Mở "Gian hàng quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc

Vũ Khuê
Chia sẻ

“Gian hàng Quốc gia Việt Nam” sẽ phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Việt trực tiếp tới tay người tiêu dùng Trung Quốc, không qua nhập khẩu trung gian. Gian hàng trên JD sẽ làm tăng lợi thế cho hàng Việt, đồng thời mở rộng đường đi cho hàng Việt xuất khẩu xuyên biên giới...

Lễ công bố “Gian hàng quốc gia Việt Nam”.
Lễ công bố “Gian hàng quốc gia Việt Nam”.

Ngày 30/11, Cục thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chính thức công bố chương trình “Gian hàng quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử JD.com.

CHỌN JD VÌ HỆ THỐNG LOGISTIC LỚN NHẤT VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT

Ông Bùi Huy Hoàng-Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, JD hiện là tập đoàn kinh doanh thương mại điện tử lớn và uy tín hàng đầu của Trung Quốc với nhiều mô hình hoạt động như thương mại điện tử, siêu thị, cửa hàng tiện lợi... trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

Hiện đã có nhiều quốc gia như: Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Nhật, Indonesia, Thái Lan… xây dựng gian hàng quốc gia trên JD.

Nguồn hàng hóa trên JD đa dạng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Đặc biệt, hệ thống logistics của JD được đánh giá là lớn nhất và hiện đại nhất, hàng chục nghìn kho bãi trải rộng trên khắp các tỉnh, thành của Trung Quốc.

Lý giải câu hỏi vì sao chọn JD để đưa “Gian hàng quốc gia Việt Nam” lên trong khi trên thế giới có khá nhiều sàn thương mại điện tử lớn khác, ông Hoàng cho biết: "Trước hết Gian hàng quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử JD là Chương trình hợp tác cấp Chính phủ về thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu quan trọng hàng đầu của hàng hoá Việt Nam và là thị trường thương mại điện tử phát triển, quy mô lớn hàng đầu khu vực và thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên đạt 133 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 50 tỷ USD".

Trung Quốc là quốc gia xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới trong năm 2020 đạt tổng cộng 1,69 nghìn tỷ NDT, tăng 31,1% với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ thị trường nước ngoài qua kênh thương mại điện tử đạt 570 tỷ NDT, tăng trưởng 16,5%.

Điển hình, tính riêng khối lượng giao dịch trong suốt Ngày Độc thân năm nay tại Trung Quốc tăng mạnh, đạt tổng cộng 349,1 tỉ nhân dân tệ (54,6 tỷ USD), tăng 28% so với mức 271,5 tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái. Có tới 31 nhãn hàng có lượng tiêu thụ đợt này doanh thu vượt 1 tỷ NDT/nhãn hàng (156,4 triệu USD); 43.276 nhà bán hàng có doanh số tăng trên 200%, các nhãn hàng nhỏ tăng gấp 5 lần.

Không chỉ vậy, mô hình mà JD và nhiều sàn thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc đang áp dụng thành công đối với việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài đó là mô hình kết hợp giữa thương mại điện tử và thương mại quốc tế B2B2C.

Cũng chia sẻ vấn đề này, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết thêm, việc mở gian hàng trên sàn thương mại điện lớn của thế giới vô cùng khó khăn do chi phí vận hành lớn.

“Chúng tôi cũng đã cân nhắc việc mở gian hàng Việt trên sàn Alibaba nhưng sàn này chưa có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nên rất khó khăn. Chúng tôi đã làm việc nhiều lần và thấy thích hợp mở gian hàng quốc gia trên một sàn thương mại điện tử khác. JD là sàn hướng tới thị trường nội địa Trung Quốc nhiều hơn”, ông Hải cho biết.

GIẢM RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP KHI RA “BIỂN” LỚN

Với câu hỏi: "Tại sao cần gian hàng Việt?", theo ông Hải, ngay tại thị trường nội địa, hàng Việt có mặt rất hạn chế trên các sàn thương mại điện tử. Và giữa mênh mông các loại hàng hoá, hàng Việt rất nghèo nàn, sự hạn chế này đã tồn tại rất lâu. Vì thế, chúng ta cần có cách hỗ trợ hàng Việt cho doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam có các sản phẩm tinh hoa, có sức cạnh tranh cao, có uy tín thì việc quy tụ tại “Gian hàng quốc gia Việt” là vô cùng quan trọng.

Theo đó, Gian hàng Quốc gia Việt Nam sẽ phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Việt trực tiếp tới tay người tiêu dùng Trung Quốc, không qua nhập khẩu trung gian. Gian hàng trên JD sẽ làm tăng lợi thế cho hàng Việt, đồng thời mở rộng đường đi cho hàng Việt xuất khẩu xuyên biên giới.

Mặt khác, việc xây dựng Gian hàng quốc gia Việt Nam trên JD sẽ giúp tăng cường nguồn lực cho doanh nghiệp Việt, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp Việt khi bước chân ra một sân chơi lớn của thế giới.

Ông Hải nói thêm, các cuộc đàm phán về thương mại điện tử xuyên biên giới trong các FTA rất khó khăn. Nếu tận dụng thương mại điện tử thông qua một hiệp định đầy đủ rất khó, không thể nhanh được vì đòi hỏi các thủ tục hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm…

“Nên việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới sẽ giúp hàng Việt Nam thâm nhập vào các thị trường toàn cầu nhanh hơn, ít chi phí hơn… đây là hướng đi sáng sủa”, ông Hải khẳng định.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng lạc quan cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để triển khai khi đáp ứng được một số yêu cầu từ cả quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu.

Song để thành công khi tham gia xuất khẩu xuyên biên giới, ông Hoàng cho rằng, doanh nghiệp cần nắm vững các quy trình và thông tin để triển khai, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn nước nhập khẩu cũng như các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu và thương mại điện tử ở nước sở tại; có năng lực về tài chính; có nguồn lực vận hành đủ mạnh (kỹ năng xuất nhập khẩu, ngoại ngữ, thương mại điện tử)…

Ngoài ra, khi vận hành sẽ có nhiều rủi ro nên Cục kết nối với các đối tác, sàn thương mại điện tử, các cơ quan thương mại các nước, tổ chức tín dụng để tạo thành hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp khi hoạt động trên JD. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam thành công khi tham gia dòng chảy thương mại xuyên biên giới, cùng nắm tay nhau đi ra thị trường thế giới.

Đơn cử như VPBank có thể hỗ trợ vốn ngắn hạn bằng thẻ tín dụng quốc tế hạn mức lên đến 2 tỷ đồng, thời gian miễn lãi lên tới 45 ngày và miễn phí thường niên cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá qua “Gian hàng Quốc gia Việt Nam”.

Hay toàn bộ doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong chương trình hợp tác trên JD khi sử dụng dịch vụ của Viettel Post sẽ được giảm 10% cước vận tải quốc tế phát sinh trong 3 tháng đầu; miễn phí tư vấn thủ tục hải quan, xuất khẩu tại Việt Nam và nhập khẩu tại Trung Quốc…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con