“Chưa nhận được thông tin giãn, hoãn thuế thu nhập cá nhân”
Đại diện Tổng cục Thuế nói về vấn đề triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong cuộc trao đổi với báo giới hôm qua (9/12)
Đến thời điểm này Tổng cục Thuế chưa nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc giãn hay tạm hoãn việc triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân nói chung, hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư chứng khoán nói riêng.
Đó là thông tin từ ông Nguyễn Huy Trường, Trưởng ban Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế), trong cuộc trao đổi với báo giới hôm qua (9/12).
"Cho nên về mặt tư tưởng, Tổng cục Thuế cũng như toàn bộ hệ thống ngành thuế vẫn chuẩn bị triển khai hết sức tích cực và khẩn trương, đảm bảo từ 1/1/2009 triển khai một cách suôn sẻ. Thông tin chính thức từ Quốc hội hay Chính phủ, Bộ Tài chính đến Tổng cục Thuế là chưa có", ông nói.
Khi đánh thuế thu nhập từ chứng khoán, nếu giá chứng khoán không định rõ trong hợp đồng chuyển nhượng thì cơ quan thuế sẽ ấn định, như thế có hợp lý không?
Trong thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính có xác định những nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng. Trong trường hợp mà hợp đồng không ghi hoặc giá chuyển nhượng không phù hợp với thực tế thì cơ quan thuế được quyền ấn định. Quyền này được quy định trong Luật Quản lý thuế, chứ không phải cơ quan thuế tự đặt ra.
Đương nhiên, để ấn định giá chuyển nhượng thì Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn đã quy định những nguyên tắc, trình tự và thủ tục để đảm bảo việc ấn định đó sát với thực tế, khách quan, trung thực; nếu không khách quan, trung thực thì người nộp thuế có quyền khiếu nại hoặc từ chối quyết định của cơ quan thuế.
Với các hình thức đánh thuế thu nhập từ chứng khoán hiện nay, theo ông nhà đầu tư nên chọn hình thức nào?
Đầu tư chứng khoán thực chất là một loại hình kinh doanh. Hiện nay đối với chứng khoán có 2 hình thức thu: 0,1% mỗi lần bán ra, hoặc 20% trên thu nhập từ chứng khoán. Theo tôi, nên áp dụng mức 20% thì tốt hơn, vì nó đánh đúng vào thu nhập từ đầu tư chứng khoán; còn anh không có thu nhập thì không phải đóng thuế, mà số tạm khấu trừ rồi sẽ được hoàn. Đây là quyền lựa chọn của nhà đầu tư.
Nếu có thể, xin hỏi ý kiến cá nhân ông, trong bối cảnh khó khăn hiện nay của thị trường chứng khoán, có nên lùi thời điểm đánh thuế thu nhập đối với nhà đầu tư không?
Trong bối cảnh hiện nay, ảnh hưởng của lạm phát, suy thoái kinh tế nó rơi vào tất cả mọi người, cớ gì anh tách nhóm này ra ưu đãi mà nhóm kia anh không tính. Chúng ta làm công ăn lương cũng bị ảnh hưởng, những người kinh doanh nhỏ lẻ cũng bị ảnh hưởng và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng bị ảnh hưởng, chứ không phải chỉ những người kinh doanh chứng khoán mới bị ảnh hưởng.
Quan điểm cá nhân tôi thì như thế. Vẫn tiến hành thu thuế thu nhập từ chứng khoán, nhưng chúng ta lựa chọn phương pháp như vừa nãy tôi nói, thu thuế trên chênh lệch, nó đảm bảo nguyên lý thuế là thu trên thu nhập.
Luật thuế sẽ khoan sức dân
Khi chuyển một phần đối tượng từ diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cao sang thuế thu nhập cá nhân thì nguồn động viên sẽ tăng hay giảm, thưa ông?
