Kỷ lục buồn của ôtô “nội”
Ngay tháng đầu năm, thị trường ôtô trong nước đã lập một kỷ lục buồn với tổng mức sản lượng bán hàng chỉ đạt 4.274 chiếc
Ngay tháng đầu năm, thị trường ôtô trong nước đã lập một kỷ lục buồn với tổng mức sản lượng bán hàng chỉ đạt 4.274 chiếc, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Lần gần nhất sản lượng bán hàng của ôtô trong nước thấp hơn mức này là vào tháng 1/2009 với 3.852 chiếc. Xa hơn nữa, mức sản lượng 2.992 chiếc cũng đã được lập vào tháng 2/2007. Ngoại trừ hai “điểm trũng” này, tất cả các tháng còn lại trong vòng 5 năm trở lại đây sản lượng bán hàng ôtô trong nước đều giữ ở mức khá cao.
Tháng 1/2012 cũng chứng kiến sự sụt giảm thê thảm của ôtô trong nước. Theo báo cáo do Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cung cấp, tổng sản lượng bán hàng của 17 hãng xe thành viên tháng đầu năm nay đã giảm đến 61% so với tháng liền trước và 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bức tranh u ám được vẽ ra với toàn bộ 17/17 hãng xe thành viên bị sụt giảm sản lượng bán hàng khi xếp cạnh tháng 12/2011. Trong đó, 15/17 hãng xe giảm đến quá nửa. Còn so với cùng kỳ, duy nhất có liên doanh ôtô Mekong đạt được tăng trưởng 17%, các hãng xe còn lại đồng loạt thụt lùi.
Xét đối với từng hãng xe, tháng 1/2012 chỉ còn duy nhất Toyota giữ được mức sản lượng bán hàng cao hơn mốc 1.000 chiếc, các “đại gia” còn lại như Trường Hải, Vinamotor hay GM đều đã bị đánh bật.
Điểm qua một số tên tuổi lớn có thể thấy khá rõ tình trạng báo động của thị trường ôtô trong nước.
Hãng xe chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam là Toyota tháng vừa qua chỉ bán được 1.542 chiếc, giảm 50% so với cùng kỳ và 40% so với tháng liền trước. Trong khi đó, Trường Hải cũng đã tụt một mạch xuống còn 876 chiếc, giảm lần lượt 61% và 73%. Sau vài tháng nổi lên như một hiện tượng, GM Việt Nam cũng đã bị sụt giảm lần lượt 47% và 50% xuống còn 560 chiếc.
Trong số các thương hiệu lớn, tệ hại nhất có lẽ vẫn là Honda khi lượng xe bán ra trong tháng 1/2012 chỉ đạt vẻn vẹn 33 chiếc, giảm đến 93% so với cùng kỳ năm ngoái và 84% so với tháng liền trước.
Tháng 1/2012 đã rơi vào đúng thời điểm cả nước nghỉ Tết nguyên đán, do đó, sản lượng bán hàng của ôtô trong nước ở mức thấp cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lý do này được đánh giá là chỉ có sức tác động rất nhỏ đến việc sụt giảm và ở mức thấp kỷ lục như vậy.
Có hai nguyên nhân lớn dẫn đến sự sụt giảm thê thảm của thị trường ôtô trong nước tháng vừa qua.
Thứ nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tín dụng được thắt chặt và doanh nghiệp, người dân đã “ngấm đòn” khủng hoảng kinh tế, toàn bộ các hoạt động chi tiêu đều được siết lại, đặc biệt là với một mặt hàng có giá trị lớn và được coi là xa xỉ như ôtô.
Thứ hai là từ năm nay, nhiều chính sách hạn chế tiêu dùng ôtô đã bắt đầu có hiệu lực hoặc thực sự phát huy sức tác động. Trong đó, đáng kể nhất là quyết định tăng lệ phí trước bạ lên 20% tại Hà Nội (+8%) và 15% tại Tp.HCM (+5%). Cùng với đó là một số loại phí và lệ phí khác như đăng ký biển số, trông giữ hay ôtô đi vào nội thành… khiến số tiền mà mỗi người sử dụng xe phải chi tăng lên đáng kể.
Khi các yếu tố này cộng lại với nhau, sức mua ôtô sụt giảm mạnh là khó tránh khỏi. Giới kinh doanh ôtô dự báo, dù các tháng tới đây sản lượng bán hàng ôtô trong nước có hồi phục thì cũng không đáng kể và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục ở mức thấp.
Một năm thực sự khó khăn của ôtô trong nước đã được báo hiệu bởi kỷ lục buồn mà tháng đầu tiên của năm thiết lập.
Lần gần nhất sản lượng bán hàng của ôtô trong nước thấp hơn mức này là vào tháng 1/2009 với 3.852 chiếc. Xa hơn nữa, mức sản lượng 2.992 chiếc cũng đã được lập vào tháng 2/2007. Ngoại trừ hai “điểm trũng” này, tất cả các tháng còn lại trong vòng 5 năm trở lại đây sản lượng bán hàng ôtô trong nước đều giữ ở mức khá cao.
