Áp lực nợ xấu đã vơi dần, NIM có xu hướng trái chiều

Thu Minh
Chia sẻ

Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, NIM được kỳ vọng sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ so với nửa đầu năm, trong khi NIM ở các ngân hàng thương mại tư nhân có thể sẽ giảm nhẹ do cạnh tranh về lãi suất cho vay.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo thông tin cập nhật từ SSI Research, nhiều ngân hàng mới đây cho rằng lãi suất huy động có thể tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2024 do nhu cầu tín dụng phục hồi, tuy nhiên vẫn có các quan điểm khác nhau về xu hướng NIM trong thời gian tới. 

Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, NIM được kỳ vọng sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ so với nửa đầu năm, trong khi NIM ở các ngân hàng thương mại tư nhân có thể sẽ giảm nhẹ do cạnh tranh về lãi suất cho vay.

Ở chiều hướng tích cực, chất lượng tài sản sẽ dần phục hồi do tỷ lệ hình thành nợ xấu đang có xu hướng giảm và tỷ lệ nợ xấu được kỳ vọng chạm đỉnh vào giữa Q3/2024 và Q4/2024. Nhìn chung, nhiều ngân hàng đánh giá tích cực về kế hoạch lợi nhuận trong năm 2024. Trên cơ sở đó, SSI Research đánh giá tiềm năng và khuyến nghị hàng loạt cổ phiếu với tăng trưởng cao lên tới 21%.

Trong đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB: HOSE) được khuyến nghị mua giá mục tiêu tăng 19%. Do các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt với nhau để giành thị phần bằng việc giảm mạnh lãi suất cho vay trong Q3/2024 nên ACB đã quyết định duy trì NIM thay vì cố gắng mở rộng tín dụng sau Q2/2024 bùng nổ (hạn mức tín dụng mới là 18,4%). 

Do việc thanh lý tài sản thế chấp diễn ra chậm nên nợ xấu có thể sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2024. Ngoài ra NIM trong nửa cuối năm có thể giảm so với nửa đầu năm do lãi suất huy động tăng trong khi lãi suất cho vay khó có thể tăng tướng ứng. Tuy nhiên, phương pháp tính NIM của SSI và ACB là khác nhau, điều này có thể dẫn đến sự khác biệt trong kết quả và xu hướng NIM.

Với BID, NIM dự kiến phục hồi trong nửa cuối năm 2024. Về ngân hàng mẹ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng tín dụng (PPOP) trong 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 36,1 nghìn tỷ đồng tăng 6% so với cùng kỳ, tương đương với PPOP trong Q3/2024 đạt 11,7 nghìn tỷ đồng tăng 3,3% so với cùng kỳ, hay -9,6% so với quý trước. BID ghi nhận tổng tăng trưởng tín dụng trong Q3/2024 đạt 10% tính từ đầu năm, được thúc đẩy bởi lĩnh vực sản xuất. 

Chất lượng tài sản dự kiến ổn định trong Q4/2024 với tỷ lệ nợ xấu dưới 1,4%.  Đối với khách hàng doanh nghiệp, BID chia sẻ thêm lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ nợ xấu là 2% trong Q3/2024. Nợ tái cơ cấu theo Thông tư 06 giảm còn 13 nghìn tỷ đồng trong Q3/2024 (so với 14 nghìn tỷ đồng trong Q2/2024), tương đương với 0,68% tổng dư nợ.

NIM giảm trong nửa đầu năm 2024, trong nửa cuối năm 2024, NIM dự kiến sẽ tăng nhờ tín dụng phục hồi và tối ưu hóa tài sản. BID được khuyến nghị giá mục tiêu 1 năm là 58.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá là 17,6%.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB) kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt hơn 12% trong Q3/2024, so với hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (SBV) cấp là 18,6%. Tính đến cuối tuần thứ 3 của tháng 9/2024, thu nhập hoạt động của MBB đạt 33 nghìn tỷ đồng (+13%), tương đương tổng thu nhập hoạt động trong Q3/2024 đạt 10,3 nghìn tỷ đồng tăng 3,6%. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng trong Q3/2024 khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đi ngang so với cùng kỳ. NIM tăng 60 điểm cơ bản so với tháng trước, nhưng giảm nhẹ từ mức đỉnh trong tháng 7/2024.

