thiết lập những tiêu chuẩn mới cho các công ty đại chúng. Năm 2007, Enron đổi tên thành Enron Creditors Recovery nhằm thanh lý nốt số tài sản còn lại.
6. Hãng bảo hiểm và tài chính Conseco với tài sản 61 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 17/12/2002.
Sau nhiều năm nằm dưới sự điều hành yếu kém, Conseco đã nợ tới 8 tỷ USD và buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Số nợ của hãng được giảm xuống còn 1,4 tỷ USD và chưa đầy 1 năm sau đó, Conseco hoàn thành thủ tục phá sản sau khi bán lại được bộ phân dịch vụ tài chính. Hiện Conseco vẫn đang bán bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe bổ sung cho hơn 4 triệu khách hàng.
7. Hãng xe Chrysler với tài sản 39 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 30/4/2009.
Ở thời điểm Chrysler phá sản, đây là vụ phá sản lớn nhất trong ngành sản xuất công nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, sau khi GM phá sản, Chrysler đã phải nhường lại “ngôi đầu” này.
Như một phần trong hoạt động tái cơ cấu, Chrysler đang thành lập một liên minh với hãng xe Fiat của Italy. Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW) sẽ có quyền kiểm soát với Chrysler thông qua kế hoạch lương hưu của hãng, còn Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ bơm tổng số tiền 12 tỷ USD vào Chrysler. Phần lớn số nợ của Chrysler sẽ được các chủ nợ điều chỉnh giảm.
Hai năm trước, Chrysler được bán lại cho hãng đầu tư cổ phần tư nhân Cerberus Capital Management sau gần một thập kỷ thuộc về hãng xe Đức Daimler-Benz. Năm 1979, Chrysler thiếu chút nữa thì phá sản khi Chính phủ Mỹ nhất trí cấp cho hãng khoản vay 1,5 tỷ USD. Năm 1983, Chrysler đã thanh toán được khoản nợ này.
8. Quỹ đầu tư bất động sản và cho vay thế chấp nhà Thornburg Mortgage với tài sản 36,5 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 1/5/2009.
Thornburg chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007 tại nước này, khiến giá cổ phiếu của quỹ lao dốc không phanh. Để tránh đổ vỡ, công ty đã ngừng nhận đơn xin vay tiền và huy động thêm vốn qua con đường phát hành thêm cổ phiếu.
Năm 2008, các chủ nợ nhất trí để Thornburg huy động thêm vốn, nhưng tới ngày 1/4/2009, quỹ đã tuyên bố sẽ đóng cửa và nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ, đồng thời bán lại toàn bộ số tài sản còn lại.
9. Hãng năng lượng Pacific Gas and Electronic (PG&E) với tài sản 36 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 6/4/2001.
Sau khi các quy định giám sát thị trường năm lượng ở bang California được nới lỏng, tại bang này đã xảy ra hàng loạt cuộc khủng hoảng mất điện vào các năm 2000 và 2001. Các nhà chức trách khi đó đã phải giải cứu hãng năng lượng South California Edison, trong khi PG&E rơi vào cảnh phá sản.
Do công suất phát điện hạn chế và chi phí sản xuất cao, Pacific Gas and Electronic đã buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào tháng 4/2001. Thống đốc Gray Davis của bang California khi đó đã dùng ngân quỹ bang để cứu Pacific, dẫn tới những cuộc tranh cãi nảy lửa buộc ông phải rời ghế thống đốc.
Tới tháng 4/2004, PG&E hoàn tất thủ tục phá sản và trả được 10,2 tỷ USD cho các chủ nợ. Hiện nay, công ty đang là nhà cung cấp khí gas và điện cho 15 triệu khách hàng.
10. Hãng năng lượng Texaco với tài sản 34,9 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 21/4/1987.
Năm 1984, bằng cách chào giá cao hơn, Texaco phá hỏng thỏa thuận mua lại Getty Oil của Pennzoil dù thỏa thuận này đã hoàn tất. Pennzoil kiện Texaco và được bồi thường 10 tỷ USD. Trong phán quyết sau đó, số tiền phạt được giảm xuống còn 1 tỷ USD, nhưng Tòa án Tối cao cuối cùng lại ra phán quyết buộc Pennzoil phải tuân thủ mức tiền phạt ban đầu.
Do không có đủ khả năng chi trả số tiền phạt này, Texaco xin phá sản. Sau đó, các cổ đông của hãng tiến hành một loạt vụ kiện vì cho rằng, Texaco đã quá bất cẩn khi mua lại Getty Oil. Về sau, Texaco và Pennzoil nhất trí mức bồi thường 3 tỷ USD, còn các vụ kiện của cổ đông bị tòa án bác bỏ. Năm 1988, Texaco hoàn tất thủ tục phá sản, và tới năm 2001 đã bị Chevron mua lại với giá 39 tỷ USD.
