Châu Âu thống nhất kế hoạch giải cứu Hy Lạp
Đồng Euro thời gian gần đây đã suy yếu nhanh chóng vì cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp
Các nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) vừa đi tới một kế hoạch hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp, quốc gia đang chìm sâu trong khủng hoảng nợ công.
Kế hoạch bao gồm sự tham gia của các chính phủ trong khối và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm mục đích chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ đang xói mòn sức mạnh của đồng Euro.
Hãng tin AP cho biết, kế hoạch trên sẽ chỉ được triển khai trong trường hợp Hy Lạp không còn có thể tiếp cận được các nguồn vốn từ thị trường tài chính như phát hành trái phiếu chính phủ. Khi đó, 16 quốc gia còn lại trong Eurozone và IMF sẽ tung ra các khoản vay cho nước này.
Ngoài ra, kế hoạch cũng kêu gọi khối Eurozone có những quy tắc chặt chẽ hơn đối với hoạt động chi tiêu của chính phủ để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách vượt tầm kiểm soát và tạo ra mầm mống cho khủng hoảng. Đồng Euro thời gian gần đây đã suy yếu nhanh chóng vì cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp.
Kế hoạch giải cứu Hy Lạp nói trên được dẫn đầu bởi Đức và Pháp, hai nước “anh cả” của Eurozone. Đây là một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng nợ tại châu Âu, nơi không chỉ Hy Lạp mà một số quốc gia khác như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đang gánh những khoản nợ công và thâm hụt ngân sách cao như núi. Nếu cuộc khủng hoảng này leo thang, các chính phủ ở châu Âu sẽ buộc phải trả lãi suất cao hơn để phát hành trái phiếu, khiến tình trạng nợ nần của họ càng thêm nghiêm trọng.
Nếu Hy Lạp vỡ nợ, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào đồng Euro. Do đó, giới chuyên môn cho rằng, để ngăn chặn kịch bản tiêu cực này xảy ra, các nhà lãnh đạo châu Âu không thể khoanh tay đứng nhìn. Tuy nhiên, những lời hứa hỗ trợ chưa bao gồm một con số nào về số tiền cụ thể vẫn khiến nhiều người thất vọng.
Một số quan chức giấu tên tiết lộ với AP, khoản tiền để cứu Hy Lạp có thể lên tới khoảng 22 tỷ Euro, trong đó các nước Eurozone sẽ đóng góp phần lớn, còn lại sẽ đến từ IMF.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, các khoản vay mà các nước Eurozone và IMF cung cấp cho IMF nếu kế hoạch giải cứu được triển khai sẽ theo lãi suất thị trường.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy khẳng định với báo giới rằng, trong kế hoạch cứu Hy Lạp được đưa ra, châu Âu vẫn đóng vai trò chủ chốt, và sẽ là người cho vay cuối cùng đối với Hy Lạp. Chủ tịch Ngân hàng Châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet, người trước đó vẫn phản đối việc IMF tham gia cứu Hy Lạp, đã lên tiếng hoan nghênh quyết định trên của EU.
Về phần mình, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố, ông hài lòng với kế hoạch giải cứu mà Eurozone dành cho nước này.
Kế hoạch bao gồm sự tham gia của các chính phủ trong khối và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm mục đích chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ đang xói mòn sức mạnh của đồng Euro.
Hãng tin AP cho biết, kế hoạch trên sẽ chỉ được triển khai trong trường hợp Hy Lạp không còn có thể tiếp cận được các nguồn vốn từ thị trường tài chính như phát hành trái phiếu chính phủ. Khi đó, 16 quốc gia còn lại trong Eurozone và IMF sẽ tung ra các khoản vay cho nước này.
Ngoài ra, kế hoạch cũng kêu gọi khối Eurozone có những quy tắc chặt chẽ hơn đối với hoạt động chi tiêu của chính phủ để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách vượt tầm kiểm soát và tạo ra mầm mống cho khủng hoảng. Đồng Euro thời gian gần đây đã suy yếu nhanh chóng vì cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp.
Kế hoạch giải cứu Hy Lạp nói trên được dẫn đầu bởi Đức và Pháp, hai nước “anh cả” của Eurozone. Đây là một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng nợ tại châu Âu, nơi không chỉ Hy Lạp mà một số quốc gia khác như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đang gánh những khoản nợ công và thâm hụt ngân sách cao như núi. Nếu cuộc khủng hoảng này leo thang, các chính phủ ở châu Âu sẽ buộc phải trả lãi suất cao hơn để phát hành trái phiếu, khiến tình trạng nợ nần của họ càng thêm nghiêm trọng.
Nếu Hy Lạp vỡ nợ, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào đồng Euro. Do đó, giới chuyên môn cho rằng, để ngăn chặn kịch bản tiêu cực này xảy ra, các nhà lãnh đạo châu Âu không thể khoanh tay đứng nhìn. Tuy nhiên, những lời hứa hỗ trợ chưa bao gồm một con số nào về số tiền cụ thể vẫn khiến nhiều người thất vọng.
Một số quan chức giấu tên tiết lộ với AP, khoản tiền để cứu Hy Lạp có thể lên tới khoảng 22 tỷ Euro, trong đó các nước Eurozone sẽ đóng góp phần lớn, còn lại sẽ đến từ IMF.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, các khoản vay mà các nước Eurozone và IMF cung cấp cho IMF nếu kế hoạch giải cứu được triển khai sẽ theo lãi suất thị trường.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy khẳng định với báo giới rằng, trong kế hoạch cứu Hy Lạp được đưa ra, châu Âu vẫn đóng vai trò chủ chốt, và sẽ là người cho vay cuối cùng đối với Hy Lạp. Chủ tịch Ngân hàng Châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet, người trước đó vẫn phản đối việc IMF tham gia cứu Hy Lạp, đã lên tiếng hoan nghênh quyết định trên của EU.
Về phần mình, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố, ông hài lòng với kế hoạch giải cứu mà Eurozone dành cho nước này.