Một trong những chỉ đạo của luật thuế này là khoan sức dân. Thực tế quá trình làm dự toán năm 2009 đối với các nhóm đối tượng được chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân về cơ bản là đạt.
Tôi nói ví dụ thế này, hiện nay theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, ví dụ 5 triệu/tháng thì họ phải nộp 5 triệu nhân với thuế suất 28%; nhưng sang thuế thu nhập cá nhân, 5 triệu chưa chắc đã phải nộp thuế, vì còn trừ cho bản thân anh ta 4 triệu, mà nếu anh ta có 1 đứa con thì đồng nghĩa anh ta không phải nộp một đồng thuế nào.
Theo tính toán của chúng tôi, khi chuyển sang Luật thuế Thu nhập cá nhân, ngân sách giảm từ khu vực hộ kinh doanh khoảng từ 3.000 – 3.500 tỷ đồng/năm. Đó là đối với cá nhân kinh doanh.
Còn đối với người có thu nhập cao hiện nay, theo Pháp lệnh Thuế thu nhập cao thì cứ có thu nhập trên 5 triệu là nộp thuế; nhưng khi chuyển sang thuế thu nhập cá nhân, thu nhập 5 triệu chưa chắc đã phải đóng thuế, vì trừ cho bản thân và người phụ thuộc giống như trường hợp trên, phần còn lại mới phải tính thuế.
Về thuế suất cũng thế. Thuế suất thuế thu nhập cao khởi điểm là 10%, cao nhất là 45% nhưng khi chuyển sang thuế thu nhập cá nhân, thuế suất khởi điểm là 5% và cao nhất là 35%.
Nhóm thứ 3 là thuế đối với chuyển quyền sử dụng đất nay chuyển sang thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thuế suất từ 4% xuống còn 2%.
Về cơ bản khi chuyển sang thuế thu nhập cá nhân thì mức động viên có giảm hơn so với các chính sách thuế thu nhập hiện hành. Và đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để tạo điều kiện cho các cá nhân kinh doanh khôi phục và phát triển sản xuất, người dân cải thiện đời sống trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Đó cũng là một ý kiến Bộ Tài chính báo cáo với Quốc hội có nên dừng hay không dừng. Với chính sách động viên giảm như thế thì dừng làm gì? Nếu dừng là vì mức động viên nó tăng, ảnh hưởng đến sức tiêu dùng, đến sản xuất kinh doanh. Nhưng một chính sách thuế mới có mức động viên giảm thì nó tích cực cho cải thiện đời sống hiện nay chứ.
Vậy tổng thu ngân sách giảm từ việc chuyển chính sách thuế dự tính khoảng bao nhiêu?
Cái này tôi xin phép không công bố cụ thể. Tôi chỉ có thể nói rằng dự toán thu ngân sách 2009 của 3 nhóm nói trên sẽ thấp hơn năm 2008.
Có nên xét lại một số trường hợp?
Cơ sở tính mức khởi điểm chịu thuế, giảm trừ gia cảnh trước đó có tính đến những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động đầu tư, kinh doanh không, như khó khăn ở thời điểm này và dự báo trong năm 2009?
Thứ nhất, chúng ta phải thống nhất với nhau thế này: mức giảm trừ gia cảnh không phải là mức đặt ra để sống, vì tiêu chuẩn sống rất phức tạp.
Thứ hai, nguyên tắc để xác định mức giảm trừ gia cảnh thì chung của thế giới, người ta đều tính trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người xã hội, có thể xê dịch. Còn ở nước ta, khi bàn về mức này thì chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi thuế thu nhập cao, tức là mức khởi điểm 5 triệu đồng trở lên.
Cái thứ hai là thu nhập bình quân đầu người tính đến 2009 – 2010 là 1.000 USD/đầu người và như vậy mới chỉ 17 – 18 triệu/năm thôi, thế nhưng lúc đó luật thuế thu nhập cá nhân đã quy định là đối với người có thu nhập 4 triệu đồng và 1 năm là 48 triệu, tức là gần 3.000 USD/năm. Như vậy, theo nguyên tắc xác định của thế giới thì chúng ta định rất cao.