(Theo Fortune)
Dưới đây là danh sách 10 vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ mà tạp chí Fortune liệt kê.
1. Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers với tài sản 691 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 15/9/2008.
Từng là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Phố Wall, Lehman là một trong những nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra. Toàn bộ hoạt động ngân hàng đầu tư và giao dịch của Lehman tại trụ sở của tập đoàn tại New York đã bị bán lại cho ngân hàng Barclays của Anh.
Một số bộ phận của Lehman tại Mỹ như bộ phận quản lý tài sản mang tên Neuberger-Berman tiếp tục hoạt động dưới chủ sở hữu mới. Do quy mô toàn cầu của Lehman, các thủ tục phá sản của tập đoàn này rất phức tạp, vẫn đang kéo dài, đồng thời đã dẫn tới sự đóng cửa của 80 chi nhánh của tập đoàn.
2. Ngân hàng Washington Mutual (WaMu) với tài sản 327,9 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 26/9/2008.
Quý 3 năm ngoái, do lo ngại WaMu vỡ nợ, các khách hàng đã rút hơn 16 tỷ USD khỏi ngân hàng này chỉ trong vòng 10 ngày. Chính phủ Mỹ buộc phải giành quyền kiểm soát tài sản của WaMu và bán lại cho JPMorgan Chase với giá 1,9 tỷ USD. Ngay sau đó, WaMu nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
WaMu từng là ngân hàng tiết kiệm vào cho vay lớn nhất ở Mỹ, đồng thời là ngân hàng cho vay lớn nhất nước này. Hiện WaMu đang kiện Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) vì cho rằng cơ quan này đã có hành động giành quyền kiểm soát không hợp lý, đồng thời đòi khoản tiền bồi thường lên tới 13 tỷ USD.
3. Tập đoàn viễn thông WorldCom với tài sản 103,9 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 21/7/2002.
Từng là hãng viễn thông đường dài lớn nhất ở Mỹ sau hãng AT&T, WorldCom nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi bị phát giác có một vụ gian lận kế toán lên tới 11 tỷ USD. Năm 2003, tập đoàn này đổi tên thành MCI và hoàn tất quá trình phá sản một năm sau đó.
Tới năm 2005, MCI bị Verizon Communications với giá 7,6 tỷ USD, còn cựu Giám đốc điều hành Bernie Ebbers lãnh án tù 25 năm sau khi bị buộc tội gian lận chứng khoán và gian lận sổ sách.
4. Hãng xe General Motors (GM) với tài sản 82 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 1/6/2009.
Nhiều năm ròng, GM là hãng xe lớn nhất nước Mỹ và nằm trong top đầu những doanh nghiệp lớn nhất nước này. Vụ phá sản của GM là vụ phá sản lớn nhất của một hãng công nghiệp Mỹ từ trước tới nay.
Sau phá sản, nhiều khả năng GM sẽ trở thành một hãng xe có quy mô nhỏ hơn trước rất nhiều, với các thương hiệu xe được giữ lại là Chevy, Cadillac, Buick và GMC. Các thương hiệu Pontiac, Saturn, Hummer, Saab và Opel có thể sẽ do các công ty nhỏ bị tách ra nắm giữ, hoặc bị bán là cho các nhà sản xuất nước ngoài, hoặc bị đóng cửa hoàn toàn. Chính phủ Mỹ sẽ nắm khoảng 60% cổ phần trong GM sau tái cơ cấu.
5. Hãng năng lượng Enron với tài sản 65,5 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 2/12/2001.
Một vụ gian lận kế toán quy mô lớn đã hủy hoại Enron - tập đoàn năng lượng, điện và khí tự nhiên lớn nhất nước Mỹ thời đó. Đây là một vụ phá sản kéo dài 3 năm trời, phức tạp và được dư luận quan tâm nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhiều quan chức hàng đầu của Enron đã bị kết án về nhiều tội danh liên quan tới gian lận chứng khoán và kế toán.
Ngoài việc khiến công ty kế toán Arthur Andersen phải đóng cửa, vụ bê bối của Enron còn được xem là một sự kiện mang tính dấu mốc vì đã dẫn tới sự ra đời của đạo luật Sarbanes-Oxley Act vào năm 2002 - đạo luật thiết lập những tiêu chuẩn mới cho các công ty đại chúng. Năm 2007, Enron đổi tên thành Enron Creditors Recovery nhằm thanh lý nốt số tài sản còn lại.
