3 chính sách đột phá cho công nghiệp ôtô
Bộ Công Thương đưa ra 3 đề xuất về chính sách mang tính đột phá cho ngành công nghiệp ôtô, xe máy
Hiện nay, Bộ Công Thương đã hoàn chỉnh đánh giá và xây dựng một đề án mới về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô, xe máy Việt Nam trên cơ sở rút kinh nghiệm từ thực trạng của ngành thời gian qua.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh, cho biết tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012, ngày 3/12.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh thông tin thêm, bản quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 này hiện đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu chi tiết cuối cùng là đánh giá tác động môi trường, trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Tại bản quy hoạch mới, nhu cầu tiêu thụ nội địa được đặt lên ưu tiên hàng đầu với việc xác định rõ các phân khúc thị trường cũng như sản phẩm, đồng thời có tính đến các yếu tố đóng góp khác để phục vụ mục tiêu tổng thể của nền kinh tế.
“Chúng tôi cũng xây dựng mục tiêu, cơ chế chính sách, kể cả chính sách thuế, các chính sách phát triển nguồn nhân lực, tín dụng, công nghệ hay các chính sách xây dựng chuỗi sản xuất cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp ôtô, xe máy”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Thực tế cho thấy, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nội tại yếu kém, manh mún đến những sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các nền công nghiệp ôtô thế giới. Đáng chú ý, Bộ Công Thương cũng nhận thức rõ áp lực hội nhập theo các cam kết WTO, ASEAN và ASEAN+. Đặc biệt là sau năm 2018, phần lớn sản phẩm từ các thị trường khu vực được áp mức thuế suất 0-5%.
Từ đó, Bộ Công Thương đã đưa vào bản quy hoạch 3 đề xuất về chính sách mang tính đột phá:
Trước hết, theo Bộ Công Thương, điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư trong ngành là sự ổn định, nhất quán và rõ ràng về chính sách, trước tiên là thuế. Để tạo điều kiện thuận lợi, cần có lộ trình để doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch của mình, dựa trên tinh thần cam kết hội nhập của Việt Nam. Hướng tới áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% hoặc mức sàn đối với vật tư, vật liệu nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được.
Bộ cũng ủng hộ việc các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính, cùng phối hợp xây dựng một lộ trình giảm thuế ổn định và có tính xuyên suốt, dự báo được lộ trình từ nay đến năm 2018 để các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tổng thể, dài hơi cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai là hướng tới tạo thuận lợi cho các dòng sản phẩm ôtô buýt, ôtô tải, ôtô tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường để xem xét đề nghị Chính phủ đề xuất với Quốc hội giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng 50% so với biểu thuế hiện hành để tạo ra sức hút đầu tư.
Thứ ba, tiếp tục đưa dự án sản xuất phụ tùng ôtô vào danh mục khuyến khích đầu tư của ngành công nghiệp hỗ trợ, được sử dụng cơ chế ưu đãi liên quan về đầu tư phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo quản lý... Bên cạnh đó là các biện pháp hỗ trợ đầu tư sản xuất xe buýt, xe tải bằng tín dụng đầu tư của Nhà nước với điều kiện sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa trên 60%; kích thích sức mua bằng hỗ trợ lãi suất cho người tiêu dùng mua xe buýt, xe tải trong nước sản xuất…
Đối với ngành công nghiệp ôtô thì công nghiệp hỗ trợ luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện cần và đủ. Vì vậy, theo Bộ Công Thương, cần có cơ chế cụ thể thu hút nguồn lực của trong nước và nước ngoài. Trong đó chú ý khuyến khích sự tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp trong nước.
Tại VBF 2012, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã tiết lộ việc bộ này đang lên kế hoạch xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu đầu tiên là thu hút đầu tư từ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, sau đó là các thành phần doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, để hoàn thành các mục tiêu đề ra, thì Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, có chính sách và các kế hoạch cụ thể đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông đô thị, nâng cao hơn ý thức an toàn đường bộ để từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
“Chúng tôi cho rằng, những vấn đề này đòi hỏi các giải pháp đồng bộ của nhà nước. Chính phủ và các bộ, ngành sẽ xem xét tổng thể giải pháp để từ đó tạo ra những biến đổi, động lực lớn hơn để thúc đẩy thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, dựa trên sự phát triển của thị trường trong nước cũng như tính liên kết với quốc tế”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu.
Cũng trong khuôn khổ VBF 2012, nhóm công tác ngành công nghiệp ôtô, xe máy do ông Gaurav Gupta, Tổng giám đốc GM Việt Nam, phụ trách đã có bản tham luận, trong đó nêu thực trạng của ngành cùng một số đề xuất về cơ chế, chính sách.