Tháng 1/2012 cũng chứng kiến sự sụt giảm thê thảm của ôtô trong nước. Theo báo cáo do Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cung cấp, tổng sản lượng bán hàng của 17 hãng xe thành viên tháng đầu năm nay đã giảm đến 61% so với tháng liền trước và 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bức tranh u ám được vẽ ra với toàn bộ 17/17 hãng xe thành viên bị sụt giảm sản lượng bán hàng khi xếp cạnh tháng 12/2011. Trong đó, 15/17 hãng xe giảm đến quá nửa. Còn so với cùng kỳ, duy nhất có liên doanh ôtô Mekong đạt được tăng trưởng 17%, các hãng xe còn lại đồng loạt thụt lùi.
Xét đối với từng hãng xe, tháng 1/2012 chỉ còn duy nhất Toyota giữ được mức sản lượng bán hàng cao hơn mốc 1.000 chiếc, các “đại gia” còn lại như Trường Hải, Vinamotor hay GM đều đã bị đánh bật.
Điểm qua một số tên tuổi lớn có thể thấy khá rõ tình trạng báo động của thị trường ôtô trong nước.
Hãng xe chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam là Toyota tháng vừa qua chỉ bán được 1.542 chiếc, giảm 50% so với cùng kỳ và 40% so với tháng liền trước. Trong khi đó, Trường Hải cũng đã tụt một mạch xuống còn 876 chiếc, giảm lần lượt 61% và 73%. Sau vài tháng nổi lên như một hiện tượng, GM Việt Nam cũng đã bị sụt giảm lần lượt 47% và 50% xuống còn 560 chiếc.
Trong số các thương hiệu lớn, tệ hại nhất có lẽ vẫn là Honda khi lượng xe bán ra trong tháng 1/2012 chỉ đạt vẻn vẹn 33 chiếc, giảm đến 93% so với cùng kỳ năm ngoái và 84% so với tháng liền trước.
Tháng 1/2012 đã rơi vào đúng thời điểm cả nước nghỉ Tết nguyên đán, do đó, sản lượng bán hàng của ôtô trong nước ở mức thấp cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lý do này được đánh giá là chỉ có sức tác động rất nhỏ đến việc sụt giảm và ở mức thấp kỷ lục như vậy.
Có hai nguyên nhân lớn dẫn đến sự sụt giảm thê thảm của thị trường ôtô trong nước tháng vừa qua.
Thứ nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tín dụng được thắt chặt và doanh nghiệp, người dân đã “ngấm đòn” khủng hoảng kinh tế, toàn bộ các hoạt động chi tiêu đều được siết lại, đặc biệt là với một mặt hàng có giá trị lớn và được coi là xa xỉ như ôtô.
Thứ hai là từ năm nay, nhiều chính sách hạn chế tiêu dùng ôtô đã bắt đầu có hiệu lực hoặc thực sự phát huy sức tác động. Trong đó, đáng kể nhất là quyết định tăng lệ phí trước bạ lên 20% tại Hà Nội (+8%) và 15% tại Tp.HCM (+5%). Cùng với đó là một số loại phí và lệ phí khác như đăng ký biển số, trông giữ hay ôtô đi vào nội thành… khiến số tiền mà mỗi người sử dụng xe phải chi tăng lên đáng kể.
Khi các yếu tố này cộng lại với nhau, sức mua ôtô sụt giảm mạnh là khó tránh khỏi. Giới kinh doanh ôtô dự báo, dù các tháng tới đây sản lượng bán hàng ôtô trong nước có hồi phục thì cũng không đáng kể và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục ở mức thấp.
Một năm thực sự khó khăn của ôtô trong nước đã được báo hiệu bởi kỷ lục buồn mà tháng đầu tiên của năm thiết lập.
Sản lượng bán hàng ôtô trong nước 3 tháng gần đây | |||
Tháng 1/2012 | Tháng 12/2011 | Tháng 11/2011 | |
Xe du lịch | 1.782 | 4.430 | 3.190 |
Xe 2 cầu, đa dụng MPV/SUV | 929 | 2.520 | 1.698 |
Xe thương mại và xe khác | 1.492 | 3.611 | 3.763 |
Tổng | 4.274 | 10.937 | 8.773 |
So sánh tháng | 1/2012 | 1/2011 | 12/2011 | 1/2012 so 1/2011 | 1/2012 so 12/2011 |
Xe 2 cầu, đa dụng MPV/SU | 929 | 2.834 | 2.520 | -67% | -63% |
Xe du lịch | 1.782 | 4.069 | 4.430 | -56% | -60% |
Xe thương mại và xe khác | 1.492 | 3.653 | 3.611 | -59% | -59% |
Tổng | 4.274 | 10.556 | 10.937 | -60% | -61% |
Nguồn: VAMA |