6. Hãng bảo hiểm và tài chính Conseco với tài sản 61 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 17/12/2002.
Sau nhiều năm nằm dưới sự điều hành yếu kém, Conseco đã nợ tới 8 tỷ USD và buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Số nợ của hãng được giảm xuống còn 1,4 tỷ USD và chưa đầy 1 năm sau đó, Conseco hoàn thành thủ tục phá sản sau khi bán lại được bộ phân dịch vụ tài chính. Hiện Conseco vẫn đang bán bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe bổ sung cho hơn 4 triệu khách hàng.
7. Hãng xe Chrysler với tài sản 39 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 30/4/2009.
Ở thời điểm Chrysler phá sản, đây là vụ phá sản lớn nhất trong ngành sản xuất công nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, sau khi GM phá sản, Chrysler đã phải nhường lại “ngôi đầu” này.
Như một phần trong hoạt động tái cơ cấu, Chrysler đang thành lập một liên minh với hãng xe Fiat của Italy. Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW) sẽ có quyền kiểm soát với Chrysler thông qua kế hoạch lương hưu của hãng, còn Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ bơm tổng số tiền 12 tỷ USD vào Chrysler. Phần lớn số nợ của Chrysler sẽ được các chủ nợ điều chỉnh giảm.
Hai năm trước, Chrysler được bán lại cho hãng đầu tư cổ phần tư nhân Cerberus Capital Management sau gần một thập kỷ thuộc về hãng xe Đức Daimler-Benz. Năm 1979, Chrysler thiếu chút nữa thì phá sản khi Chính phủ Mỹ nhất trí cấp cho hãng khoản vay 1,5 tỷ USD. Năm 1983, Chrysler đã thanh toán được khoản nợ này.
8. Quỹ đầu tư bất động sản và cho vay thế chấp nhà Thornburg Mortgage với tài sản 36,5 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 1/5/2009.
Thornburg chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007 tại nước này, khiến giá cổ phiếu của quỹ lao dốc không phanh. Để tránh đổ vỡ, công ty đã ngừng nhận đơn xin vay tiền và huy động thêm vốn qua con đường phát hành thêm cổ phiếu.
Năm 2008, các chủ nợ nhất trí để Thornburg huy động thêm vốn, nhưng tới ngày 1/4/2009, quỹ đã tuyên bố sẽ đóng cửa và nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ, đồng thời bán lại toàn bộ số tài sản còn lại.
9. Hãng năng lượng Pacific Gas and Electronic (PG&E) với tài sản 36 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 6/4/2001.
Sau khi các quy định giám sát thị trường năm lượng ở bang California được nới lỏng, tại bang này đã xảy ra hàng loạt cuộc khủng hoảng mất điện vào các năm 2000 và 2001. Các nhà chức trách khi đó đã phải giải cứu hãng năng lượng South California Edison, trong khi PG&E rơi vào cảnh phá sản.
Do công suất phát điện hạn chế và chi phí sản xuất cao, Pacific Gas and Electronic đã buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào tháng 4/2001. Thống đốc Gray Davis của bang California khi đó đã dùng ngân quỹ bang để cứu Pacific, dẫn tới những cuộc tranh cãi nảy lửa buộc ông phải rời ghế thống đốc.
Tới tháng 4/2004, PG&E hoàn tất thủ tục phá sản và trả được 10,2 tỷ USD cho các chủ nợ. Hiện nay, công ty đang là nhà cung cấp khí gas và điện cho 15 triệu khách hàng.
10. Hãng năng lượng Texaco với tài sản 34,9 tỷ USD, đơn xin bảo hộ phá sản nộp ngày 21/4/1987.
Năm 1984, bằng cách chào giá cao hơn, Texaco phá hỏng thỏa thuận mua lại Getty Oil của Pennzoil dù thỏa thuận này đã hoàn tất. Pennzoil kiện Texaco và được bồi thường 10 tỷ USD. Trong phán quyết sau đó, số tiền phạt được giảm xuống còn 1 tỷ USD, nhưng Tòa án Tối cao cuối cùng lại ra phán quyết buộc Pennzoil phải tuân thủ mức tiền phạt ban đầu.
Do không có đủ khả năng chi trả số tiền phạt này, Texaco xin phá sản. Sau đó, các cổ đông của hãng tiến hành một loạt vụ kiện vì cho rằng, Texaco đã quá bất cẩn khi mua lại Getty Oil. Về sau, Texaco và Pennzoil nhất trí mức bồi thường 3 tỷ USD, còn các vụ kiện của cổ đông bị tòa án bác bỏ. Năm 1988, Texaco hoàn tất thủ tục phá sản, và tới năm 2001 đã bị Chevron mua lại với giá 39 tỷ USD.
(Theo Fortune)