MBB đang chờ phê duyệt chính thức từ Ngân hàng Nhà nước về việc nhận chuyển giao ngân hàng “0 đồng”, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2024. Ngân hàng không công bố dư nợ cụ thể đối với Tập đoàn Trung Nam, nhưng cho biết Tập đoàn này vẫn đang hoạt động bình thường và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của mình. Giá mục tiêu 1 năm là 30.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tiềm năng tăng giá 17,6%.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) chia sẻ NIM có khả năng sẽ chịu áp lực trong nửa cuối năm 2024, nhưng nhìn chung NIM vẫn sẽ cải thiện so với năm 2023. Về chất lượng tài sản, nợ xấu chủ yếu do phân khúc bán lẻ, đặc biệt là các khoản cho vay mua nhà. Trong Q3/2024, tổng nợ tái cơ cấu đạt 12 nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp.

Với FE Credit, công ty cho rằng nợ xấu đã đạt đỉnh trong Q3/2023 và kỳ vọng sẽ cải thiện cùng với nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Cổ phiếu VPB được khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 1 năm là 21.700 đồng/cổ phiếu tiềm năng tăng giá là 6%.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (CTG): Trong Q3/2024, tăng trưởng tín dụng của CTG đạt 8,75% tính từ đầu năm. Ngân hàng duy trì quan điểm lãi suất huy động sẽ chỉ tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2024 do nhu cầu tín dụng phục hồi nhưng lãi suất vẫn sẽ giữ ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế.

Đối với chất lượng tài sản, CTG đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% trong Q3/2024. Nợ tái cơ cấu chiếm 1,5% tổng dư nợ, đặc biệt từ những lĩnh vực bất động sản, xây dựng, và dịch vụ. Ngoài ra, bão Yagi gần đây đã ảnh hưởng khoảng 1.300 khách hàng của CTG, với tổng dư nợ là 48 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng đã giảm lãi suất lên đến 2% để hỗ trợ những khách hàng bị thiệt hại với tổng gói hỗ trợ là 100 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2024, tổng chi phí dự phòng tín dụng dự kiến đạt 25 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân hàng đã ghi nhận 15,7 nghìn tỷ đồng chi phí dự phòng trong nửa đầu năm 2024.

CTG hiện đang chờ phê duyệt chính thức từ NHNN để trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại trong giai đoạn 2009-2016 và năm 2021. SSI duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu CTG, với mục tiêu 1 năm tăng giá 14%.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB): Trong nửa cuối năm 2024 kỳ vọng lãi suất sẽ tăng nhẹ do nhu cầu tín dụng phục hồi, và có thể làm tăng chi phí vốn. Tuy nhiên, VCB dự kiến sẽ chuyển dần sang phân khúc bán lẻ trong Q4/2024 và tập trung giải ngân các khoản vay trung và dài hạn để hỗ trợ NIM. VCB kỳ vọng NIM sẽ đạt khoảng 3,2% trong năm 2024.

Ngân hàng khá tích cực về triển vọng phục hồi của nền kinh tế, có thể hỗ trợ VCB giảm tỷ lệ nợ xấu xuống khoảng 1% trong những năm tới. Về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, VCB sẽ xin Quốc hội phê duyệt tăng vốn điều lệ trong tháng 10. Ngoài ra, VCB có chia sẻ thêm về kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư tổ chức (tương đương với 1,3 tỷ USD), dự kiến sẽ được hoàn tất trong nửa đầu năm 2025 nếu điều kiện thị trường thuận lợi. Giá mục tiêu 1 năm là 111.800 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là +21,7%).

Cuối cùng là TCB, ngân hàng này đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng đạt 18-20% cho năm 2024. Ngân hàng kỳ vọng nửa cuối năm 2025 sẽ là giai đoạn phù hợp để thị trường bất động sản phục hồi. Tỷ lệ nợ xấu năm 2024 ước tính đạt khoảng 1,3%-1,4%, với khách hàng bán lẻ chiếm phần lớn tổng nợ xấu. Hiện nay, vốn điều lệ của TCBS vẫn đủ cho các hoạt động hàng ngày, và ngân hàng chưa có kế hoạch cụ thể về việc niêm yết công ty. Giá cổ phiếu mục tiêu 1 năm là 28.700 đồng/cổ phiếu, tương đương tiềm năng tăng giá là 17%.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con