“Cửa” nhập khẩu xe hơi không chính hãng bắt đầu “khép”
Từ hôm nay (26/6), “cánh cửa” đối với các loại xe hơi nhập khẩu qua kênh không chính hãng đã bắt đầu khép lại
Từ hôm nay (26/6), “cánh cửa” đối với các loại xe hơi nhập khẩu qua kênh không chính hãng đã bắt đầu khép lại với việc Thông tư 20 của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực.
Theo thông tư của Bộ Công Thương, kể từ ngày 26/6/2011, để được nhập khẩu mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi loại mới, các doanh nghiệp buộc phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Một thủ tục khác được bổ sung tại Thông tư 20 là doanh nghiệp phải có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp. Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được Bộ Giao thông Vận tải quy định tại Thông tư 43 ban hành ngày 9/6/2011 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/7/2011 nên cũng từ thời điểm này các doanh nghiệp mới phải nộp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.
Như vậy, “cánh cửa” đối với các loại xe hơi nhập khẩu không chính thức đã bắt đầu khép lại. Về cơ bản, khi các quy định của Bộ Công Thương có hiệu lực, thị trường ôtô nhập khẩu sẽ chỉ còn là “sân chơi” của các nhà nhập khẩu chính thức trong khi xe nhập tự do bị đào thải.
Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, sau thời điểm 26/6, kiểu làm ăn chộp giật tại thị trường ôtô nhập khẩu sẽ vẫn còn tồn tại do cá biệt vẫn còn một số hãng sản xuất ôtô chấp nhận ký hợp đồng cho nhà phân phối mới bên cạnh nhà phân phối hiện có tại Việt Nam, nhất là các hãng xe tại Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.
Đặc biệt, với việc lùi thời hạn hiệu lực đối với thủ tục về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, trong khoảng thời gian gần một tháng đến thời điểm 24/7, các loại xe Hàn Quốc, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ ồ ạt về Việt Nam.
Theo thông tư của Bộ Công Thương, kể từ ngày 26/6/2011, để được nhập khẩu mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi loại mới, các doanh nghiệp buộc phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Một thủ tục khác được bổ sung tại Thông tư 20 là doanh nghiệp phải có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp. Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được Bộ Giao thông Vận tải quy định tại Thông tư 43 ban hành ngày 9/6/2011 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/7/2011 nên cũng từ thời điểm này các doanh nghiệp mới phải nộp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.
Như vậy, “cánh cửa” đối với các loại xe hơi nhập khẩu không chính thức đã bắt đầu khép lại. Về cơ bản, khi các quy định của Bộ Công Thương có hiệu lực, thị trường ôtô nhập khẩu sẽ chỉ còn là “sân chơi” của các nhà nhập khẩu chính thức trong khi xe nhập tự do bị đào thải.
Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, sau thời điểm 26/6, kiểu làm ăn chộp giật tại thị trường ôtô nhập khẩu sẽ vẫn còn tồn tại do cá biệt vẫn còn một số hãng sản xuất ôtô chấp nhận ký hợp đồng cho nhà phân phối mới bên cạnh nhà phân phối hiện có tại Việt Nam, nhất là các hãng xe tại Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.
Đặc biệt, với việc lùi thời hạn hiệu lực đối với thủ tục về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, trong khoảng thời gian gần một tháng đến thời điểm 24/7, các loại xe Hàn Quốc, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ ồ ạt về Việt Nam.