Hồi phục sức mua, thị trường ôtô tươi sáng trở lại
Bước hồi phục của tháng 5 sau cú lao dốc mạnh hồi tháng 4 như một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường ôtô Việt Nam
Sau cú lao dốc mạnh hồi tháng trước, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2017 đã có sự hồi phục.
Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng sản lượng bán hàng ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2017 đạt 23.232 chiếc, tăng 6% so với tháng liền trước.
Trong đó, sản lượng xe du lịch đạt 12.915 chiếc, tăng 20% so với tháng 4/2017; sản lượng xe thương mại đạt 9.005 chiếc, giảm 6%; sản lượng xe chuyên dụng đạt 1.312 chiếc, giảm 22%.
Tháng 5/2017 cũng là quãng thời gian chứng kiến cú bứt tốc của các loại ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) so với các loại ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Cụ thể, nếu như sức mua ôtô CKD tháng vừa qua chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng vẻn vẹn 1% so với tháng liền trước thì lượng xe CBU nhập khẩu về nước tăng đến 20%, đạt 6.576 chiếc.
Mặc dù đã có sự hồi phục khi so sánh với các tháng liền kề nhau song so với cùng kỳ năm ngoái, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2017 vẫn chịu sự sụt giảm đến 11%.
Dẫu sao, bước hồi phục của tháng 5 sau cú lao dốc mạnh hồi tháng 4 cũng vẫn là một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường ôtô Việt Nam. Bởi hiện nay, nhiều người tiêu dùng đang có tâm lý chờ đợi và kỳ vọng vào một “cơn bão” giảm giá được cho là sẽ diễn ra vào năm tới.
Việc người tiêu dùng chờ đợi xe giảm giá cũng không phải không có lý. Bởi theo lộ trình của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước trong khu vực sẽ giảm về 0% kể từ thời điểm 1/1/2018.
Trong tình thế này, nhiều hãng xe bao gồm cả sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu đã liên tiếp tuung ra các chương trình giảm giá và khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, bản thân các hãng xe cũng cố gắng thuyết phục người tiêu dùng về những lợi ích của việc mua xe trong năm nay thay vì tiếp tục chờ đợi.
Trên thực tế, khả năng giảm giá trên diện rộng của ôtô nhập khẩu kể từ năm 2018 cũng không cao. Bởi theo hiệp định ATIGA, chỉ các loại xe đạt tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên mới được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Số lượng xe đáp ứng tiêu chí này cũng không nhiều và do đó, khả năng giảm giá là có nhưng sẽ không lớn và số mẫu xe có thể giảm giá cũng rất ít.
Cũng theo báo cáo của VAMA, cộng dồn 5 tháng đầu năm nay, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đạt 109.903 chiếc, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng xe du lịch đạt 65.220 chiếc, tăng 6%; lượng xe thương mại đạt 38.289 chiếc, giảm 9%; lượng xe chuyên dụng đạt 6.389 chiếc, giảm 19%.
Xét về nguồn gốc, xuất xứ, các loại xe CBU sở hữu tỷ lệ tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái với 30.480 chiếc được nhập khẩu về nước trong 5 tháng. Ngược lại, sản lượng bán hàng của các loại xe CKD lại chịu sụt giảm 7% khi chỉ đạt 79.423 chiếc.
Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng sản lượng bán hàng ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2017 đạt 23.232 chiếc, tăng 6% so với tháng liền trước.
Trong đó, sản lượng xe du lịch đạt 12.915 chiếc, tăng 20% so với tháng 4/2017; sản lượng xe thương mại đạt 9.005 chiếc, giảm 6%; sản lượng xe chuyên dụng đạt 1.312 chiếc, giảm 22%.
Tháng 5/2017 cũng là quãng thời gian chứng kiến cú bứt tốc của các loại ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) so với các loại ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Cụ thể, nếu như sức mua ôtô CKD tháng vừa qua chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng vẻn vẹn 1% so với tháng liền trước thì lượng xe CBU nhập khẩu về nước tăng đến 20%, đạt 6.576 chiếc.
Mặc dù đã có sự hồi phục khi so sánh với các tháng liền kề nhau song so với cùng kỳ năm ngoái, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2017 vẫn chịu sự sụt giảm đến 11%.
Dẫu sao, bước hồi phục của tháng 5 sau cú lao dốc mạnh hồi tháng 4 cũng vẫn là một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường ôtô Việt Nam. Bởi hiện nay, nhiều người tiêu dùng đang có tâm lý chờ đợi và kỳ vọng vào một “cơn bão” giảm giá được cho là sẽ diễn ra vào năm tới.
Việc người tiêu dùng chờ đợi xe giảm giá cũng không phải không có lý. Bởi theo lộ trình của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước trong khu vực sẽ giảm về 0% kể từ thời điểm 1/1/2018.
Trong tình thế này, nhiều hãng xe bao gồm cả sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu đã liên tiếp tuung ra các chương trình giảm giá và khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, bản thân các hãng xe cũng cố gắng thuyết phục người tiêu dùng về những lợi ích của việc mua xe trong năm nay thay vì tiếp tục chờ đợi.
Trên thực tế, khả năng giảm giá trên diện rộng của ôtô nhập khẩu kể từ năm 2018 cũng không cao. Bởi theo hiệp định ATIGA, chỉ các loại xe đạt tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên mới được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Số lượng xe đáp ứng tiêu chí này cũng không nhiều và do đó, khả năng giảm giá là có nhưng sẽ không lớn và số mẫu xe có thể giảm giá cũng rất ít.
Cũng theo báo cáo của VAMA, cộng dồn 5 tháng đầu năm nay, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đạt 109.903 chiếc, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng xe du lịch đạt 65.220 chiếc, tăng 6%; lượng xe thương mại đạt 38.289 chiếc, giảm 9%; lượng xe chuyên dụng đạt 6.389 chiếc, giảm 19%.
Xét về nguồn gốc, xuất xứ, các loại xe CBU sở hữu tỷ lệ tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái với 30.480 chiếc được nhập khẩu về nước trong 5 tháng. Ngược lại, sản lượng bán hàng của các loại xe CKD lại chịu sụt giảm 7% khi chỉ đạt 79.423 chiếc.
Sản lượng bán hàng ôtô của VAMA các tháng gần đây | |||
Phân khúc | 5/2017 | 5/2016 | 4/2017 |
Xe du lịch | 12.441 | 11.804 | 10.650 |
Xe thương mại | 8.332 | 9.342 | 9.202 |
Xe chuyên dụng | 1.056 | 1.407 | 1.491 |
Tổng | 21.829 | 22.553 | 21.343 |
So sánh tháng | 5/2017 so 5/2016 | 5/2017 so 4/2017 |
Xe du lịch | 5% | 17% |
Xe thương mại | -11% | -9% |
Xe chuyên dụng | -25% | -29% |
Tổng | -3% | 2% |
So sánh năm | 2017 | 2016 | Tăng/ giảm |
Xe du lịch | 60.702 | 56.166 | 8% |
Xe thương mại | 36.225 | 38.798 | -7% |
Xe chuyên dụng | 5.810 | 6.835 | --15% |
Tổng | 102.737 | 101.799 | 1% |