Lúc đó cũng đã bàn tính đến những vấn đề về mặt giá cả, về cải cách tiền lương; khi đó tính diễn biến tiền lương là tăng 20%/năm, thế rồi biến động giá cả trên dưới 10%; và đặt cao như vậy là để mức đó ổn định trong một thời gian nhất định, chứ còn theo nguyên tắc của thế giới thì rất khó.
Còn bây giờ đặt ra câu hỏi có nên thay đổi hay không, cá nhân tôi cho rằng trước mắt trong năm 2009 và 2010 chưa nên thay đổi..
Trường hợp cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, tại sao họ lại nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà không nộp thuế thu nhập cá nhân. Ông có thể giải thích rõ hơn?
Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng như chủ công ty TNHH không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH là doanh nghiệp cho nên thực hiện động viên về thuế thu nhập theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi bàn về luật, cũng như trên thế giới, thuế thu nhập bao giờ cũng động viên theo thể nhân và pháp nhân. Anh thành lập doanh nghiệp là đi theo pháp nhân. Khi bàn về vấn đề này, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân hay TNHH nó không rạch ròi; Quốc hội cũng đã bàn rất kỹ về vấn đề này. Cuối cùng quyết định doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cho nên để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác thì để doanh nghiệp tư nhân nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp đó không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, đương nhiên chủ công ty TNHH, gồm 2 chủ hay 3 chủ cũng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thuộc diện miễn thuế, nhưng phải xác định cụ thể như thế nào?
Theo Luật thuế Thu nhập cá nhân thì cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp được miễn thuế thu nhập. Đây là sự kế thừa quy định miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và chính sách miễn thuế đối với đánh bắt hải sản hiện nay.
Nhưng trong luật nó có một câu rất khó là “trực tiếp sản xuất nông nghiệp”. Vậy thì “trực tiếp” đó phải hiểu như thế nào? Trực tiếp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, đánh bắt nuôi trồng thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế. Khi bàn và giải thích thế nào là “trực tiếp” để thực thi được, có rất nhiều quan điểm.
Có quan điểm đưa ra là lấy lao động để làm cơ sở giải thích và hướng dẫn, tức là khống chế lượng lao động mà hộ gia đình và cá nhân được thuê ngoài.
Quan điểm thứ hai đưa ra là căn cứ vào số ngày anh làm nông nghiệp trong năm và thu nhập từ nông nghiệp trong tổng thu nhập trong năm của anh. Quan điểm này rơi vào một khái niệm trừu tượng khác, “lao động trong năm chủ yếu là lao động nông nghiệp”. Vậy thì lại phải giải thích thế nào là “chủ yếu”, lại sa lầy vào giải thích.
Chúng ta phải quay về nguyên lý của sản xuất thôi, và khi nói “trực tiếp sản xuất” thì phải có tư liệu sản xuất và sức lao động. Theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính thì nó phải đáp ứng được 3 điều kiện để được miễn thuế: thứ nhất, anh phải có đất để canh tác, anh đánh bắt hải sản thì phải có tàu thuyền, đó là tư liệu sản xuất chủ yếu để tiến hành sản xuất nông nghiệp; thứ hai là phải cư trú tại địa phương mà anh sản xuất; thứ ba, sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm chưa qua chế biến, vì quy định này nó đi liền với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp người phụ thuộc có đủ khả năng lao động nhưng không tìm được việc làm thì tại sao không cho giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế?
Về nguyên tắc, anh đã là người đến tuổi thành niên, đành rằng trong cuộc sống có thể có những trường hợp như thế, nhưng khi ta đi vào giải thích theo kiểu “có thể” thì pháp luật không thể xử lý được. Theo đó lấy “mốc” thành niên hay chưa thành niên, và khi anh thành niên, có đủ khả năng lao động, là một công dân thì anh phải tự lao động để sinh sống.