Bên cạnh một số đề xuất cơ bản tương đồng với các đề xuất của Bộ Công Thương, nhóm công tác cũng đã bổ sung việc nên đưa công nghiệp ôtô, xe máy vào nhóm ngành công nghệ cao nhằm hưởng các ưu đãi về đầu tư, phát triển.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh, cho biết tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012, ngày 3/12.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh thông tin thêm, bản quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 này hiện đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu chi tiết cuối cùng là đánh giá tác động môi trường, trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Tại bản quy hoạch mới, nhu cầu tiêu thụ nội địa được đặt lên ưu tiên hàng đầu với việc xác định rõ các phân khúc thị trường cũng như sản phẩm, đồng thời có tính đến các yếu tố đóng góp khác để phục vụ mục tiêu tổng thể của nền kinh tế.
“Chúng tôi cũng xây dựng mục tiêu, cơ chế chính sách, kể cả chính sách thuế, các chính sách phát triển nguồn nhân lực, tín dụng, công nghệ hay các chính sách xây dựng chuỗi sản xuất cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp ôtô, xe máy”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Thực tế cho thấy, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nội tại yếu kém, manh mún đến những sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các nền công nghiệp ôtô thế giới. Đáng chú ý, Bộ Công Thương cũng nhận thức rõ áp lực hội nhập theo các cam kết WTO, ASEAN và ASEAN+. Đặc biệt là sau năm 2018, phần lớn sản phẩm từ các thị trường khu vực được áp mức thuế suất 0-5%.
Từ đó, Bộ Công Thương đã đưa vào bản quy hoạch 3 đề xuất về chính sách mang tính đột phá:
Trước hết, theo Bộ Công Thương, điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư trong ngành là sự ổn định, nhất quán và rõ ràng về chính sách, trước tiên là thuế. Để tạo điều kiện thuận lợi, cần có lộ trình để doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch của mình, dựa trên tinh thần cam kết hội nhập của Việt Nam. Hướng tới áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% hoặc mức sàn đối với vật tư, vật liệu nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được.
Bộ cũng ủng hộ việc các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính, cùng phối hợp xây dựng một lộ trình giảm thuế ổn định và có tính xuyên suốt, dự báo được lộ trình từ nay đến năm 2018 để các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tổng thể, dài hơi cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai là hướng tới tạo thuận lợi cho các dòng sản phẩm ôtô buýt, ôtô tải, ôtô tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường để xem xét đề nghị Chính phủ đề xuất với Quốc hội giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng 50% so với biểu thuế hiện hành để tạo ra sức hút đầu tư.
Thứ ba, tiếp tục đưa dự án sản xuất phụ tùng ôtô vào danh mục khuyến khích đầu tư của ngành công nghiệp hỗ trợ, được sử dụng cơ chế ưu đãi liên quan về đầu tư phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo quản lý... Bên cạnh đó là các biện pháp hỗ trợ đầu tư sản xuất xe buýt, xe tải bằng tín dụng đầu tư của Nhà nước với điều kiện sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa trên 60%; kích thích sức mua bằng hỗ trợ lãi suất cho người tiêu dùng mua xe buýt, xe tải trong nước sản xuất…
Đối với ngành công nghiệp ôtô thì công nghiệp hỗ trợ luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện cần và đủ. Vì vậy, theo Bộ Công Thương, cần có cơ chế cụ thể thu hút nguồn lực của trong nước và nước ngoài. Trong đó chú ý khuyến khích sự tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp trong nước.
Tại VBF 2012, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã tiết lộ việc bộ này đang lên kế hoạch xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu đầu tiên là thu hút đầu tư từ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, sau đó là các thành phần doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, để hoàn thành các mục tiêu đề ra, thì Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, có chính sách và các kế hoạch cụ thể đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông đô thị, nâng cao hơn ý thức an toàn đường bộ để từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
“Chúng tôi cho rằng, những vấn đề này đòi hỏi các giải pháp đồng bộ của nhà nước. Chính phủ và các bộ, ngành sẽ xem xét tổng thể giải pháp để từ đó tạo ra những biến đổi, động lực lớn hơn để thúc đẩy thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, dựa trên sự phát triển của thị trường trong nước cũng như tính liên kết với quốc tế”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu.
Cũng trong khuôn khổ VBF 2012, nhóm công tác ngành công nghiệp ôtô, xe máy do ông Gaurav Gupta, Tổng giám đốc GM Việt Nam, phụ trách đã có bản tham luận, trong đó nêu thực trạng của ngành cùng một số đề xuất về cơ chế, chính sách.
Bên cạnh một số đề xuất cơ bản tương đồng với các đề xuất của Bộ Công Thương, nhóm công tác cũng đã bổ sung việc nên đưa công nghiệp ôtô, xe máy vào nhóm ngành công nghệ cao nhằm hưởng các ưu đãi về đầu tư, phát triển.