Bóc gỡ đường dây lừa đảo ngân hàng với giấy tờ giả tinh vi

Đỗ Như
Chia sẻ

Trong các ngày 23-24/8, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử bị cáo Phạm Văn Hảo (SN 1988, ở phường Dương Nội, quận Hà Đông), Nguyễn Thị Phương Nga (SN 1998, ở Bắc Giang) cùng 9 đồng phạm về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.

Theo cáo trạng, Hảo là đối tượng kinh doanh ô tô vận tải hành khách và có quen biết Nguyễn Thị Phương Nga.

Khoảng đầu năm 2019, do làm ăn thua lỗ, cần tiền chi tiêu, Hảo bàn với Nga thực hiện các phi vụ lừa đảo. Theo phân công, Nga có trách nhiệm tìm và thuê người lứa tuổi 20-25 hoặc nhờ người thân quen, yêu cầu họ cung cấp ảnh thẻ. Hào lên mạng Facefook liên hệ với đối tượng không rõ lai lịch làm giả giấy tờ gồm CMND, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… để làm hồ sơ vay vốn ngân hàng mua ô tô.

Khi đã được giải ngân và nhận lại ô tô, các bị cáo tiếp tục làm giả đăng ký xe ô tô để thế chấp vào ngân hàng khác hoặc các cá nhân để vay tiền rồi chiếm đoạt.

Với thủ đoạn trên, từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2020, đường dây do Hảo cầm đầu đã chiếm đoạt hơn 16,5 tỷ đồng của các ngân hàng và 5 cá nhân gồm VPBank, Pvcombank,VIB, TPBank, Bắc Á Bank, ABBank, BIDC, Eximbank, Seabank, Public Bank.

MÀN KỊCH LỪA ĐẢO TINH VI

Cáo trạng thể hiện, khoảng tháng 2/2019, Hảo đặt mua trên mạng CMND mang tên Mai Văn Đại rồi dán ảnh của Phạm Đức Huỳnh. Bị cáo tiếp tục đặt mua giấy tờ giả gồm căn cước công dân, sổ họ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp đồng cho thuê xe ô tô mang tên Mai Văn Đại.

Tiếp đó, Hảo liên hệ với nhân viên Công ty cổ phần ô tô Trường Hải để mua xe ô tô Fuso Rosa với giá 1,01 tỷ đồng.

Hảo lấy tên Mai Văn Đại để liên hệ với anh Hoàng Minh Đức (SN 1987, nhân viên Ngân hàng Bắc Á, chi nhánh Thăng Long) để vay vốn mua ô tô. Bị cáo cũng cung cấp cho anh Đức hồ sơ vay vốn nhưng tất cả đều là giấy tờ giả. Ngân hàng phát hành công văn bảo lãnh cho khoản tiền mua xe ô tô gửi Công ty Trường Hải. Nhận được văn bản này, Công ty Trường Hải đã bán chiếc ô tô trên cho Hảo.

Theo kế hoạch, Huỳnh đóng giả là Mai Văn Đại để đi cùng anh Đức làm thủ tục đăng ký xe tại Phòng Cảnh sát giao thông TP Hà Nội và nhận biển kiểm soát 29B-308.06.  Ngày 20/3/2019, Huỳnh tiếp tục làm “diễn viên” đến ngân hàng để ký hợp đồng vay 945 triệu đồng. Sau khi nhận giấy đăng ký xe ô tô, Huỳnh làm thủ thuật “đánh tráo” biển số xe làm giả từ trước để đưa cho nhân viên ngân hàng, còn bản thật bị cáo giữ lại để tiếp tục đem thế chấp tại ngân hàng khác.

Vẫn giả danh Mai Văn Đại, Hảo liên hệ với chị Cao Thị Mỹ Duyên (SN 1995, nhân viên TPBank) để hỏi việc thế chấp xe ô tô để vay vốn.

Với thủ đoạn cũ, Hảo xuất trình các giấy tờ giả. Để không bị ngân hàng phát hiện, Hảo sửa chữa chữ E thành chữ F trong hàng chữ số khung xe trên phiếu xuất xưởng và hóa đơn giá trị gia tăng. Với thủ thuật này, ngân hàng kiểm tra qua CIC song không phát hiện ra chiếc xe ô tô Fuso Rosa trên bị thế chấp vào ngân hàng khác. Các bị cáo đã được TPBank giải ngân 805 triệu đồng.

THUÊ CĂN HỘ ĐỂ THẾ CHẤP VÀO NGÂN HÀNG

Ly kỳ hơn cả vụ các bị cáo qua mặt các nhân viên Ngân hàng Public Bank.

Theo nội dung vụ án, đầu tháng 3/2020, Hảo và Nga lấy tên giả để thuê căn hộ  tại chung cư Rice City Linh Đàm. Bộ đôi này nghĩ cách thế chấp căn hộ trên để vay tiền ngân hàng mua ô tô.

Lần này, các bị cáo thuê Lưu Văn Cường – nhân viên cắt tóc, giả mạo tên Lưu Văn Tám để đứng tên trên hợp đồng tín dụng. Ngày 1/4/2020, Cường đến ngân hàng, tự xưng là Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV kinh doanh thương mại xăng dầu Mipec và có nhu cầu mua xe ô tô Nissan Terra Petro tại Công ty TNHH ô tô Nissun  nêncần vay 700 triệu đồng.

Trong thời gian chờ ngân hàng duyệt thủ tục vay, Hảo gọi điện cho ngân viên ngân hàng này, đổi giọng nói và tự nhận là Thư, nhân viên Công ty TNHH ô tô Nissun để hỏi thủ tục giấy tờ, xác nhận thủ tục mua bán xe của khách hàng Lưu Văn Tám.

Sau khi thẩm định, ngân hàng giải ngân cho Cường vay 600 triệu đồng. Số tiền này phải giải ngân vào tài khoản Công ty Nissun nhưng thực chất các bị cáo đã làm giả tài khoản để rút tiền.

Các bị cáo còn tiếp tục dùng căn hộ trên để thế chấp vào Seabank vay 700 triệu đồng.

Cơ quan tố tụng xác định, số tiền chiếm đoạt hơn 16,5 tỷ đồng, Hảo và Nga đã chia cho đồng bọn hơn 1,3 tỷ đồng. Hiện các bị cáo mới khắc phục hậu quả số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Sau khi xem xét, tòa án xử phạt Hảo mức án 25 năm tù, Nga 21 năm tù về 2 tội danh trên. Các bị cáo còn lại lĩnh án từ 8 năm 6 tháng đến 15 năm tù.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con