Tất nhiên về ý kiến đối với trường hợp này chúng tôi sẽ ghi nhận.
Đó là thông tin từ ông Nguyễn Huy Trường, Trưởng ban Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế), trong cuộc trao đổi với báo giới hôm qua (9/12).
"Cho nên về mặt tư tưởng, Tổng cục Thuế cũng như toàn bộ hệ thống ngành thuế vẫn chuẩn bị triển khai hết sức tích cực và khẩn trương, đảm bảo từ 1/1/2009 triển khai một cách suôn sẻ. Thông tin chính thức từ Quốc hội hay Chính phủ, Bộ Tài chính đến Tổng cục Thuế là chưa có", ông nói.
Khi đánh thuế thu nhập từ chứng khoán, nếu giá chứng khoán không định rõ trong hợp đồng chuyển nhượng thì cơ quan thuế sẽ ấn định, như thế có hợp lý không?
Trong thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính có xác định những nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng. Trong trường hợp mà hợp đồng không ghi hoặc giá chuyển nhượng không phù hợp với thực tế thì cơ quan thuế được quyền ấn định. Quyền này được quy định trong Luật Quản lý thuế, chứ không phải cơ quan thuế tự đặt ra.
Đương nhiên, để ấn định giá chuyển nhượng thì Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn đã quy định những nguyên tắc, trình tự và thủ tục để đảm bảo việc ấn định đó sát với thực tế, khách quan, trung thực; nếu không khách quan, trung thực thì người nộp thuế có quyền khiếu nại hoặc từ chối quyết định của cơ quan thuế.
Với các hình thức đánh thuế thu nhập từ chứng khoán hiện nay, theo ông nhà đầu tư nên chọn hình thức nào?
Đầu tư chứng khoán thực chất là một loại hình kinh doanh. Hiện nay đối với chứng khoán có 2 hình thức thu: 0,1% mỗi lần bán ra, hoặc 20% trên thu nhập từ chứng khoán. Theo tôi, nên áp dụng mức 20% thì tốt hơn, vì nó đánh đúng vào thu nhập từ đầu tư chứng khoán; còn anh không có thu nhập thì không phải đóng thuế, mà số tạm khấu trừ rồi sẽ được hoàn. Đây là quyền lựa chọn của nhà đầu tư.
Nếu có thể, xin hỏi ý kiến cá nhân ông, trong bối cảnh khó khăn hiện nay của thị trường chứng khoán, có nên lùi thời điểm đánh thuế thu nhập đối với nhà đầu tư không?
Trong bối cảnh hiện nay, ảnh hưởng của lạm phát, suy thoái kinh tế nó rơi vào tất cả mọi người, cớ gì anh tách nhóm này ra ưu đãi mà nhóm kia anh không tính. Chúng ta làm công ăn lương cũng bị ảnh hưởng, những người kinh doanh nhỏ lẻ cũng bị ảnh hưởng và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng bị ảnh hưởng, chứ không phải chỉ những người kinh doanh chứng khoán mới bị ảnh hưởng.
Quan điểm cá nhân tôi thì như thế. Vẫn tiến hành thu thuế thu nhập từ chứng khoán, nhưng chúng ta lựa chọn phương pháp như vừa nãy tôi nói, thu thuế trên chênh lệch, nó đảm bảo nguyên lý thuế là thu trên thu nhập.
Luật thuế sẽ khoan sức dân
Khi chuyển một phần đối tượng từ diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cao sang thuế thu nhập cá nhân thì nguồn động viên sẽ tăng hay giảm, thưa ông?
Một trong những chỉ đạo của luật thuế này là khoan sức dân. Thực tế quá trình làm dự toán năm 2009 đối với các nhóm đối tượng được chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân về cơ bản là đạt.
Tôi nói ví dụ thế này, hiện nay theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, ví dụ 5 triệu/tháng thì họ phải nộp 5 triệu nhân với thuế suất 28%; nhưng sang thuế thu nhập cá nhân, 5 triệu chưa chắc đã phải nộp thuế, vì còn trừ cho bản thân anh ta 4 triệu, mà nếu anh ta có 1 đứa con thì đồng nghĩa anh ta không phải nộp một đồng thuế nào.
Theo tính toán của chúng tôi, khi chuyển sang Luật thuế Thu nhập cá nhân, ngân sách giảm từ khu vực hộ kinh doanh khoảng từ 3.000 – 3.500 tỷ đồng/năm. Đó là đối với cá nhân kinh doanh.
Còn đối với người có thu nhập cao hiện nay, theo Pháp lệnh Thuế thu nhập cao thì cứ có thu nhập trên 5 triệu là nộp thuế; nhưng khi chuyển sang thuế thu nhập cá nhân, thu nhập 5 triệu chưa chắc đã phải đóng thuế, vì trừ cho bản thân và người phụ thuộc giống như trường hợp trên, phần còn lại mới phải tính thuế.
Về thuế suất cũng thế. Thuế suất thuế thu nhập cao khởi điểm là 10%, cao nhất là 45% nhưng khi chuyển sang thuế thu nhập cá nhân, thuế suất khởi điểm là 5% và cao nhất là 35%.
Nhóm thứ 3 là thuế đối với chuyển quyền sử dụng đất nay chuyển sang thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thuế suất từ 4% xuống còn 2%.
Về cơ bản khi chuyển sang thuế thu nhập cá nhân thì mức động viên có giảm hơn so với các chính sách thuế thu nhập hiện hành. Và đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để tạo điều kiện cho các cá nhân kinh doanh khôi phục và phát triển sản xuất, người dân cải thiện đời sống trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Đó cũng là một ý kiến Bộ Tài chính báo cáo với Quốc hội có nên dừng hay không dừng. Với chính sách động viên giảm như thế thì dừng làm gì? Nếu dừng là vì mức động viên nó tăng, ảnh hưởng đến sức tiêu dùng, đến sản xuất kinh doanh. Nhưng một chính sách thuế mới có mức động viên giảm thì nó tích cực cho cải thiện đời sống hiện nay chứ.
Vậy tổng thu ngân sách giảm từ việc chuyển chính sách thuế dự tính khoảng bao nhiêu?
Cái này tôi xin phép không công bố cụ thể. Tôi chỉ có thể nói rằng dự toán thu ngân sách 2009 của 3 nhóm nói trên sẽ thấp hơn năm 2008.
Có nên xét lại một số trường hợp?
Cơ sở tính mức khởi điểm chịu thuế, giảm trừ gia cảnh trước đó có tính đến những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động đầu tư, kinh doanh không, như khó khăn ở thời điểm này và dự báo trong năm 2009?
Thứ nhất, chúng ta phải thống nhất với nhau thế này: mức giảm trừ gia cảnh không phải là mức đặt ra để sống, vì tiêu chuẩn sống rất phức tạp.
Thứ hai, nguyên tắc để xác định mức giảm trừ gia cảnh thì chung của thế giới, người ta đều tính trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người xã hội, có thể xê dịch. Còn ở nước ta, khi bàn về mức này thì chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi thuế thu nhập cao, tức là mức khởi điểm 5 triệu đồng trở lên.
Cái thứ hai là thu nhập bình quân đầu người tính đến 2009 – 2010 là 1.000 USD/đầu người và như vậy mới chỉ 17 – 18 triệu/năm thôi, thế nhưng lúc đó luật thuế thu nhập cá nhân đã quy định là đối với người có thu nhập 4 triệu đồng và 1 năm là 48 triệu, tức là gần 3.000 USD/năm. Như vậy, theo nguyên tắc xác định của thế giới thì chúng ta định rất cao.
Lúc đó cũng đã bàn tính đến những vấn đề về mặt giá cả, về cải cách tiền lương; khi đó tính diễn biến tiền lương là tăng 20%/năm, thế rồi biến động giá cả trên dưới 10%; và đặt cao như vậy là để mức đó ổn định trong một thời gian nhất định, chứ còn theo nguyên tắc của thế giới thì rất khó.
Còn bây giờ đặt ra câu hỏi có nên thay đổi hay không, cá nhân tôi cho rằng trước mắt trong năm 2009 và 2010 chưa nên thay đổi..
Trường hợp cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, tại sao họ lại nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà không nộp thuế thu nhập cá nhân. Ông có thể giải thích rõ hơn?
Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng như chủ công ty TNHH không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH là doanh nghiệp cho nên thực hiện động viên về thuế thu nhập theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi bàn về luật, cũng như trên thế giới, thuế thu nhập bao giờ cũng động viên theo thể nhân và pháp nhân. Anh thành lập doanh nghiệp là đi theo pháp nhân. Khi bàn về vấn đề này, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân hay TNHH nó không rạch ròi; Quốc hội cũng đã bàn rất kỹ về vấn đề này. Cuối cùng quyết định doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cho nên để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác thì để doanh nghiệp tư nhân nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp đó không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, đương nhiên chủ công ty TNHH, gồm 2 chủ hay 3 chủ cũng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thuộc diện miễn thuế, nhưng phải xác định cụ thể như thế nào?
Theo Luật thuế Thu nhập cá nhân thì cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp được miễn thuế thu nhập. Đây là sự kế thừa quy định miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và chính sách miễn thuế đối với đánh bắt hải sản hiện nay.
Nhưng trong luật nó có một câu rất khó là “trực tiếp sản xuất nông nghiệp”. Vậy thì “trực tiếp” đó phải hiểu như thế nào? Trực tiếp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, đánh bắt nuôi trồng thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế. Khi bàn và giải thích thế nào là “trực tiếp” để thực thi được, có rất nhiều quan điểm.
Có quan điểm đưa ra là lấy lao động để làm cơ sở giải thích và hướng dẫn, tức là khống chế lượng lao động mà hộ gia đình và cá nhân được thuê ngoài.
Quan điểm thứ hai đưa ra là căn cứ vào số ngày anh làm nông nghiệp trong năm và thu nhập từ nông nghiệp trong tổng thu nhập trong năm của anh. Quan điểm này rơi vào một khái niệm trừu tượng khác, “lao động trong năm chủ yếu là lao động nông nghiệp”. Vậy thì lại phải giải thích thế nào là “chủ yếu”, lại sa lầy vào giải thích.
Chúng ta phải quay về nguyên lý của sản xuất thôi, và khi nói “trực tiếp sản xuất” thì phải có tư liệu sản xuất và sức lao động. Theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính thì nó phải đáp ứng được 3 điều kiện để được miễn thuế: thứ nhất, anh phải có đất để canh tác, anh đánh bắt hải sản thì phải có tàu thuyền, đó là tư liệu sản xuất chủ yếu để tiến hành sản xuất nông nghiệp; thứ hai là phải cư trú tại địa phương mà anh sản xuất; thứ ba, sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm chưa qua chế biến, vì quy định này nó đi liền với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp người phụ thuộc có đủ khả năng lao động nhưng không tìm được việc làm thì tại sao không cho giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế?
Về nguyên tắc, anh đã là người đến tuổi thành niên, đành rằng trong cuộc sống có thể có những trường hợp như thế, nhưng khi ta đi vào giải thích theo kiểu “có thể” thì pháp luật không thể xử lý được. Theo đó lấy “mốc” thành niên hay chưa thành niên, và khi anh thành niên, có đủ khả năng lao động, là một công dân thì anh phải tự lao động để sinh sống.
Tất nhiên về ý kiến đối với trường hợp này chúng tôi sẽ ghi nhận.